Nhóm giải pháp hỗ trợ, khuyến khích thị trường sức lao động hoàn thiện và phát triển

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊTRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 101 - 106)

3.2.3.1. Nâng cao nhận thức về thị trường sức lao động đối với người lao động và người sử dụng sức lao động trong sự phát triển kinh tế xã hội

Việc nhận thức về thị trường và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã trải qua một thời gian khá dài. Trong đó, nhận thức về thị trường hàng hóa sức lao động và chấp nhận sức lao động là hàng hóa trong phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Nhưng đến nay về cơ bản có sự thống nhất, từ sự thống nhất về nhận thức đã tác động tích cực đến mỗi người có quyền lợi và nghĩa vụ được tham gia chủ động, tích cực vào thị trường hàng hóa sức lao động để tự do phát huy năng lực cá nhân. Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, của giai cấp công nhân là mục tiêu, nhiệm vụ đã được Đảng, nhà nước ta đặt biệt quan tâm và được pháp điển hóa trong Hiến pháp, Bộ luật lao động, luật công đoàn, và trong các luật khác. Xoá bỏ mặc cảm định kiến, rào cản trong tư duy và cách làm trước đây chỉ coi trọng lao động trong khu vực kinh tế nhà nước. Đồng thời, phải có cách nhìn nhận đúng về chuẩn mực và thang giá trị đánh giá cống hiến lao động trong xã hội, nghĩa là phải dựa vào thực tế năng xuất, hiệu quả, chất lượng được thị trường chấp nhận.

Giải quyết vấn đề trên thị trường sức lao động phải đặt trong tổng thể và nhất quán sự quản lý của nhà nước. Nhà nước cần quan tâm tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển thị trường sức lao động, tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước đối với cơ chế thị trường.

Khẳng định quyền làm chủ sức lao động của bản thân người lao động, được tự do đi lại, cư trú lựa chọn ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực pháp luật

không cấm; người lao động có quyền đình công đòi quyền và lợi ích hợp pháp, đây cũng là điều kiện đảm bảo để các chủ sử dụng lao động không thể

“bóc lột” sức lao động của người lao động. Có thể nói, trong những năm gần đây, xu hướng ngày càng coi trọng vị trí, vai trò của người lao động trong các doanh nghiệp và được doanh nghiệp xem là nguồn lực quan trọng, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp mình, do vậy về đời sống, vật chất, điều kiện làm việc của người lao động và vị thế của họ không ngừng được nâng cao.

Ngoài ra, việc nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý nhà nước, các cơ quan công quyền, cải cách thủ tục hành chính để tránh tiêu cực, gây phiền hà nhũng nhiễu cho người lao động, doanh nghiệp lĩnh vực ngoài khu vực nhà nước.

3.2.3.2. Phát triển hệ thống môi giới, thông tin thị trường sức lao động Việc phát triển hệ thống môi giới, tư vấn việc làm và nghề nghiệp để làm cầu nối cho cung cầu lao động gặp nhau. Phát triển các hình thức thông tin thị trường lao động như hội chợ việc làm, trang web việc làm trên internet, thông tin và quảng cáo việc làm…Có cơ chế hiệu quả trong nghiên cứu xử lý, cung ứng thông tin thị trường sức lao động các nước để phục vụ cho việc đào tạo và xuất khẩu lao động. Ngoài ra, đa dạng hóa các kênh giao dịch trên thị trường lao động, xây dựng các trạm quan sát thông tin thị trường lao động để thu thập thông tin đầy đủ, kịp thời. Có như vậy, sẽ làm cho thị trường lao động phát triển đúng hướng, góp phần tạo động lực cho cung cầu lao động, phục vụ tốt nhất cho sự phát triển của đất nước.

3.2.3.3. Tiếp tục hoàn thiện chính sách tiền công, tiền lương linh hoạt khuyến khích phát triển

Tiếp tục hoàn thiện chích sách tiền công, tiền lương theo hướng đảm bảo bình đẳng giữa các thành phành kinh tế, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động. Cải cách chế độ tiền lương, tiền công và sự phân phối thu nhập cho người lao động gắn với cơ chế thị trường. Chính sách tiền công, tiền lương phải được xem là khâu

đột phá, tác động linh hoạt đến hoạt động của thị trường sức lao động, tạo ra động lực kích thích tăng trưởng kinh tế và phát triển toàn diện nguồn nhân lực. Tiền lương tối thiểu phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Tiền lương gắn với hiệu quả công việc vì công việc phản ánh đúng và chính xác giá trị hàng hoá sức lao động. Đồng thời hoàn thiện chính sách thị trường sức lao động thụ động như chính sách trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, đào tạo lại, giải quyết việc làm cho lao động dôi dư…đảm bảo cho thị trường sức lao động vận hành có hiệu quả

Việc hoàn thiện khung pháp lý về thị trường sức lao động thực hiện nghiêm túc các quy định và thỏa ước trong mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động cần được quan tâm. Trong thời gian đến, vấn đề cải cách tiền công, tiền lương và xuất khẩu lao động, đảm bảo nguyên tắc chi trả tiền lương trong khu vực sản xuất kinh doanh phải tuân thủ các nguyên tắc thị trường, khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng chế độ lương hợp lý nhằm tăng thu nhập cho người lao động để kích thích người lao động phát huy hết năng lực của mình khi tham gia vào quá trình sản xuất.

