Giới hạn nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ các đơn vị thuộc khu vực công tại việt nam (Trang 89 - 111)

5. Kết cấu luận văn

5.3 Giới hạn nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai

Luận văn là công trình nghiên cứu nghiêm túc của tác giả, tuy nhiên theo tác giả luận văn còn một số hạn chế sau đây:

- Luận văn chỉ xem xét về hiệu quả hoạt đông KTNB, không xem xét đến các hiệu quả hoạt động kiểm toán khác như kiểm toán nhà nước và kiểm toán độc lập. Vì thế, các nghiên cứu tiếp theo tác giả có thể nghiên cứu về các hoạt động kiểm toán này.

81

- Luận văn chỉ thực hiện tại các đơn vị thuộc khu vực công tại Việt Nam. Vì vậy, khả năng tổng quát hóa của kết quả nghiên cứu sẽ cao hơn nếu nó được lặp lại với cơ cấu mẫu bao gồm tất cả các tổ chức ở khu vực tư và khu vực công tại Việt Nam.

- Luận văn chưa thực hiện được phương pháp nghiên cứu định tính là phỏng vấn sâu các chuyên gia về KTNB để nghiên cứu thêm các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả KTNB các đơn vị thuộc khu vực công tại Việt Nam.

- Số lượng người tham gia khảo sát chỉ dừng lại ở 116, đối tượng khảo sát chủ yếu là nhân viên kiểm toán nội bộ, trưởng bộ phận KTNB, trưởng phòng tài chính, giám đốc đơn vị. Kết quả nghiên cứu sẽ phản ảnh nhận thức tổng quát hơn nếu nó được thực hiện với số lượng người khảo sát lớn hơn và các đối tượng khảo sát được gia tăng.

- Luận văn xem xét ảnh hưởng của nhiều nhân tố đến hiệu quả KTNB nên kết quả có thể sẽ không được chuyên sâu hơn nếu nghiên cứu riêng ảnh hưởng của từng nhân tố đến hiệu quả KTNB. Vì vậy, các nghiên cứu tiếp theo tác giả có thể tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của riêng từng nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả KTNB.

82

TÓM TẮT CHƯƠNG 5

Chương 5 bàn luận về kết quả thu được từ nghiên cứu, từ đó đưa ra các kiến nghị với quan điểm [1] Hội nhập với quốc tế và phù hợp với đặc điểm, điều kiện của Việt Nam, [2] Hướng đến nâng cao hiệu quả KTNB, [3] Tác động vào các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả KTNB.

Các kiến nghị tập trung tác động vào bốn nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả KTNB đã được xác định ở chương 4 là: [1] Tác động vào nhân tố tính độc lập của kiểm toán nội bộ, [2] Tác động vào nhân tố hỗ trợ quản lý đối với KTNB, [3] Tác động vào nhân tố mối quan hệ giữa KTVNB và KTVBN, [4] Tác động vào nhân tố năng lực và số lượng nhân viên KTNB.

Chương 5 cũng đưa ra các hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.

83

KẾT LUẬN

Sau cuộc khủng hoảng tài chính kéo theo suy thoái kinh tế toàn cầu, các nhà quản lý trên thế giới đã đánh giá lại các mô hình và thấy được vai trò của kiểm toán rủi ro cũng như KTNB càng ngày càng tăng. Trong những năm gần đây, nhất là ở các nước phương Tây, vai trò kiểm toán nội bộ càng ngày trở nên quan trọng. Do đó, để nâng cao hiệu quả KTNB cần phải giải quyết nhiều vấn đề, trong đó có việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng là một trong những giải pháp được thế giới hướng đến hiện nay.

“Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ tại các đơn vị thuộc khu vực công Việt Nam” là đề tài nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả KTNB tại các đơn vị thuộc khu vực công Việt Nam, qua đó nâng cao vai trò, trách nhiệm của KTNB đối với đơn vị nói riêng và xã hội nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng việt

1. Cù Thị Kiều Diễm, 2012. Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ tín dụng tại

Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Á Châu. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường

Đại học Kinh tế TP.HCM.

