5. Kết cấu luận văn
3.2 Mục tiêu, phương pháp và mẫu khảo sát
3.2.1 Mục tiêu khảo sát
Dựa vào mục tiêu nghiên cứu, tác giả đưa ra các mục tiêu khảo sát như sau:
[1] Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ các đơn vị thuộc khu vực công tại Việt Nam
40
[2] Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả kiểm toán nội bộ các đơn vị thuộc khu vực công tại Việt Nam
[3] Đánh giá tình hình chung của hiệu quả kiểm toán nội bộ các đơn vị thuộc khu vực công tại Việt Nam hiện nay
3.2.2 Phương pháp khảo sát
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả tiến hành khảo sát bằng công cụ khảo sát là bảng câu hỏi. Đây là công cụ thu thập dữ liệu phổ biến nhất trong nghiên cứu định lượng (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Công cụ này cung cấp những dữ liệu định lượng về thái độ, ý kiến hoặc xu hướng của tổng thể bằng cách khảo sát mẫu chọn từ tổng thể, dữ liệu thu thập từ mẫu sẽ giải thích cho tổng thể thông qua các phương pháp phân tích thống kê và kiểm định.
3.2.3 Mẫu khảo sát
Luận văn sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, theo đó tác giả sẽ chọn bất kỳ phần tử nào mà tác giả có thể tiếp cận để đưa vào mẫu. Về kích thước mẫu, để thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA và sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội thì kích thước mẫu tối thiểu là 100 và tỷ lệ quan sát /biến quan sát thường là 5:1 tức 1 biến quan sát cần tối thiểu 5 quan sát (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Một số quan điểm khác đề nghị tỷ lệ quan sát /biến quan sát là từ 2:1 đến 20:1 (Velicer & Fava, 1998, theo Nguyễn Thị Bích Liên, 2012).
Trong luận văn này, do hạn chế về thời gian và ngân sách, tác giả lựa chọn tỷ lệ quan sát/biến quan sát là 3:1 tức với 32 biến quan sát thì số mẫu thu thập cần 96. Nhưng để đảm bảo về số mẫu tối thiểu để thực hiện EFA và sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội nên kích thước mẫu cho nghiên cứu này là 116.
Đối tượng khảo sát là những nhân viên kiểm toán nội bộ, các trưởng bộ phận kiểm toán nội bộ, trưởng phòng tài chính, giám đốc tại các đơn vị trong và ngoài khu vực công. Lý do lựa chọn các đối tượng này là do họ là những người tham gia trực tiếp vào kiểm toán nội bộ tại các đơn vị cũng như tiếp nhận những phản hồi về hiệu quả kiểm toán nội tại đơn vị đó. Vì vậy, họ là người trực tiếp cảm nhận được các nhân
41
tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quả KTNB tại các đơn vị. Do đó sẽ mang lại kết quả khảo sát có độ tin cậy cao hơn.
3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu
Các kỹ thuật phân tích thống kê được sử dụng để xác định mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả KTNB bao gồm thống kê tần số, tính toán hệ số Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính bội cụ thể như sau:
Thu thập bảng khảo sát, tổng hợp mã hóa và chương trình thống kê SPSS
Sử dụng công cụ thống kê tần số để tính toán các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn. qua đó đánh giá mức độ đồng ý của người được khảo sát đối với từng biến quan sát
Đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s alpha: Hệ số này
giúp đo lường tính nhất quán của các biến quan sát trong cùng một thang đo để đo lường cùng một khái niệm (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Hệ số này được tính toán trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA để loại các biến không phù hợp. hệ số này có giá trị biến thiên trong khoảng [0;1], Về lý thuyết , Cronbach’s alpha càng cao càng tốt (thang đo có độ tin cậy cao). Tuy nhiên điều này không thực sự vậy. Hệ số Cronbach’s alpha quá lớn (α > 0.95) cho thấy nhiều biến trong thang đo không có gì khác biệt nhau hiện tượng này gọi là hiện tượng trùng lắp trong đo lường. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1thì thang đo lường là tốt (Nunnally & Bernstein 1994), từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được (Peterson, 1994). Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm thang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Slater, 1995). Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng (hiệu chỉnh) phải lớn hơn hoặc bằng 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu (Nunnally & Bernstein 1994), ngược lại những biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ được coi là biến rác và cần được loại ra khỏi mô hình.
