Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

Một phần của tài liệu BÌNH LUẬN BỘ LUẬT HÌNH SỰ PHẦN CÁC TỘI PHẠM CHƯƠNG 14 CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 (Trang 69 - 70)

lại;

- Người phạm tội bồi thường được càng nhiều tài sản bị chiếm đoạt thì mức hình phạt càng được giảm so với người phạm tội chỉ bồi thường hoặc chỉ bồi thường không đáng kể.

5. Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản tài sản

Theo quy định tại khoản 5 Điều 134 Bộ luật hình sự thì ngoài hình phạt chính, người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

So với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản của công dân quy định tại Điều 152 Bộ luật hình sự năm 1985 thì hình phạt bổ sung đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự năm 1999 có nhiều điểm được sửa đổi bổ sung.

Hình phạt tiền là loại hình phạt mới được quy định đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, mức phạt tiền là từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, có thể nói đây là khung hình phạt tiền đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Vì vậy, nếu Toà án áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung đối với người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản thì không được phạt trên một trăm triệu đồng, nhưng nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự thì có thể phạt dưới mười triệu đồng nhưng không được dưới một triệu đồng vì theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Bộ luật hình sự mức phạt tiền không được dưới một triệu đồng.

Việc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản của người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản phải chú đến các quy định tại Điều 40 Bộ luật hình sự về loại hình phạt này. Chỉ tịch thu tài sản thuộc quyền sở hữu của người phạm tội, không tịch thu các loại tài sản là đồ trang sức, vật kỷ niệm của người phạm tội. Nếu tịch thu toàn bộ tài sản thì vẫn phải để cho người phạm tội và gia đình họ có điều kiện sinh sống.

Khi áp dụng hình phạt cấm cư trú đối với người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản cần quyết định hình phạt rõ cấm cư trú ở địa phương cụ thể nào ( xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, tỉnh, thành phố ) không nên cấm một cách chung chung là “cấm bị cáo cư trú ở thành phố, thị xã...” Nói chung nếu đã áp dụng hình phạt quản chế đối với người phạm tội thì không áp dụng hình phạt cấm cư trú đối với họ nữa vì nội dung của hình phạt quản chế là cư trú bắt buộc, dưới sự kiểm soát của chính quyền và nhân dân địa phương, không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước một số quyền công dân và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

Một phần của tài liệu BÌNH LUẬN BỘ LUẬT HÌNH SỰ PHẦN CÁC TỘI PHẠM CHƯƠNG 14 CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 (Trang 69 - 70)