2. Đặng Thị Thanh Tâm, 2010. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ phục vụ công tác quản lý rủi ro tại Ngân hàng nông nghiệp và

phát triển nông thôn. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí

Minh.

3. Hoàng trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên

cứu với SPSS, tập 1, 2, Trường Đại học Kinh tế TP. HCM, NXB Hồng Đức

4. Kiểm toán nhà nước, 2014. <http://www.sav.gov.vn/3316-1-ndt/-kiem-toan- noi-bo-viet-nam-su-thay-doi-can-thiet.sav> [ Ngày truy cập: 17 tháng 9 năm 2016 ].

5. Lưu Phước Vẹn, 2012. Giải pháp hoàn thiện kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng phát triển Việt Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

6. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh

doanh – thiết kế và thực hiện, TP. Hồ Chí Minh, NXB Lao động xã hội

7. Phạm Vũ Thúy Hằng, 2015. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong

công tác kiểm tra tại Chi cục Thuế Quận 9. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường

Đại học Kinh tế TP.HCM.

8. Phan Trung Kiên, 2013. Tác động qua lại giữa kiểm toán nội bộ và nhà quản trị cấp cao: Lý thuyết và thực tiễn tại một số doanh nghiệp Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 195, trang 42-50.

Tài liệu tham khảo tiếng anh

9. ACCA, 2010. Setting high professional standards for public services around

the world. Hà Nội

10.Ahmad, H., Othman, R., & Jusoff, K. (2009). The effectiveness of internal audit in Malaysian public sector. Journal of Modern Accounting and Auditing, 5(9).

11.Ali, A., Gloeck, J., Ali, A., Ahmi, A., & Sahdan, M. (2007). Internal audit in the state and local governments of Malaysia. Southern African Journal of Accountability and Auditing Research, 7, 25-57.

12.Al-Twaijry, A., Brierley, J., & Gwilliam, D. (2004). An examination of the relationship between internal and external audit in the Saudi Arabian corporatesector. Managerial Auditing Journal, 19 (7).

13.Alzeban, A., & Gwilliam, D. (2014). Factors affecting the internal audit effectiveness: A survey of the Saudi public sector. Journal of International Accounting, Auditing and Taxation, 23(2).

14.Alzeban, A., & Sawan, N. (2013). The role of internal audit function in the public sector context in Saudi Arabia. African Journal of Business Management, 7(6).

15.Brierley, J., El-Nafabi, H. & Gwilliam, D. 2001. The problems of establishing internal audit in the Sudanese public sector. International of Journal Auditing, 5(1), 73-87.

16.Brierley, J., El-Nafabi, H. & Gwilliam, D. 2003. An examination of internal audit in Sudanese public sector. Research in Accounting in Emerging

Economies, 5, 177-195.

17.Carcello, J., Hermanson, D. & Raghunandan, K. 2005. Changes in internal auditing during the time of the major US accounting scandals. International Journal of Auditing, 9(2), 117–127.

18. Cohen, A & Sayag, G. 2010. The effectiveness of Internal Auditing: An Empirical Examination of its Determinants in Israeli Organisations.

Australian A ccounting Review, No. 54 Vol. 20 Issue 3, 2010.

19. Coram,P.,Ferguson, C.and Moroney, R. 2008, ‘Internal Audit, Alternative Internal Audit Structures and the Level of Misappropriation of Assets Fraud’,

Accounting and Finance, 48: 543–59.

20.D. G. Mihret and A. W. Yismaw, (2007). Internal audit effectiveness: An ethiopian public sector case study, Managerial Auditing Journal, 22 (5). 21.Drogalas, G., Karagiorgos, T., & Arampatzis, K. (2015). Factors associated

with Internal Audit Effectiveness: Evidence from Greece. Journal of Accounting and Taxation, 7(7).

