Cưỡng đoạt tài sản thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 135 Bộ luật hình sự

Một phần của tài liệu BÌNH LUẬN BỘ LUẬT HÌNH SỰ PHẦN CÁC TỘI PHẠM CHƯƠNG 14 CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 (Trang 78 - 82)

định hình phạt tại Chương VII Bộ luật hình sự ( từ Điều 45 đến Điều 54). Nếu các tình tiết khác như nhau thì mức hình phạt đối với người phạm tội phu thuộc vào những yếu tố sau:

- Người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng phải bị phạt nặng hơn người phạm tội có ít hoặc không có tình tiết tăng nặng;

- Người phạm tội không có tình tiết giảm nhẹ phải bị phạt nặng hơn người phạm tội có tình tiết giảm nhẹ;

- Người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ được phạt nhẹ hơn người có ít tình tiết giảm nhẹ;

- Người phạm tội chiếm đoạt được tài sản phải bị phạt nặng hơn người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản; tài sản bị chiếm đoạt càng nhiều, hình phạt càng nặng.

- Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, có nhân thân tốt có thể được áp dụng dưới mức một năm tù hoặc được chuyển sang loại hình phạt khác nhẹ hơn; nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự thì cũng có thể được hưởng án treo.

2. Cưỡng đoạt tài sản thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 135 Bộ luật hình sự 135 Bộ luật hình sự

a. Có tổ chức

Trường hợp phạm tội này tương tự như các trường hợp phạm tội có tổ chức khác, các dấu hiệu về phạm tội có tổ chức được quy định tại Điều 20 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, đối với phạm tội cưỡng đoạt tài sản có tổ chức còn có những đặc điểm riêng sau:

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc trực tiếp dùng những thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm về tài sản; chuyển lời đe doạ, thư từ hoặc những tài liệu có nội dung uy hiếp tinh thần đến chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm về tài sản; tiếp nhận tài sản do chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm về tài sản giao cho người phạm tội ...

Người thực hành trong vụ án cưỡng đoạt tài sản cũng có thể có hành vi thái quá trong quá trình thực hiện tội phạm. Ví dụ: A, B, C bàn bạc giao cho C đến nhà chị H đe doạ chị H phải chia cho chúng một phần tiền trúng thưởng xổ số nếu không chúng sẽ nói với chồng của chị H về việc chị H có quan hệ bất chính với anh T. Khi C đến thực hiện kế hoạch mà chúng đã bàn bạc từ trước, thì bị chị H khước từ và thách thức sẽ báo cho Công an biết về hành vi tống tiền của bọn chúng. Một phần vì sợ bị phát hiện, một phần vì muốn chiếm đoạt được tiền của chị H nên C đã rút dao trong người khống chế chị H buộc chị H phải mở tủ lấy tiền đưa cho C. Trong lúc chị H đang mở tủ thì lực lượng cảnh sát đã kịp thời đến bắt C. Trong trường hợp này, hành vi của C không còn là hành vi

dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần chị H như lúc đầu chúng đã bàn mà đã trở thành hành vi đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc nên hành vi của C là hành vi thái quá của người thực hành, C bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản còn A và B bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản.

Tuy nhiên, nếu hành vi thái quá đó chỉ nhằm thực hiện hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực mà những người đồng phạm khác mong muốn thì hành vi thái quá của người thực hành tất cả những đồng phạm khác phải chịu. Ví dụ: Nguyễn Tất N, Lê Văn T và Nguyễn Xuân H bàn bạc thống nhất viết thư cho chị Trần Thị X với nội dung: “nếu đúng 5 giờ ngày mai không giao cho chúng 4 lượng vàng 9999 thì chúng sẽ đưa bức ảnh mà chúng đã chụp lén được cảnh chị X cùng với anh Nguyễn Văn B đang ôm hôn nhau cho chồng chị X” . Theo kế hoạch, thì Lê Văn T có nhiệm vụ chuyển thư cho chị X và cho chị X xem bức ảnh mà chúng chụp lén được. Nhưng khi T đưa thư và ảnh cho chị X xem, chị X không hề tỏ ra lo sợ mà còn nói với T: “ Các chú không doạ nổi tôi đâu ! tôi và chồng tôi đã ly hôn rồi và tôi sắp kết hôn với người trong ảnh”. Thấy không doạ được chị X, T liền nghĩ ngay ra một cách khác là doạ chị X: “nếu chị không đưa tiền thì con trai chị sẽ bị bắt cóc”. Chị X không sợ lời đe doạ về bức ảnh nhưng lại lo sợ con trai mình bị bắt cóc, nên đã hứa với T đúng 5 giờ ngày mai chúng sẽ nhận đựơc vàng. Sau khi T đi khỏi, chị X đã nhờ lực lượng cảnh sát can thiệp nên N, T và H đều bị bắt. Trong trường hợp này tuy T có hành vi thái quá nhưng hành vi này không nhằm mục đích chung mà các đồng phạm khác đặt ra và hành vi thái quá của T cũng là dấu hiệu của tội cưỡng đoạt tài sản nên N và H vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi thái quá của T.