42
Phân tích nhân tố khám phá EFA: Nhằm đánh giá hai loại giá trị của thang đo
đó là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt ngoài ra EFA dùng để rút gọn nhiều biến quan sát lại thành từng nhóm nhân tố để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết các nội dung thông tin của biến ban đầu. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến quan sát (Hair & cộng sự, 1998). Điều kiện để thực hiện được phân tích nhân tố khám phá EFA được nhiều nhà nghiên cứu đồng ý là:
o Chỉ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) là chỉ số xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố phải nằm trong khoảng 0.5 < KMO <1. Theo Hair & cộng sự, (1998) chỉ số KMO nằm trong khoảng này thì chứng tỏ phân tích nhân tố là thích hợp.
o Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig < 0.05). Đây là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig < 0.05) thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể (Trong & Ngoc, 2008).
o Hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố (Factor loading) > 0.5. Theo Hair & cộng sự (1998), hệ số tải nhân tố là chỉ tiêu để đảm bảo ý nghĩa thiết thực của EFA.
- Factor loading > 0.3 được xem là mức tối thiểu (được khuyên dùng nếu cỡ mẫu ít nhất là 350)
- Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng
- Factor loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn (được khuyên dùng nếu cỡ mẫu ít nhất là 100)
o Tổng phương sai trích > 50%: thể hiện phần trăm biến thiên của biến quan sát nghĩa là xem biến thiên là 100% thì giá trị này cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu % và bị thất thoát bao nhiêu % (Trong & Ngoc, 2008).
43
o Eigenvalue ≥ 1: đại diện cho phần biến thiên được giải thích bỡi mỗi nhân tố
Luận văn sử dụng phép quay Varimax trong phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm tối thiểu hóa lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố, giúp tăng cường khả năng giải thích các nhân tố. Và thực hiện phân tích EFA riêng cho 2 nhóm biến độc lập và biến phụ thuộc.
Phân tích tương quan: được sử dụng để kiểm định mối tương quan tuyến tính
giữa các biến trong mô hình (giữa biến phụ thuộc với từng biến độc lập, giữa các biến độc lập với nhau). Trong bài, hệ số tương quan Pearson (kí hiệu r) được tính toán để lượng hóa mức độ chặc chẽ trong mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng, giá trị tuyệt đối của hệ số này càng gần 1 thì hai biến này có tương quan tuyến tính chặt chẽ (Trong & Ngoc, 2008). Đồng thời, hiện tượng đa cộng tuyến cũng sẽ được xem xét.
Phân tích hồi quy tuyến tính bội: sau khi kết luận các biến có mối liên hệ
tuyến tính thì có thể mô hình hóa mối quan hệ nhân quả của các biến này bằng mô hình hồi quy tuyến tính. Nghiên cứu thực hiện hồi quy đa biến theo phương pháp Enter tức đưa tất cả các biến vào một lượt. Cụ thể phương trình trong phân tích hồi quy như sau:
HQ = f(NL,QH,HT,DL) + e
Trong đó:
- HQ: Hiệu quả KTNB (biến phụ thuộc)
- NL: Năng lực và số lượng của kiểm toán viên nội bộ
- QH: Mối quan hệ giữa KTVNB và KTVBN (Kiểm toán viên bên ngoài) - HT: Hỗ trợ quản lý đối với KTNB
- DL: Tính độc lập của KTNB - e: Sai số
44
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 tác giả trình bày quy trình nghiên cứu chung của luận văn, thiết kế thang đo và xây dựng bảng câu hỏi, mục tiêu khảo sát, phương pháp khảo sát, mẫu khảo sát và phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng trong luận văn.
