5. Kết cấu luận văn
4.1.3.2 Phân tích hồi quy tuyến tính bội
Theo kết quả phân tích tương quan ở trên thì biến phụ thuôc HQ có mối liên hệ tuyến tính với các biến độc lập NL, QH, HT, DL. Như vậy mô hình mối quan hệ nhân quả giữa chúng bằng mô hình hồi quy tuyến tính bội trong đó :
Biến phụ thuộc: HQ đại diện cho hiệu quả KTNB
Biến độc lập:
NL: Năng lực và số lượng nhân viên KTNB
QH: Mối quan hệ giữa KTVNB và KTVBN
HT: Hỗ trợ quản lý đối với KTNB
DL: Tính độc lập KTNB
Mô hình các nhân tố ảnh hưởng được khái quát (Xem mô hình 2.1 chương 2) và giả thuyết nhằm kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả KTNB (xem bảng 2.1 chương 2).
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội như sau:
Bảng 4.16: Model Summary
Model R R Square Adjusted R Square
Std. Error of the Estimate 1 .777a .604 .590 .32555 a. Predictors: (Constant), QH, HT, DL, NL
Để đánh giá sát hơn mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội, tác giả sử dụng hệ số xác định R2 hiệu chỉnh. Kết quả bảng 4.16 cho thấy giá trị R2 hiệu chỉnh bằng 59%. Nghĩa là biến độc lập giải thích được 59% sự biến thiên của biến phụ thuộc. Hay nói cách khác R2 hiệu chỉnh bằng 0.59 cho thấy mô hình giải thích được 59 % sự thay đổi của hiệu quả kiểm toán nội bộ qua 4 biến độc lập có trong mô hình.
66
Để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể ta xem xét đến giá tri F từ bảng phân tích phương sai ANOVA, giá trị F = 42.360 với mức ý nghĩa Sig. = .000 < 0.05, cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng phù hợp với tổng thể.
Tiếp theo, ta xem xét bảng hệ số phương trình hồi quy và thống kê đa cộng tuyến và mức ý nghĩa, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Đồng thời, xem xét các điều kiện nhằm đảm bảo hiện tượng đa cộng tuyến không xảy ra.
Bảng 4.18: Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std. Error
Beta Tolerance VIF
(Constant) .334 .397 .841 .402 DL .319 .041 .484 7.818 .000 .929 1.077 NL .098 .044 .145 2.215 .029 .835 1.198 HT .309 .048 .419 6.430 .000 .842 1.188 QH .211 .083 .152 2.532 .013 .995 1.005 a. Dependent Variable: HQ Bảng 4.17: ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 17.957 4 4.489 42.360 .000b Residual 11.764 111 .106 Total 29.721 115 a. Dependent Variable: HQ b. Predictors: (Constant), QH, HT, DL, NL
67
Bảng 4.18 cho thấy hệ số phóng đại phương sai (VIF) của từng nhân tố có giá trị < 2, độ chấp nhận của các biến đều > 0.0001 chứng tỏ mô hình hồi quy không vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến (các biến độc lập có tương quan chặc chẽ với nhau).
Giả thuyết H1: Nhân tố năng lực và số lượng nhân viên KTNB có tác động tích
cực đến hiệu quả kiểm toán nội bộ. Điều này đồng nghĩa với việc kiểm định giả thuyết hệ số Beta của biến NL dương. Từ ước lượng mô hình hồi quy bội cho thấy hệ số Beta của biến NL β = 0.098 > 0, thống kê t tương ứng có p – value = 0.029 < 0.05. Như vậy với mức ý nghĩa 5% từ mẫu nghiên cứu cho thấy nhân tố năng lực và số lượng KTNB trong nghiên cứu này có ảnh hưởng tích cực đến HQ.
Giả thuyết H2: Nhân tố mối quan hệ giữa KTVNB và KTVBN có tác động tích
cực đến hiệu quả kiểm toán nội bộ. Điều này đồng nghĩa với việc kiểm định giả thuyết hệ số Beta của biến QH dương. Từ ước lượng mô hình hồi quy bội cho thấy hệ số Beta của biến QH β = 0.211 > 0, thống kê t tương ứng có p – value = 0.013 < 0.05. Như vậy với mức ý nghĩa 5% từ mẫu nghiên cứu có thể cho rằng hệ số Beta của biến QH dương. Hay nói cách khác ta chấp nhận giả thuyết nhân tố mối quan hệ có tác động cùng chiều lên HQ.
Giả thuyết H3: Nhân tố hỗ trợ quản lý đối với KTNB có tác động tích cực lên
hiệu quả kiểm toán nội bộ . Điều này đồng nghĩa với việc kiểm định giả thuyết hệ số Beta của biến HT dương. Từ ước lượng mô hình hồi quy bội cho thấy hệ số Beta của biến HT β = 0.309 > 0, thống kê t tương ứng có p – value = 0.000 < 0.05. Như vậy với mức ý nghĩa 5% từ mẫu nghiên cứu có thể cho rằng hệ số Beta của biến HT dương. Hay nói cách khác ta chấp nhận giả thuyết nhân tố hỗ trợ quản lý KTNB có tác động cùng chiều lên HQ.
Giả thuyết H4: Tính độc lập của KTNB có tác động tích cực đến hiệu quả kiểm
toán nội bộ. Điều này đồng nghĩa với việc kiểm định giả thuyết hệ số Beta của biến DL dương. Từ kết quả ước lượng mô hình hồi quy bội ta có hệ số Beta của biến DL β = 0.319> 0, thống kê t tương ứng có p – value = 0.000 < 0.05. Như vậy với mức ý nghĩa 5% từ mẫu nghiên cứu có thể cho rằng hệ số Beta của biến DL dương. Hay nói cách khác ta chấp nhận giả thuyết biến DL có tác động lên HQ.
68
Như vậy, các biến độc lập NL, QH, HT, DL có liên hệ tuyến tính với biến phụ thuộc HQ và hoàn toàn phù hợp với mô hình. Từ đó ta có phương trình hồi quy với hệ số beta chuẩn hóa như sau:
HQ = 0.484DL+0.419HT+0.152QH+0.145NL
Hệ số beta chuẩn hóa bằng 0.484 nhân tố DL (Tính độ lập của kiểm toán nội bộ có tác động mạnh nhất tới HQ, nhân tố có tác động mạnh thứ 2 là HT (Hỗ trợ quả lý đối với KTNB) có hệ số beta chuẩn hóa bằng 0.419; nhân tố QH (Mối quan hệ giữa KTVNB và KTVBN) có tác động mạnh thứ 3 với hệ số beta chuẩn hóa 0.152 ; nhân tố NL (Năng lực và số lượng nhân viên KTNB) có tác động mạnh thứ 4 với hệ số beta chuẩn hóa bằng 0.145.
Tóm lại, sau khi phân tích tương quan và chạy mô hình hồi quy tuyến tính bội, ta có
mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả KTNB gồm 4 nhân tố ảnh hưởng. Mức độ tác động của các nhân tố được mô hình hóa như sau:
Hình 4.1: Mô hình mức độ tác động của các nhân tố
0.484 0.419 0.152 0.145 Hiệu quả KTNB Năng lực và số lượng KTNB Mối quan hệ giữa KTNB và KT Bên
ngoài
Hỗ trợ quản lý của KTNB Tính độc lập của KTNB
69