TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN (ĐIỀU 139)

Một phần của tài liệu BÌNH LUẬN BỘ LUẬT HÌNH SỰ PHẦN CÁC TỘI PHẠM CHƯƠNG 14 CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 (Trang 131 - 132)

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối.

Khi nói đến lừa đảo là người ta nghĩ ngay đến sự dối trá của người phạm tội, nên đặc điểm noỉi bất của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thủ đoạn gian dối của người phạm tội. Tuy nhiên, cũng do đặc điểm này mà thực tiễn xét xử đã có không ít trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng tuyệt đối hoá thủ đoạn gian dối của hành vi lừa đảo, nên chỉ tập trung chứng minh người phạm tội có thủ đoạn gian dối đã vội xác định đó là lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà không thấy rằng tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn có một yếu tố rất quan trọng nếu thiếu nó thì chưa cấu thành tội phạm, dấu hiệu đó là hành vi chiếm đoạt tài sản. Gian dối là đặc trưng cơ bản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng không phải là dấu hiệu duy nhất của tội phạm, mà ngoài thủ đoạn gian dối, người phạm tội còn phải có hành vi chiếm đoạt tài sản thì mới đủ yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nếu chỉ có thủ đoạn gian dối nhưng hông có ý định chiếm đoạt tài sản thì không phải là lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mà tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người có hành vi bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng trái phép tài sản hoặc chỉ là quan hệ dân sự, kinh tế...

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự là tội được nhập từ tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân quy định tại Điều 157, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa quy định tại Điều 134 và tội lợi dung chức vụ, quyền hạn lửa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa quy định tại Điều 134a Bộ luật hình sự năm 1985. So với Bộ luật hình sự năm 1985 thì Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999 nói chung không nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự năm 1985 về tội phạm này, vì mức hình phạt cao nhất của tội phạm

này vẫn là tử hình, nhưng từng khung hình phạt cụ thể có thể nhẹ hơn hoặc nặng hơn so với quy định của Bộ luật hình sự năm 1985 về tội phạm này. Bộ luật hình sự năm 1999 có nhiều quy định mới hơn, đặc biệt trong cấu thành cơ bản, nhà làm luật quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt làm ranh giới giữa hành vi được coi là tội phạm với hành vi lừa đảo chỉ bị xử phạt hành chính; các tình tiết định khung hình phạt cũng được quy định cụ thể hơn trước, bỏ những tình tiết không phù hợp với lý luận và thực tiễn xét xử như: “phạm tội có nhiều tình tiết quy định ở khoản 2 thì thuộc trường hợp ở khoản 3, có nhiều tình tiết quy định ở khoản thì thuộc trường hợp quy định tại khoản 4”. Hình phạt bổ sung được quy định ngay trong điều luật.

Một phần của tài liệu BÌNH LUẬN BỘ LUẬT HÌNH SỰ PHẦN CÁC TỘI PHẠM CHƯƠNG 14 CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 (Trang 131 - 132)