Người tổ chức trong vụ án cưỡng đoạt tài sản cũng tương tự như đối với người tổ chức trong các vụ án khác, họ cũng là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc cưỡng đoạt tài sản. Tuy nhiên, người tổ chức trong vụ án cưỡng đoạt tài sản chủ yếu là người vạch kế hoạch, chỉ huy việc thực hiện kế hoạch uy hiếp tinh thần của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm về tài sản.

Người xúi giục trong vụ án cưỡng đoạt tài sản là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người đồng phạm khác thực hiện tội phạm. Thực tiễn xét xử cho thấy, người xúi giục trong vụ án cưỡng đoạt tài sản thường là những người có mâu thuẫn với chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm về tài sản, nhưng không có khả năng tổ chức, thực hiện hành vi đe doạ sẽ dùng vũ cũng như không có khả năng tự mình dùng những thủ đoạn nhằm uy hiếp tinh thần của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm về tài sản nên xúi dục người khác thực hiện việc cưỡng đoạt, đồng thời có một số hành vi giúp sức cho việc thực hiện tội phạm như: chỉ mặt, chỉ nhà, cung cấp quy luật đi về của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm về tài sản cho đồng bọn... Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người xúi giục trong vụ án cưỡng đoạt tài sản đồng thời là người tổ chức.

Người giúp sức trong vụ án cưỡng đoạt tài sản là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực

hoặc thủ đoạn nhằm uy hiếp tinh thần của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm về tài sản như: cho đồng bọn dùng điện thoại của mình để gọi điện cho chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm về tài sản; chuyển thư, nhắn tin cho chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm về tài sản về nội dung lời đe doạ; nhận tiền hoặc tài sản của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm về tài sản chuyển giao cho đồng bọn...

b. Có tính chất chuyên nghiệp

Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp phạm tội quy định tại điểm b khoản 2 Điều 133 và điểm b khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự, nhưng trường hợp phạm tội này là trường hợp cưỡng đoạt tài sản có tính chất chuyên nghiệp.

Cưỡng đoạt có tính chất chuyên nghiệp là trường hợp người phạm tội chủ yếu lấy việc cưỡng đoạt tài sản là nguồn sống chính của bản thân và gia đình mình, nếu người phạm tội lấy việc phạm tội là nguồn sống chính, nhưng mới phạm tội cưỡng đoạt tài sản một lần thì không thuộc trường hợp cưỡng đoạt tài sản có tính chất chuyên nghiệp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 135 Bộ luật hình sự mà thuộc trường hợp phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại điểm b khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự.

c. Tái phạm nguy hiểm

Trường hợp phạm tội này hoàn toàn tương tự như trường hợp tái phạm nguy hiểm quy định tại khoản 2 Điều 49 Bộ luật hình sự và bất kỳ trường hợp tái phạm nguy hiểm nào được quy định trong Bộ luật hình sự. Các dấu hiệu về tái phạm nguy hiểm được quy định tại khoản 2 Điều 49 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, phạm tội cưỡng đoạt tài sản trong trường hợp tái phạm nguy hiểm khi:

- Người phạm tội đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội cưỡng đoạt tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 hoặc khoản 4 Điều 135 Bộ luật hình sự, nếu chỉ phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 135 Bộ luật hình sự thì chưa thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm vì khoản 1 Điều 135 Bộ luật hình sự không phải là tội phạm rất nghiêm trọng.

