Kết quả nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ các đơn vị thuộc khu vực công tại việt nam (Trang 54)

5. Kết cấu luận văn

4.1 Kết quả nghiên cứu định lượng

4.1.1 Phân tích thống kê tần số

4.1.1.1 Đặc điểm mẫu khảo sát

Nghiên cứu thu được 116 bảng trả lời qua email và bằng công cụ trực tuyến Google.docs từ các nhân viên hiện đang làm việc tại các đơn vị thuộc khu vực công.

Về đối tượng tham gia khảo sát:

Các đối tượng tham gia khảo sát có tỷ lệ giới tính khá đồng đều với tỷ lệ nữ chiếm 48.3% (56 người) và tỷ lệ nam chiếm 51.7% (60 người). Họ hiện đang làm việc tại nhiều vị trí công tác nhưng chủ yếu là công tác trong lĩnh vực kiểm toán nội bộ và có độ tuổi và kinh nghiệm làm việc khác nhau tại nhiều đơn vị thuộc lĩnh vực công. Cụ thể như sau:

46

Bảng 4.1: Độ tuổi, giới tính, ngành học của đối tượng tham gia khảo sát

Giới tính Độ tuổi Ngành học Chỉ tiêu Tần số Phần trăm Chỉ tiêu Tần số Phần trăm Chỉ tiêu Tần số Phần trăm Nam 56 48.3% Từ 20-29 34 29.3% Kế toán 48 41.4% Nữ 60 51.7% Từ 30-39 60 51.7% Kiểm toán 58 50% Từ 40-49 21 18.1% Quản trị 5 4.3% Từ 50-59 1 0.9% Khác 5 4.3% Tổng 116 100% 116 100% 116 100%

Bảng 4.2: Trình độ học vấn, chức vụ, KN làm việc của đối tượng tham gia khảo sát

Trình độ học vấn Chức vụ Kinh nghiệm làm việc

Chỉ tiêu Tần số Phần trăm Chỉ tiêu Tần số Phần trăm Chỉ tiêu Tần số Phần trăm Đại học 68 58.6 GĐ Đơn vị 3 2.6 Trên 10 năm 8 6.9% Thạc sĩ 46 39.7 Trưởng BP KTNB 21 18.1 Từ 5 năm đến dưới 10 năm 54 46.6% Khác 2 1.7 Trưởng phòng tài chính 8 6.9 Từ 2 đến dưới 5 năm 40 34.5% Nhân viên KTNB 70 60.3 Dưới 2 năm 14 12.1% Chức vụ khác 14 12.1 Tổng 116 100% 116 100% 116 100%

47

Từ các dữ liệu phân tích ở Bảng 4.1 và 4.2 cho thấy cơ cấu đối tượng tham gia khảo sát khá đa dạng, với đủ các độ tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, chức vụ. Điều này cung cấp cái nhìn khách quan, đa chiều mang lại thông tin có độ tin cậy cao hơn.

Về nhóm độ tuổi: nhóm tuổi từ 30 đến 39 chiếm tỷ lệ cao nhất (60 người chiếm 51.7%) và nhóm ít nhất là 50 đến 59 tuổi (chỉ có 1 người chiếm 0.9%)

Đối với trình độ học vấn: chủ yếu là trình độ đại học (68 người chiếm 58,6%) tiếp tới là trình độ thạc sỹ chiếm 39.7% và khác là 1.7%. Chức vụ của đối tượng khảo sát chủ yếu là nhân viên KTNB (70 người chiếm 60.3%) và thấp nhất là giám đốc đơn vị (2.6%).

Bên cạnh đó, tỷ lệ các đối tượng có kinh nghiệm làm việc từ 5 đến dưới 10 năm và từ 2 đến dưới 5 năm cao hơn nhiều so với tỷ lệ đối tượng đang giữ chức vụ trưởng bộ phận KTNB, điều này chứng tỏ vị trí công tác tăng không chỉ dựa vào kinh nghiệm làm việc mà còn dựa vào năng lực của mỗi người.

