5. Kết cấu luận văn
2.3.2 Lý thuyết ủy nhiệm
Lý thuyết ủy nhiệm có nguồn gốc từ lý thuyết kinh tế, được phát triển bỡi Alchial & Demsetz (1972), và được Jensen & Meckling phát triển thêm vào năm 1976. Lý thuyết này nhấn mạnh rằng, người ủy nhiệm quyết định lựa chọn người thừa hành thay mặt họ thực hiện một số nhiệm vụ và người thừa hành phải cung cấp lựa chọn tốt hơn cho người ủy nhiệm. Kết quả thực hiện nhiệm vụ của người thừa hành sẽ được xem xét bỡi một bên thứ 3 thực hiện vai trò giám sát, đánh giá một cách khách quant hay mặt cho người ủy nhiệm.
Michael B. Adams, (1994) Lập luận rằng lý thuyết ủy nhiệm cũng cung cấp một khuôn khổ lý thuyết hữu ích cho việc nghiên cứu các chức năng kiểm toán nội bộ,
26
ông cho rằng lý thuyết ủy nhiệm không chỉ giúp giải thích và dự đoán sự tồn tại của kiểm toán nội bộ, mà nó cũng giúp giải thích vai trò và trách nhiệm được giao cho kiểm toán viên nội bộ của tổ chức, và lý thuyết ủy nhiệm cũng dự báo các chức năng kiểm toán nội bộ có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi thay đổi tổ chức. Ông cũng kết luận rằng lý thuyết ủy nhiệm cung cấp một cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu phong phú mà có lợi cho cả cộng đồng học thuật và nghề nghiệp kiểm toán nội bộ. Do đó tác giả sử dụng lý thuyết ủy nhiệm xuyên xuốt quá trình nghiên cứu luận văn để phân tích trách nhiệm của bộ phận kiểm toán nội bộ trong việc cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của các đơn vị thuộc khu vực công. Ngoài ra, lý thuyết ủy nhiệm còn giúp tác giả nghiên cứu về nhu cầu sử dụng thông tin của các thủ trưởng đơn vị để đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kiểm toán nội bộ tại đơn vị đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng thông tin bên ủy thác