- Người phạm tội đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội cưỡng đoạt tài sản không phân biệt phạm tội thuọc trường hợp quy định tại khoản nào của Điều 135 Bộ luật hình sự.

d. Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng

Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như các trường hợp phạm tội quy định tại điểm e khoản 2 Điều 133; điểm h khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự. Việc chiếm đoạt được hay không, không phải là dấu hiệu bắt buộc để xác định trường hợp phạm tội này mà chỉ cần chứng minh người phạm tội có ý định chiếm đoạt số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng là người

phạm tội đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điẻm d khoản 2 Điều 135 Bộ luật hình sự rồi.

đ. Gây hậu quả nghiêm trọng

Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp phạm tội quy định tại điểm g khoản 2 Điều 133; điểm i khoản 2 Điều 134, chỉ khác ở chỗ trường hợp phạm tội này là hậu quả nghiêm trọng là do hành vi phạm tội cưỡng đoạt tài sản gây ra.

Cưỡng đoạt tài sản gây hậu quả nghiêm trọng là trường hợp do hành vi phạm tội cưỡng đoạt tài sản nên đã gây ra những thiệt hại khác ngoài những thiệt hại đã được quy định là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt. Những thiệt hại này gọi chung là “hậu quả nghiêm trọng”.

Cũng như các trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng khác, hậu quả nghiêm trọng do hành vi cưỡng đoạt tài sản gây ra cũng phải tương đương với các tình tiết định khung quy định tại khoản 2 Điều 135 Bộ luật hình sự vì nó cũng là một tình tiết định khung hình phạt được quy định trong một khung. Căn cứ vào các quy định tại Điều 135 Bộ luật hình sự, qua thực tiến xét xử có thể coi những thiệt hại sau là hậu quả nghiêm trọng do hành vi phạm tội cưỡng đoạt tài sản gây ra:

- Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 40%;

- Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người chưa đến 21% nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người đó cộng lại từ 21% đến 40%;

- Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tật dưới 21% và còn gây thiệt hại vè tài sản có giá trị dưới 50.000.000 đồng;

- Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, nhưng không phải là tài sản bị chiếm đoạt;

- Ngoài những thiệt hại về về tính mạng, sức khoẻ hoặc tài sản có thể xác định được như đã nêu trên, còn những thiệt hại phi vật chất cũng cần được xác định để đánh giá hậu quả do hành vi cưỡng đoạt tài sản gây ra, như ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự an toàn xã hội; gây hoang mang cho nhiều người trên một địa bàn nhất định, làm cho nhiều người vì quá sợ hãi nên phải bỏ học, bỏ việc làm, không dám lao động sản xuất, không dám buôn bán.v.v... Những thiệt hại phi vật chất, đòi hỏi cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải căn cứ vào từng vụ án cụ thể, trong một hoàn cảnh cụ thể, xảy ra ở một địa bàn cụ thể, mới có thể xác định được chính xác.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 135 Bộ luật hình sự thì người phạm tội sẽ bị phạt tù từ ba năm đến mười năm, là tội phạm rất nghiêm trọng. Khi quyết định hình phạt, cần chú ý một số điểm sau:

Nếu người phạm tội có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có tình tiết tăng nặng nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, người phạm tội có nhân thân tốt, không có tiền án tiền sự, không phải là người tổ chức, đáng được khoan hồng, thì Toà án có thể áp dụng dưới mức thấp nhất của khung hình phạt (dưới ba năm tù) nhưng không được dưới một năm tù. Việc cho người phạm tội được hưởng án treo phải rất thận trọng và phải đảm bảo đúng các quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự.

Nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau, thì:

- Người phạm tội thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 135 sẽ bị phạt nặng hơn người phạm tội chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản

Một phần của tài liệu BÌNH LUẬN BỘ LUẬT HÌNH SỰ PHẦN CÁC TỘI PHẠM CHƯƠNG 14 CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 (Trang 78 - 82)