Về đơn vị được khảo sát:

Các đối tượng tham gia khảo sát hiện đang làm việc tại các đơn vị thuộc khu vực công. Cơ cấu của các đơn vị theo số lượng nhân viên và số lượng KTVNB được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 4.3: Số lượng NV, NV KTNB trong đơn vị

Số lượng NV trong đơn vị Số lượng KTVNB trong đơn vị

Chỉ tiêu Tần số Phần trăm Chỉ tiêu Tần số Phần trăm Trên 400 NV 1 0.9% Trên 20 KTVNB 5 4.3% Từ 100 đến dưới 400 NV 26 22.4% Từ 10 KTVNB đến dưới 20 KTVNB 22 19% Từ 50 đến dưới 100 NV 55 47.4% Từ 5 KTVNB đến dưới 10 KTVNB 32 27.6% Từ 20 đến dưới 50 NV 26 22.4% Dưới 5 KTVNB 57 49.1% Dưới 20 NV 8 6.9% Tổng

48

Theo bảng 4.3 thì cho thấy tỷ lệ các đơn vị số lượng NV KTNB ít hơn 5 chiếm tỷ lệ cao 49.1%, điều này cho thấy sự thiếu hụt về nguồn nhân lực KTVNB đang là vấn đề cần phải được quan tâm trong các đơn vị thuộc khu vực công.

4.1.1.2 Thống kê tần số thang đo HQ KTNB và các nhân tố ảnh hưởng đến HQ KTNB KTNB

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả KTNB được đánh giá qua thang đo Likert 5 mức độ: 1-Rất không đồng ý; 2-Không đồng ý; 3-Không có ý kiến; 4-Đồng ý; 5-Rất đồng ý. Sau đây là bảng tổng hợp về số lượng người lựa chọn các đáp án, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của từng biến quan sát đối với mỗi thang đo:

Biến phụ thuộc:

Thang đo hiệu quả KTNB

Bảng 4.4: Thống kê tần số thang đo “Hiệu quả KTNB”

Biến quan sát Tần số mức độ đồng ý Trung bình Độ lệch chuẩn 1 2 3 4 5 HQ7 TNB đạt hiệu quả sẽ góp phần đảm bảo thông tin tin cậy để phục vụ cho việc ra quyết định của Ban lãnh đạo

0 1 5 46 64 4.49 0.625

HQ1 KTNB đạt hiệu quả sẽ cải thiện được hiệu suất công việc của đơn vị

0 5 36 63 12 3.76 0.654

HQ2 KTNB đạt hiệu quả sẽ làm cho các hoạt động của đơn vị đi đúng với mục tiêu đề ra

0 2 41 64 9 3.69 0.638

HQ5 KTNB đạt hiệu quả sẽ đánh giá chính xác việc tuân thủ các chính sách, thủ tục, kế hoạch và điều lệ của đơn vị

0 2 40 66 8 3.69 0.624

HQ4 KTNB đạt hiệu quả sẽ làm cho báo cáo tài chính của đơn vị đạt được tính trung thực và hợp lý

0 1 40 73 2 3.66 0.529

HQ3 KTNB đạt hiệu quả sẽ làm cho hệ thống kế toán nội bộ và kiểm soát hoạt động của đơn vị được cải thiện

0 1 40 74 1 3.65 0.515

HQ6 KTNB đạt hiệu quả sẽ đánh giá chính xác các phương tiện bảo vệ tài sản

0 2 51 61 2 3.54 0.566

49

Đối với HQKTNB, các KTVNB khá lưỡng lự khi lựa chọn các mức độ đồng ý đối với các nhận định. Bằng chứng là vẫn còn khá nhiều đối tượng lựa chọn mức độ “ không có ý kiến” cho các nhận định về HQKTNB và giá trị trung bình dao động từ 4.49 đến 3.54. Tỷ lệ các đối tượng khảo sát cho rằng “KTNB đạt hiệu quả sẽ góp phần đảm bảo thông tin tin cậy để phục vụ cho việc ra quyết định của Ban lãnh đạo” khá cao với 110/116 đối tượng (tương đương với 94.8%) có mức độ từ “đồng ý” tới “rất đồng ý”. Điều này cho thấy khi KTNB đạt hiệu quả sẽ cung cấp cho đơn vị một hệ thống các quy tắc để đảm bảo các hoạt động trong tương lai được sắp đặt một cách phù hợp.

