138 Bộ luật hình sự
a. Trộm cắp tài sản có tổ chức
Cũng tương tự như các trường hợp phạm tội có tổ chức khác, trộm cắp tài sản có tổ chức là trường hợp có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm, trong đó có người tổ chức, người thực hành, người xúi dục, người giúp sức. Tuy nhiên, không phải vụ trộm cắp tài sản có tổ chức nào cũng có đủ những người giữ vai trò như trên mà tuỳ từng trường hợp, có thể chỉ có người tổ chức và người thực hành mà không có người xúi dục hoặc người giúp sức, nhưng nhất định phải có người tổ chức và người thực hành thì mới là phạm tội có tổ chức. Các yếu tố để xác định phạm tội có tổ chức được quy định tại Điều 20 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên phạm tội trộm cắp tài sản có tổ chức cũng có những đắc điểm riêng như:
Người thực hành trong vụ trộm cắp tài sản là người trực tiếp thực hiện hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản từ chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản. Thực tiễn xét xử có những trường hợp dễ nhầm lẫn giữa người giúp sức với người thực hành. Ví dụ: A là thủ kho thông đồng với B về việc trộm cắp tài sản trong kho do A quản lý. Chúng thống nhất kế hoạch, A giả vờ quên khoá kho để B vào kho lấy tài sản. Trong trường hợp này A không phải là người thực hành mà chỉ là người giúp sức.
b. Trộm cắp tài sản có tính chất chuyên nghiệp
Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như các trường hợp phạm tội có tính chất chuyên nghiệp quy định trong Bộ luật hình sự, tức là người phạm tội lấy việc trộm cắp tài sản là phương tiện sinh sống chính của mình. Nói chung, trộm cắp tài sản có tính chất chuyên nghiệp thường được thực hiện có tổ chức. Tuy nhiên cũng có trường hợp chỉ một hoặc hai người chuyên trộm cắp tài sản nhưng chỉ là trường hợp đồng phạm thông thường.
Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp nói chung, phạm tội trộm cắp tài sản nói riêng, nhất thiết người thực hành phải thực hiện hành vi trộm cắp tài sản nhiều lần, nhưng không phải cứ thực hiện hành vi trộm cắp tài sản nhiều lần đều là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, mà phải xem xét việc thực hiện tội phạm