TỘI BẮT CÓC NHẰM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN (ĐIỀU 134)

Một phần của tài liệu BÌNH LUẬN BỘ LUẬT HÌNH SỰ PHẦN CÁC TỘI PHẠM CHƯƠNG 14 CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 (Trang 51 - 52)

Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi bắt người làm con tin nhằm buộc người khác phải nộp cho mình một khoản tiền hoặc tài sản thì mới thả người bị bắt.

Bắt người làm con tin là bắt và giữ lại để buộc người muốn chuộc phải bảo đảm thực hiện một lời hứa nhằm thoả mãn một yêu sách của người bắt, nhưng chỉ bắt người làm con tin nhằm buộc người muốn chuộc phải giao tài sản hoặc một số tiền thì mới là bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Nếu bắt cóc nhằm mục đích khác thì không phải là bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản mà tuỳ trường hợp cụ thể mà người có hành vi bắt cóc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng.

Trong cuộc sống, nhân dân ta coi hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản chính là hành vi bắt cóc tống tiền. Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là bắt người đem giấu một nơi để đòi tiền chuộc. Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều trường hợp bắt người đem giấu một nơi nhưng không đòi tiền chuộc mà nhằm mục đích khác, nên nhà làm luật phải quy định bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản mới là tội phạm được quy định trong chương “các tội xâm phạm sở hữu”. Nếu bắt cóc không nhằm chiếm đoạt tài sản thì có thể là hành vi cấu thành tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự hoặc tội đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em quy định tại Điều 120 Bộ luật hình sự.

Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự là tội phạm đã được quy định tại Điều 152 Bộ luật hình sự năm 1985. So với Bộ luật hình sự năm 1985 thì Điều 134 Bộ luật hình sự năm 1999 có nhiều sửa đổi bổ sung, nhất là đối với các tình tiết là yếu tố định khung hình phạt, quy định cụ thể hơn, dễ áp dụng hơn. Bộ luật hình sự năm 1985 không quy định tội bắt cóc

nhằm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa vì thực tiễn xét xử chưa có trường hợp nào người phạm tội chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa bằng hành vi bắt cóc. Nay Bộ luật hình sự năm 1999 quy định tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, không phân biệt tài sản xã hội chủ nghĩa hay tài sản của công dân cũng là nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong giai đoạn mới.

Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự nói chung có khung hình phạt nặng hơn tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản của công dân quy định tại Điều 152 Bộ luật hình sự năm 1985.

Về cơ cấu, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự được cấu tạo thành 5 khoản ( Điều 152 Bộ luật hình sự năm 1985 chỉ có 2 khoản ).

Nhà làm luật quy định thêm nhiều tình tiết là yếu tố định khung hình phạt mà Điều 152 Bộ luật hình sự năm 1985 chưa quy định, như phạm tội đối với trẻ em; đối với nhiều người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người bị bắt làm con tin; giá trị tài sản...

Hình phạt bổ sung cũng được quy định ngay trong điều luật. A. CÁC DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA TỘI PHẠM

Một phần của tài liệu BÌNH LUẬN BỘ LUẬT HÌNH SỰ PHẦN CÁC TỘI PHẠM CHƯƠNG 14 CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w