Tỷ lệ các đối tượng khảo sát cho rằng khi KTNB đạt hiệu quả sẽ cải thiện được hiệu suất làm việc của đơn vị, làm cho hoat động của đơn vị đi đúng với mục tiêu đề ra, đánh giá chính xác việc tuân thủ các chính sách - thủ tục - kế hoạch và điều lệ của đơn vị, sẽ làm cho báo cáo tài chính của đơn vị đạt được tính trung thực và hợp lý, làm cho hệ thống kế toán nội bộ và kiểm soát hoạt động của đơn vị được cải thiện, đánh giá chính xác các phương tiện bảo vệ tài sản có mức độ từ “đồng ý” tới “rất đồng ý” khá đồng đều, bằng chứng là các nhận định nhận được sự đồng ý dao động từ 55% đến 65%. Điều này cho thấy khi KTNB đạt hiệu quả sẽ cung cấp cho Ban lãnh đạo cấp cao một sự đảm bảo mà họ có thể sử dụng để thực hiện nhiệm vụ của mình trong đơn vị và các bên liên quan bằng cách đánh giá và nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý, quản trị rủi ro và quy trình kiểm soát.

Biến độc lập

[1] Thang đo năng lực và số lượng nhân viên KTNB

Bảng 4.5: Thống kê tần số thang đo “Năng lực và số lượng nhân viên KTNB”

Biến quan sát Tần số mức độ đồng ý Trun g bình Độ lệch chuẩn 1 2 3 4 5

NL1 Hiệu quả của kiểm toán nội bộ (KTNB) phụ thuộc vào năng lực chuyên môn của kiểm toán viên

50

nội bộ (KTVNB)

NL4 Hiệu quả KTNB phụ thuộc vào KTVNB có được đào tạo và cập nhật kiến thức chuyên ngành thường xuyên

1 9 19 52 35 3.96 0.927

NL3 Hiệu quả KTNB phụ thuộc vào sự am hiểu của KTVNB về các quy định về pháp lý, tài chính các đơn vị thuộc khu vực công

2 11 23 47 33 3.84 1.001

NL2 Hiệu quả KTNB phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc của KTVNB

0 17 20 56 23 3.73 0.945

NL5 Hiệu quả KTNB phụ thuộc vào số lượng nhân viên trong bộ phận KTNB quá nhiều hoặc quá ít

4 16 27 53 16 3.53 1.008

(Bảng được sắp xếp theo giá trị trung bình giảm dần)

Bảng 4.5 cho thấy với nhân tố năng lực và số lượng nhân viên KTNB, các đối tượng khảo sát có mức độ đồng ý cao hơn đối với biến NL1 và mức độ đồng ý thấp hơn đối với các biến NL2, NL3, NL4, NL5. Biến NL1 “Hiệu quả của kiểm toán nội bộ (KTNB) phụ thuộc vào năng lực chuyên môn của kiểm toán viên nội bộ (KTVNB)” nhận được sự đồng tình của 96/116 (tương ứng với 82.7%). Điều này chứng tỏ các đối tượng khảo sát rất xem trọng năng lực chuyên môn đối với hiệu quả KTNB. Các biến NL4 được 87/116 (tương ứng 75%) đồng ý và biến NL3 được 80/116 (tương ứng 68.96%) đồng ý, biến NL2 được 79/116 (tương ứng 68.1%) đồng ý, biến NL5 nhận được sự đồng ý thấp nhất được 69/116 (tương ứng 59.5%). Kết quả trên cho thấy tỷ lệ đồng ý của các biến ở mức cao và đồng đều. Để giải thích cho điều này có lẽ các đối tượng khảo sát đều cho rằng năng lực và kiến thức của KTVNB, số lượng KTVNB trong đơn vị là rất cần thiết cho hoạt động kiểm toán, KTVNB phải có những kiến thức và kỹ năng tốt để thực hiện vai trò, trách

51

nhiệm của họ. Điều đó có nghĩa rằng họ phải có đủ kiến thức trong việc đánh giá quản lý rủi ro của đơn vị nhằm mang hiệu quả KTNB.

