Quan điểm về hiệu quả

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ các đơn vị thuộc khu vực công tại việt nam (Trang 29 - 31)

5. Kết cấu luận văn

2.2.2.1Quan điểm về hiệu quả

Đánh giá tính hiệu quả của hoạt động là việc xem xét mức độ tương quan hợp lý giữa mục đích cần đạt được của một hoạt động và lượng chi phí cho mục đích đó và những giải pháp tổ chức quản lý mà nhà quả lý đã thực hiện. Như vậy, tính hiệu quả bao hàm mối quan hệ giữa số lượng, khối lượng và chất lượng các công trình, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà các hoạt động đã đưa lại cùng mức độ thực hiện các dự toán chi phí nguồn lực cho mục tiêu cuối cùng. Hiệu quả có thể được biểu hiện ở 3 góc độ: Với một lượng chi phí như nhau, có thể cho ra kết quả nhiều hơn mà chất lượng vẫn đảm bảo, hoặc để đạt kết quả mong muốn chỉ cần một lượng chi phải ít hơn và cuối cùng số lượng sản phẩm theo yêu cầu ban đầu, chi phí được sử dụng hết nhưng sản phẩm đầu ra có chất lượng và tính năng vượt trội (so với thiết kế dự kiến). Tính hiệu quả được xem xét ở các nội dung sau:

 Số lượng sản phẩm đầu ra có đạt yêu cầu.

 Tính năng, chất lượng (so với chuẩn kinh tế-kĩ thuật) có đạt không?

 Định mức kinh tế, kỹ thuật, định mức chi tiêu có được thực hiện.

 Mức độ tiết kiệm so với dự toán? Mức độ tiết kiệm nguồn tài nguyên?

 Mức độ đảm bảo tính bền vững của môi trường.

 Tình đúng hạn, kịp thời của việc kết thúc hoạt động.

 Quá trình kiểm tra, soát xem chi phí, tiên độ, chất lượng được thực hiện như thế nào?

21

Xem xét và đánh giá hiệu quả của một dự án, một mục tiêu, một hoạt động có liên quan mật thiết đến đặc trưng kinh tế - kỹ thuật của hoạt động. Ngoài ra, nó phải được xem xét trong một môi trường pháp lý và kinh tế-kỹ thuật xác định.

Vì vậy, đã có rất nhiều nghiên cứu trong việc đưa ra các định nghĩa và đo lường hiệu quả. Hiệu quả là một khái niệm phức tạp, nó phụ thuộc vào trình độ của nền kinh tế và tùy vào góc độ người quan sát hay người sử dụng. Sau đây là một số định nghĩa vể hiệu quả theo quan điểm của các tổ chức và nhà nghiên cứu khác nhau: Theo từ điển bách khoa Việt Nam (2010) thì “Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái

sinh ra kết quả mà con người chờ đợi và mong muốn”. Cũng với hàm ý này thì từ

điển Tiếng Việt (2010) của Viện Ngôn ngữ Việt Nam cũng đưa ra định nghĩa “Hiệu quả là kết quả thực của việc làm mang lại”

Theo Investopedia.com “Hiệu quả có nghĩa là mức độ thực hiện một quá trình mà sử dụng số lượng thấp nhất của các yếu tố đầu vào để tạo ra kết quả đầu ra lớn nhất. Hiệu quả liên quan đến việc sử dụng tất cả các yếu tố đầu vào trong sản xuất bất kỳ sản lượng nhất định, bao gồm cả thời gian cá nhân và năng lượng. Hiệu quả là một khái niệm đo lường có thể được xác định bằng cách xác định tỷ lệ đầu ra hữu dụng trên tổng đầu vào. Nó giảm thiểu sự lãng phí nguồn lực như nguyên vật liệu vật lý, năng lượng và thời gian, để đạt được thành công đầu ra mong muốn.”

Tính hiệu quả được biết đến như là trách nhiệm quản lý các nguồn lực theo cách hữu hiệu và hiệu quả khi họ được giao kiểm soát chúng (Yamamoto & Watanabe, 1989).

Từ những quan điểm về hiệu quả được nêu ở trên cho thấy hầu hết các định nghĩa đều gắn liền hiệu quả với sự đo lường chi phí đầu vào với kết quả đầu ra. Hiệu quả tỷ lệ thuận với kết quả và tỷ lệ nghịch với chi phí. Theo đó, để tăng hiệu quả có thể áp dụng các biện pháp:

- Giữ nguyên giá trị đầu ra, nhưng giảm chi phí đầu vào. - Giữ nguyên chi phí đầu vào, nhưng tăng giá trị đầu ra. - Vừa giảm chi phí đầu vào, vừa tăng giá trị đầu ra.

22

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ các đơn vị thuộc khu vực công tại việt nam (Trang 29 - 31)