Với mục tiêu khảo sát [1] Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ các đơn vị thuộc khu vực công tại Việt Nam, [2] Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả kiểm toán nội bộ các đơn vị thuộc khu vực công tại Việt Nam, [3] Đánh giá tình hình chung của hiệu quả kiểm toán nội bộ các đơn vị thuộc khu vực công tại Việt Nam hiện nay, luận văn sử dụng phương pháp bằng công cụ là bảng câu hỏi, và thiết kế 5 thang đo tương ứng với mô hình nghiên cứu được đề xuất bao gồm 1 biến phụ thuộc và 4 biến độc lập. Qua đó xây dựng bảng câu hỏi và gửi đến các nhân viên KTNB, các trưởng bộ phận KTNB, trưởng phòng tài chính, giám đốc đang làm việc tại các đơn vị thuộc trong và ngoài khu vực công. Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được phân tích bằng các phương pháp phân tích như thống kê tần số, tính toán hệ số Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính bội, qua sự hỗ trợ của phần mềm SPSS nhằm xác định được mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả KTNB.
45
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Chương 4 tác giả trình bày kết quả của các phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng trong luận văn như: phân tích thống kê mô tả, phân tích Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính bội và trong chương này tác giả cũng đưa ra bàn luận kết quả đạt được.
4.1 Kết quả nghiên cứu định lượng 4.1.1 Phân tích thống kê tần số 4.1.1 Phân tích thống kê tần số
4.1.1.1 Đặc điểm mẫu khảo sát
Nghiên cứu thu được 116 bảng trả lời qua email và bằng công cụ trực tuyến Google.docs từ các nhân viên hiện đang làm việc tại các đơn vị thuộc khu vực công.
Về đối tượng tham gia khảo sát:
Các đối tượng tham gia khảo sát có tỷ lệ giới tính khá đồng đều với tỷ lệ nữ chiếm 48.3% (56 người) và tỷ lệ nam chiếm 51.7% (60 người). Họ hiện đang làm việc tại nhiều vị trí công tác nhưng chủ yếu là công tác trong lĩnh vực kiểm toán nội bộ và có độ tuổi và kinh nghiệm làm việc khác nhau tại nhiều đơn vị thuộc lĩnh vực công. Cụ thể như sau:
46
Bảng 4.1: Độ tuổi, giới tính, ngành học của đối tượng tham gia khảo sát
Giới tính Độ tuổi Ngành học Chỉ tiêu Tần số Phần trăm Chỉ tiêu Tần số Phần trăm Chỉ tiêu Tần số Phần trăm Nam 56 48.3% Từ 20-29 34 29.3% Kế toán 48 41.4% Nữ 60 51.7% Từ 30-39 60 51.7% Kiểm toán 58 50% Từ 40-49 21 18.1% Quản trị 5 4.3% Từ 50-59 1 0.9% Khác 5 4.3% Tổng 116 100% 116 100% 116 100%
Bảng 4.2: Trình độ học vấn, chức vụ, KN làm việc của đối tượng tham gia khảo sát
Trình độ học vấn Chức vụ Kinh nghiệm làm việc
Chỉ tiêu Tần số Phần trăm Chỉ tiêu Tần số Phần trăm Chỉ tiêu Tần số Phần trăm Đại học 68 58.6 GĐ Đơn vị 3 2.6 Trên 10 năm 8 6.9% Thạc sĩ 46 39.7 Trưởng BP KTNB 21 18.1 Từ 5 năm đến dưới 10 năm 54 46.6% Khác 2 1.7 Trưởng phòng tài chính 8 6.9 Từ 2 đến dưới 5 năm 40 34.5% Nhân viên KTNB 70 60.3 Dưới 2 năm 14 12.1% Chức vụ khác 14 12.1 Tổng 116 100% 116 100% 116 100%
47
Từ các dữ liệu phân tích ở Bảng 4.1 và 4.2 cho thấy cơ cấu đối tượng tham gia khảo sát khá đa dạng, với đủ các độ tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, chức vụ. Điều này cung cấp cái nhìn khách quan, đa chiều mang lại thông tin có độ tin cậy cao hơn.