[2] Thang đo mối quan hệ giữa KTVNB và KTVBN (Kiểm toán viên bên ngoài)

Bảng 4.6: Thống kê tần số thang đo“MQH giữa KTVNB và KTVBN (KTV bên ngoài)

Biến quan sát Tần số mức độ đồng ý Trung bình Độ lệch chuẩn 1 2 3 4 5

QH5 Hiệu quả KTNB phụ thuộc vào các nhà quản lý cấp cao thúc đẩy sự hợp tác giữa KTVBN và KTVNB

0 2 1 92 21 4.14 0.492

QH4 Hiệu quả KTNB phụ thuộc vào việc KTVBN và KTVNB có thể chia sẻ các tài liệu làm việc với nhau

0 0 5 103 8 4.03 0.335

QH2 Hiệu quả KTNB phụ thuộc vào việc KTVBN sẵn sàng cho KTVNB giải trình mối quan tâm đối với công tác KTNB tại đơn vị

0 2 6 97 11 4.01 0.466

QH1 Hiệu quả KTNB phụ thuộc vào thái độ hỗ trợ và phối hợp thân thiện của KTVBN

0 1 6 105 4 3.97 0.347

QH3 Hiệu quả KTNB phụ thuộc vào trách nhiệm cung cấp số liệu và báo cáo kiểm toán của KTVNB cho KTVBN

1 4 5 96 10 3.95 0.587

52

Bảng 4.6 cho thấy với nhân tố mối quan hệ giữa KTVNB và KTVBN, các đối tượng khảo sát đều đánh giá mức độ đồng ý của các biến từ QH1đến QH5 khá cao. Biến QH5 “Hiệu quả KTNB phụ thuộc vào các nhà quản lý cấp cao thúc đẩy sự hợp tác giữa KTVBN và KTVNB” nhận được sự đồng ý cao nhất 113/116 (tương ứng với tỷ lệ 97.4%). Điều này chứng tỏ các đối tượng khảo sát cho rằng mối quan hệ giữa KTVNB và KTVBN được các nhà quản lý cấp cao thúc đẩy và giữa hai KTV này có kỹ năng hợp tác, phối hợp trong công việc tốt khi thực hiện nhiệm vụ sẽ góp phần giúp cho công việc được phối kết một cách nhịp nhàng, hiệu quả. Đồng thời việc này còn giúp giảm thiểu sự chồng chéo trong công việc. KTVBN có thể sử dụng kết quả hoặc công việc thực hiện của KTVNB để xác định bản chất, thời gian, nội dung thực hiện công việc kiểm toán của họ, trong khi đó KTVNB có thể hỗ trợ KTVBN hiểu được hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp, đông thời giúp ích trong việc thu thập các thông tin liên quan trong việc xác định và đánh giá rủi ro quy trình kiểm soát của đơn vị. KTVNB cũng có thể sử dụng kết quả của KTVBN để mang đến sự đảm bảo liên quan đến các công việc mà họ đang cần phải thu thập trong phạm vi kiểm toán nội bộ.

[3] Thang đo hỗ trợ quản lý đối với KTNB

Bảng 4.7: Thống kê tần số thang đo“Hỗ trợ quản lý đối với KTNB”

Biến quan sát Tần số mức độ đồng ý Trung

bình

Độ lệch chuẩn

1 2 3 4 5

HT3 Hiệu quả KTNB phụ thuộc vào việc các nhà quản lý cấp cao khuyến khích các KTVNB trình bày và thực hiện các kiến nghị của họ

1 6 20 62 27 3.93 0.831

HT4 Hiệu quả KTNB phụ thuộc vào các nhà quản lý sẵn sàng hỗ trợ về ngân sách để thực hiện

53

KTNB

HT2 Hiệu quả KTNB phụ thuộc vào các nhà quản lý cấp cao tham gia hỗ trợ tích cực để KTVNB thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm của mình