22.Mihret, D., & Yismaw, A. (2007). Internal audit effectiveness: An Ethiopian public sector case study. Managerial Auditing Journal, 22 (5).

23.Mulugeta, S. 2008. Internal audit: reporting relationship in Ethiopian public

enterprises. Addis Ababa University

24.Schyf, D. (2000). Obstacles in establishing and operating a public sector internal auditing function in a developing country: The South African experience. Meditari Accountancy Research, 8.

25.Schyf, D. 2000. Obstacles in establishing and operating a public sector internal auditing function in a developing country: the South African experience. Meditari AccountancyResearch, 8, 145-181.

26.Soh, D., & Bennie, M. 2011. The internal audit function: perceptions of internal audit roles, effectiveness, and evaluation. Managerial Auditing Journal, 26 (7), 605-622

PHỤ LỤC Phụ lục 1

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

Kính gửi: Anh (chị) và Qúy đơn vị được khảo sát

Tôi tên là Đặng Thị Thùy Dung. Hiện tại, tôi đang là học viên cao học chuyên ngành Kế toán thuộc Khoa Kế toán, trường Đại học Kinh tế TP. HCM và đang thực hiện luận văn thạc sĩ về hiệu quả kiểm toán nội bộ các đơn vị thuộc khu vực công Việt Nam.

Ý kiến của Anh (Chị) sẽ rất hữu ích cho tôi trong việc hoàn thành bài nghiên cứu này. Các trả lời của Anh (Chị) chỉ nhằm mục đích nghiên cứu, do vậy mọi thông tin cá nhân đều được bảo mật. Chân thành cảm ơn Anh (chị) đã giành thời gian quý báu để đóng góp cho nghiên cứu của tôi. Nếu có vấn đề gì, xin liên lạc với tôi qua điện thoại 0935.43.45.47 hoặc email: dangthithuydung1986@gmail.com.

Xin vui lòng đánh dấu vào đáp án phù hợp nhất theo suy nghĩ của Anh (Chị) về từng vấn đề được nêu ra dưới đây:

A- THÔNG TIN CHUNG

Xin Anh (Chị) vui lòng cho biết:

- Họ và tên:………

- Giới tính: Nam □ Nữ □

- Tên đơn vị đang công tác:………..

B- THÔNG TIN THỐNG KÊ

1. Vui lòng cho biết độ tuổi của Anh (Chị)?

a. Từ 20 đến 29 b. Từ 30 đến 39

c. Từ 40 đến 49 d. Từ 50 đến 59 e. Trên 60

2. Vui lòng cho biết ngành học củaAnh (Chị)?

a. Kế toán b. Kiểm toán

c. Quản trị d. Kinh tế học e. Khác…………..

3. Vui lòng cho biết trình độ học vấn của Anh (Chị)? (Có thể chọn nhiều đáp án)

c. Trên thạc sĩ:……… d. Chứng chỉ KTV đặc biệt khác………

1. Anh (Chị) hiện đang công tác vị trí chức vụ nào trong đơn vị?

a. Giám đốc đơn vị b. Trưởng bộ phận KTNB e. Khác……… c. Trưởng phòng tài chính d. Nhân viên KTNB

2. Số năm kinh nghiệm công tác của Anh (Chị) trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính , thuế?

a. Trên 10 năm b. Từ 5 năm đến dưới 10 năm c. Từ 2 đến dưới 5 năm d. Dưới 2 năm

3. Số năm kinh nghiệm làm việc của Anh (Chị) trong lĩnh vực kiểm toán nội bộ?

a. Trên 10 năm b. Từ 5 năm đến dưới 10 năm c. Từ 2 đến dưới 5 năm d. Dưới 2 năm

4. Số lượng nhân viên trong đơn vị của Anh (Chị) là bao nhiêu?

a. Trên 400 nhân viên c. Từ 100 đến dưới 400 nhân viên

c. Từ 50 đến dưới 100 nhân viên d. Từ 20 đến dưới 50 nhân viên e. dưới 20 nhân viên