3.2.3.4. Nâng cao tính chuyên nghiệp, hiện đại hóa thiết bị kỹ thuật các cơ quan thống kê, tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong phát triển thị trường sức lao động

Nâng cao tính chuyên nghiệp, hiện đại hóa thiết bị kỹ thuật của các cơ quan thống kê và cung ứng thông tin thị trường lao động các cấp. Tăng cường các hình thức hiệu quả về thu nhập, xử lý, cung ứng thông tin thị trường sức lao động của các cơ quan chức năng về quản lý lao động. Bên cạnh đó, cần tăng thêm cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực quản lý thị trường sức lao động để có điều kiện tốt nhất, nhanh nhất để quản lý thông tin thị trường sức lao động, nhất là mở rộng diện tích sàn giao dịch việc làm hiện có, tăng thêm địa điểm giao dịch ở các quận, huyện để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người lao động có nhiều cơ hội tiếp cận nhau.

Đối với việc quản lý thị trường sức lao động cần phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các ngành như: Sở lao động thương binh xã hội, Cục thống kê và cơ quan hành chính ở địa phương. Đặt biệt là cấp xã, phường là nơi có khả năng quản lý chặt chẽ về lao động và biến động dân số, để tránh chồng chéo, đảm bảo tính chính xác.

UBND thành phố cần xây dựng chiến lược đào tạo lao động phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thực hiện liên kết đào tạo với các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, đại học, cao đẳng đào tạo phải gắn liền với sử dụng để tránh sự lãng phí trong quá trình đào tạo. Ngoài ra thành phố cần có sự đầu tư thích đáng cho giáo dục- đào tạo, dạy nghề trên tất cả các mặt như vốn, kỹ thuật, đội ngũ giáo viên, nhằm để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lao động ở tất cả các trình độ chuyên môn

3.2.3.5. Hoàn thiện môi trường pháp lý, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng nhằm phát triển thị trường sức lao động

Cạnh tranh trong thị trường hàng hóa sức lao động là sự cạnh tranh giữa các chủ thể tham gia vào thị trường gồm: giữa người lao động với nhau, giữa người sử dụng lao động với nhau, giữa người lao động với người sử dụng lao động.v.v.. Mục tiêu của các loại cạnh tranh nói trên suy cho cùng là để giành giật thuận lợi, nhằm tối đa hóa lợi ích kinh tế. Để phát triển thị trường sức lao động thì giải pháp trước tiên là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và sự cạnh tranh bình đẳng của thị trường sức lao động phải tuân thủ tính khách quan của thị trường như:

+ Sự chuyển dịch trên thị trường có tính tự do, thông tin thị trường minh bạch, khách quan.

+ Không có người lao động hoặc người sử dụng lao động nào có thể điều khiển được tiền lương trên thị trường sức lao động; tiền được xác định theo cung- cầu sức lao động trên thị trường

+ Người lao động độc lập với nhau trong cung ứng dịch vụ sức lao động.

Để bảo về quyền lợi cho người lao động, UBND thành phố cần phải phối hợp với các sở, ban ngành, tổ chức chính trị xã hội nhất là liên đoàn lao động thường xuyờn theo dừi, giỏm sỏt và cú biện phỏp can thiệp kịp thời đối với doanh nghiệp vi phạm luật lao động đối với nguời lao động như: tăng thêm giờ làm việc không trả lương, có những hành vi phân biệt đối xử giữa người lao động và người sử dụng lao động, môi trường làm việc không đảm bảo…từ đó dẫn đến đình công kéo dài. Xử lý nghiên minh đối với các doanh nghiệp vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, đảm bảo quyền lựa chọn chỗ làm việc và nơi cư trú của người lao động: Quyền của người lao động trong việc tự do tìm việc làm và di chuyển chỗ làm việc phải được đảm bảo thông qua việc dỡ bỏ các rào cản về hộ khẩu và quy định hành chính khác về nơi cư trú; cần tiếp tục tăng cường công tác quản lý an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định nhằm thu hút sự đầu tư của mọi thành phần kinh tế, qua đó có điều kiện để xã hội xử dụng lao động, giải quyết việc làm tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người lao động, thúc đẩy nâng cao chất lượng nguồn lao động.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊTRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 101 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w