1 9 36 62 8 3.58 0.771

HT1 Hiệu quả KTNB phụ thuộc vào việc các nhà quản lý cấp cao có đủ nhận thức và nhận thức tốt về vai trò của KTNB

3 11 42 42 18 3.53 0.955

HT5 Hiệu quả KTNB phụ thuộc vào việc KTVNB được tham dự và nhận biên bản họp của Ban lãnh đạo đơn vị các công việc có liên quan đến KTNB

33 12 23 34 14 2.86 1.420

(Bảng được sắp xếp theo giá trị trung bình giảm dần)

Bảng 4.7 với nhân tố hỗ trợ quản lý đối với KTNB, mức độ đồng ý của các đối tượng khảo sát cho các biến từ HT1 đến HT4 rất đồng đều tỷ lệ đồng ý dao động từ 51.7% đến 76.7% và giá trị trung bình từ 3.93 đến 3.53. Trong đó biến HT3 có tỷ lệ đồng ý cao nhất 89/116 (Tương ứng 76.7%) và giá trị trung bình 3.93. Có thể cho thấy rằng sự đồng tình của các đối tượng khảo sát trong việc các nhà quản lý cấp cao khuyến khích các KTVNB trình bày và thực hiện các kiến nghị của họ, cũng như sự hỗ trợ về ngân sách, tham gia hỗ trợ tích cực và có đủ nhận thức tốt về vai trò của KTNB sẽ mang lại hiệu quả KTNB tại đơn vị, vì trong thực tế khái niệm về KTNB vẫn còn khá xa lạ với nhiều nhà quản lý. Do đó nhà quản lý cấp cao tại đơn vị có vai trò quan trọng trong việc tác động tới KTNB dưới góc độ tổ chức bộ máy kiểm toán và tổ chức thực hiện KTNB. Tuy nhiên ở biến HT5 “Hiệu quả KTNB phụ thuộc vào việc KTVNB được tham dự và nhận biên bản họp của Ban lãnh đạo đơn vị các công việc có liên quan đến KTNB” lại có tỷ lệ đồng ý thấp 48/116 (tương

54

ứng 41.3%). Điều này cho thấy trong nhiều đơn vị, KTNB chưa có được sự cộng tác của Ban lãnh đạo tại đơn vị.

[4]Thang đo tính độc lập của KTNB

Bảng 4.8: Thống kê tần số thang đo“Tính độc lập của KTNB”

Biến quan sát Tần số mức độ đồng ý Trung bình Độ lệch chuẩn 1 2 3 4 5

DL7 Hiệu quả KTNB phụ thuộc vào các KTVNB có thể tự do truy cập các tài liệu cần thiết, thông tin và dữ liệu của tất cả các phòng ban và nhân viên trong đơn vị

1 2 11 10 92 4.64 0.796

DL10 Hiệu quả KTNB phụ thuộc vào KTVNB có quyền từ chối thực hiện các công việc không thuộc phạm vi nghiệp vụ KTNB

0 3 4 79 30 4.17 0.608

DL8 Hiệu quả KTNB phụ thuộc vào các KTVNB không được kiêm nhiệm các công việc nghiệp vụ khác trong đơn vị

0 1 3 89 23 4.16 0.486

DL9 Hiệu quả KTNB phụ thuộc vào ban quản lý cấp cao thực hiện phê duyệt việc bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm người đứng đầu bộ phận KTNB nếu họ làm tốt hoặc không tốt

0 1 10 79 26 4.12 0.577

DL2 Hiệu quả KTNB phụ thuộc vào KTVNB tự do quyết định phạm vi, thời gian của các thủ

55

tục kiểm toán dựa trên các tiêu chuẩn kiểm toán và các chính sách của đơn vị

DL4 Hiệu quả KTNB phụ thuộc vào trưởng bộ phận KTNB được phép liên lạc trực tiếp, thường xuyên với Ban lãnh đạo cao cấp của đơn vị để trao đổi các vấn đề phát sinh tại đơn vị

3 20 43 42 8 3.28 0.919

DL3 Hiệu quả KTNB phụ thuộc vào

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ các đơn vị thuộc khu vực công tại việt nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)