5. Số lượng nhân viên kiểm toán nội bộ trong đơn vị của Anh (Chị) là bao nhiêu?

a. Trên 20 KTVNB b. Từ 10 KTVNB đến dưới 20 KTVNB c. Từ 5 KTVNB đến dưới 10 KTVNB d. Dưới 5 KTVNB

C- NỘI DUNG KHẢO SÁT

Xin vui lòng cho biết ý kiến của Anh (Chị) bằng cách khoanh tròn vào số mà Anh (Chị) cho phù hợp nhất với các nhận định dưới đây theo quy ước: 1-Rất không đồng ý; 2-Không đồng ý; 3-Không có ý kiến; 4-Đồng ý; 5-Rất đồng ý.

KHẢO SÁT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KIỂM TOÁN NỘI BỘ CÁC ĐƠN VỊ THUỘC KHU VỰC CÔNG TẠI VIỆT NAM ST

T

Chỉ tiêu Mức độ đồng ý

1 Hiệu quả của kiểm toán nội bộ (KTNB) phụ thuộc vào năng lực chuyên môn của kiểm toán viên nội bộ (KTVNB)

1 2 3 4 5

2 Hiệu quả KTNB phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc của KTVNB

1 2 3 4 5

3 Hiệu quả KTNB phụ thuộc vào sự am hiểu của KTVNB về các quy định về pháp lý, tài chính các đơn vị thuộc khu vực công

1 2 3 4 5

4 Hiệu quả KTNB phụ thuộc vào KTVNB có được đào tạo và cập nhật kiến thức chuyên ngành thường xuyên

1 2 3 4 5

5 Hiệu quả KTNB phụ thuộc vào số lượng nhân viên trong bộ phận KTNB quá nhiều hoặc quá ít

1 2 3 4 5

II Mối quan hệ giữa KTVNB và KTVBN (Kiểm toán

viên bên ngoài)

6 Hiệu quả KTNB phụ thuộc vào thái độ hỗ trợ và phối hợp thân thiện của KTVBN

1 2 3 4 5

7 Hiệu quả KTNB phụ thuộc vào việc KTVBN sẵn sàng cho KTVNB giải trình mối quan tâm đối với công tác KTNB tại đơn vị

1 2 3 4 5

8 Hiệu quả KTNB phụ thuộc vào trách nhiệm cung cấp số liệu và báo cáo kiểm toán của KTVNB cho KTVBN

1 2 3 4 5

9 Hiệu quả KTNB phụ thuộc vào việc KTVBN và KTVNB có thể chia sẻ các tài liệu làm việc với nhau

1 2 3 4 5

10 Hiệu quả KTNB phụ thuộc vào các nhà quản lý cấp cao thúc đẩy sự hợp tác giữa KTVBN và KTVNB

1 2 3 4 5

III Hỗ trợ quản lý đối với KTNB

11 Hiệu quả KTNB phụ thuộc vào việc các nhà quản lý cấp cao có đủ nhận thức và nhận thức tốt về vai trò của KTNB

12 Hiệu quả KTNB phụ thuộc vào các nhà quản lý cấp cao tham gia hỗ trợ tích cực để KTVNB thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm của mình

1 2 3 4 5

13 Hiệu quả KTNB phụ thuộc vào việc các nhà quản lý cấp cao khuyến khích các KTVNB trình bày và thực hiện các kiến nghị của họ

1 2 3 4 5

14 Hiệu quả KTNB phụ thuộc vào các nhà quản lý sẵn sàng hỗ trợ về ngân sách để thực hiện KTNB

1 2 3 4 5

15 Hiệu quả KTNB phụ thuộc vào việc KTVNB được tham dự và nhận biên bản họp của Ban lãnh đạo đơn vị các công việc có liên quan đến KTNB

