Chiếm giữ trái phép tài sản thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 141 Bộ luật hình sự

Một phần của tài liệu BÌNH LUẬN BỘ LUẬT HÌNH SỰ PHẦN CÁC TỘI PHẠM CHƯƠNG 14 CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 (Trang 165 - 166)

2 Điều 141 Bộ luật hình sự

a. Chiếm giữ trái phép tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng trở lên

Trường hợp phạm tội này không có gì đặc biệt, chỉ cần xác định tài sản bị chiếm giữ trái phép có giá trị từ hai trăm triệu đồng trở lên là thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 141 Bộ luật hình sự. Việc xác định giá trị tài sản bị chiếm giữ trái phép cũng tương tự như trường hợp quy định tại khoản 1 của điều luật.

b. Chiếm giữ trái phép cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hoá có giá trị đặc biệt

Trường hợp phạm tội này chỉ khác khoản 1 của điều luât là cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá không phải là cổ vật hoặc vật có giái trị lịch sử văn hoá bình thường mà nó có giá trị đặc biệt. Giá trị đặc biệt ở đây không phải là giá trị tính ra được bằng tiền mà nó có giá trị đặc biệt về truyền thống văn hoá, về lịch sử của đất nước, của dân tộc. Việc xác định cổ vật nào; vật có giá trị lịch sử, văn hoá nào là vật có giá trị đặc biệt phải có cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định, trong trường hợp này nhất thiết phải có giám định của cơ quan chuyên môn.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 141 Bộ luật hình sự thì người phạm tội sẽ bị phạt tù từ một năm đến năm năm, là tội phạm nghiêm trọng. Khi quyết định hình phạt, cần chú ý một số điểm sau:

Nếu người phạm tội có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có tình tiết tăng nặng nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, người phạm tội có nhân thân tốt, không có tiền án tiền sự, không phải là người tổ chức, đáng được khoan hồng, thì Toà án có thể áp dụng dưới mức thấp nhất của khung hình phạt (dưới một năm tù) nhưng không được dưới ba tháng tù hoặc chuyển sang hình phạt cải tạo không giam giữ. Nếu không chuyển sang hình phạt cải tạo không giam giữ mà

người phạm tội có đủ điều kiện quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự thì có thể được Toà án cho hưởng án treo. Nói chung, đường lối xét xử đối với người phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản chủ yếu lấy giáo dục là chính, chỉ nên áp dụng hình phạt tù đối với những trường hợp nghiêm trọng.

Nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau, thì:

- Người phạm tội thuộc cả hai trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 141 sẽ bị phạt nặng hơn người phạm tội chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 140 Bộ luật hình sự;

- Người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự sẽ được áp dụng hình phạt thấp hơn người phạm tội không có hoặc có ít tình tiết giảm nhẹ;

- Người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự sẽ bị áp dụng hình phạt nặng hơn người phạm tội không có hoặc có ít tình tiết tăng nặng;

- Tài sản bị chiếm giữ trái phép càng có giá trị cao, hình phạt càng nặng và ngược lại.

Một phần của tài liệu BÌNH LUẬN BỘ LUẬT HÌNH SỰ PHẦN CÁC TỘI PHẠM CHƯƠNG 14 CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 (Trang 165 - 166)