1 2 3 4 5

IV Tính độc lập của KTNB

16 Hiệu quả KTNB phụ thuộc vào nhân viên KTNB có đủ tính độc lập để thực hiện nghĩa vụ và nhiệm vụ chuyên môn

1 2 3 4 5

17 Hiệu quả KTNB phụ thuộc vào KTVNB tự do quyết định phạm vi, thời gian của các thủ tục kiểm toán dựa trên các tiêu chuẩn kiểm toán và các chính sách của đơn vị

1 2 3 4 5

18 Hiệu quả KTNB phụ thuộc vào trưởng bộ phận KTNB có đủ quyền hạn để giữ được tính độc lập và bảo đảm bao quát về mặt kiểm toán chung

1 2 3 4 5

19 Hiệu quả KTNB phụ thuộc vào trưởng bộ phận KTNB được phép liên lạc trực tiếp, thường xuyên với Ban lãnh đạo cao cấp của đơn vị để trao đổi các vấn đề phát sinh tại đơn vị

1 2 3 4 5

20 Hiệu quả KTNB phụ thuộc vào các KTVNB khi thực hiện nhiệm vụ tránh mọi xung đột về lợi ích

21 Hiệu quả KTNB phụ thuộc vào các KTVNB khi thực hiện công việc sẽ không phải đối mặt với sự can thiệp của nhà quản lý

1 2 3 4 5

22 Hiệu quả KTNB phụ thuộc vào các KTVNB có thể tự do truy cập các tài liệu cần thiết, thông tin và dữ liệu của tất cả các phòng ban và nhân viên trong đơn vị

1 2 3 4 5

23 Hiệu quả KTNB phụ thuộc vào các KTVNB không được kiêm nhiệm các công việc nghiệp vụ khác trong đơn vị

1 2 3 4 5

24 Hiệu quả KTNB phụ thuộc vào ban quản lý cấp cao thực hiện phê duyệt việc bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm người đứng đầu bộ phận KTNB nếu họ làm tốt hoặc không tốt

1 2 3 4 5

25 Hiệu quả KTNB phụ thuộc vào KTVNB có quyền từ chối thực hiện các công việc không thuộc phạm vi nghiệp vụ KTNB

1 2 3 4 5

V Hiệu quả kiểm toán nội bộ

26 KTNB đạt hiệu quả sẽ cải thiện được hiệu suất công việc của tổ chức

1 2 3 4 5

27 KTNB đạt hiệu quả sẽ làm cho các hoạt động của tổ chức đi đúng với mục tiêu đề ra

1 2 3 4 5

28 KTNB đạt hiệu quả sẽ làm cho hệ thống kế toán nội bộ và kiểm soát hoạt động của tổ chức được cải thiện

1 2 3 4 5

29 KTNB đạt hiệu quả sẽ làm cho báo cáo tài chính của đơn vị đạt được tính trung thực và hợp lý

1 2 3 4 5

30 KTNB đạt hiệu quả sẽ đánh giá chính xác việc tuân thủ các chính sách, thủ tục, kế hoạch và điều lệ của tổ chức

1 2 3 4 5

31 KTNB đạt hiệu quả sẽ đánh giá chính xác các phương tiện bảo vệ tài sản

32 KTNB đạt hiệu quả sẽ góp phần đảm bảo thông tin tin cậy để phục vụ cho việc ra quyết định của Ban lãnh đạo

1 2 3 4 5

Phụ lục 2

DANH SÁCH CÁC ĐỐI TƯỢNG THAM GIA KHẢO SÁT

STT Họ tên người tham gia khảo sát theo đơn

vị làm việc

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ các đơn vị thuộc khu vực công tại việt nam (Trang 89 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)