Về nhóm độ tuổi: nhóm tuổi từ 30 đến 39 chiếm tỷ lệ cao nhất (60 người chiếm 51.7%) và nhóm ít nhất là 50 đến 59 tuổi (chỉ có 1 người chiếm 0.9%)
Đối với trình độ học vấn: chủ yếu là trình độ đại học (68 người chiếm 58,6%) tiếp tới là trình độ thạc sỹ chiếm 39.7% và khác là 1.7%. Chức vụ của đối tượng khảo sát chủ yếu là nhân viên KTNB (70 người chiếm 60.3%) và thấp nhất là giám đốc đơn vị (2.6%).
Bên cạnh đó, tỷ lệ các đối tượng có kinh nghiệm làm việc từ 5 đến dưới 10 năm và từ 2 đến dưới 5 năm cao hơn nhiều so với tỷ lệ đối tượng đang giữ chức vụ trưởng bộ phận KTNB, điều này chứng tỏ vị trí công tác tăng không chỉ dựa vào kinh nghiệm làm việc mà còn dựa vào năng lực của mỗi người.
Về đơn vị được khảo sát:
Các đối tượng tham gia khảo sát hiện đang làm việc tại các đơn vị thuộc khu vực công. Cơ cấu của các đơn vị theo số lượng nhân viên và số lượng KTVNB được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 4.3: Số lượng NV, NV KTNB trong đơn vị
Số lượng NV trong đơn vị Số lượng KTVNB trong đơn vị
Chỉ tiêu Tần số Phần trăm Chỉ tiêu Tần số Phần trăm Trên 400 NV 1 0.9% Trên 20 KTVNB 5 4.3% Từ 100 đến dưới 400 NV 26 22.4% Từ 10 KTVNB đến dưới 20 KTVNB 22 19% Từ 50 đến dưới 100 NV 55 47.4% Từ 5 KTVNB đến dưới 10 KTVNB 32 27.6% Từ 20 đến dưới 50 NV 26 22.4% Dưới 5 KTVNB 57 49.1% Dưới 20 NV 8 6.9% Tổng
48
Theo bảng 4.3 thì cho thấy tỷ lệ các đơn vị số lượng NV KTNB ít hơn 5 chiếm tỷ lệ cao 49.1%, điều này cho thấy sự thiếu hụt về nguồn nhân lực KTVNB đang là vấn đề cần phải được quan tâm trong các đơn vị thuộc khu vực công.
4.1.1.2 Thống kê tần số thang đo HQ KTNB và các nhân tố ảnh hưởng đến HQ KTNB KTNB
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả KTNB được đánh giá qua thang đo Likert 5 mức độ: 1-Rất không đồng ý; 2-Không đồng ý; 3-Không có ý kiến; 4-Đồng ý; 5-Rất đồng ý. Sau đây là bảng tổng hợp về số lượng người lựa chọn các đáp án, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của từng biến quan sát đối với mỗi thang đo:
Biến phụ thuộc:
Thang đo hiệu quả KTNB
Bảng 4.4: Thống kê tần số thang đo “Hiệu quả KTNB”
Biến quan sát Tần số mức độ đồng ý Trung bình Độ lệch chuẩn 1 2 3 4 5 HQ7 TNB đạt hiệu quả sẽ góp phần đảm bảo thông tin tin cậy để phục vụ cho việc ra quyết định của Ban lãnh đạo
0 1 5 46 64 4.49 0.625
HQ1 KTNB đạt hiệu quả sẽ cải thiện được hiệu suất công việc của đơn vị
0 5 36 63 12 3.76 0.654
HQ2 KTNB đạt hiệu quả sẽ làm cho các hoạt động của đơn vị đi đúng với mục tiêu đề ra
0 2 41 64 9 3.69 0.638
HQ5 KTNB đạt hiệu quả sẽ đánh giá chính xác việc tuân thủ các chính sách, thủ tục, kế hoạch và điều lệ của đơn vị
0 2 40 66 8 3.69 0.624
HQ4 KTNB đạt hiệu quả sẽ làm cho báo cáo tài chính của đơn vị đạt được tính trung thực và hợp lý
0 1 40 73 2 3.66 0.529
HQ3 KTNB đạt hiệu quả sẽ làm cho hệ thống kế toán nội bộ và kiểm soát hoạt động của đơn vị được cải thiện
0 1 40 74 1 3.65 0.515
HQ6 KTNB đạt hiệu quả sẽ đánh giá chính xác các phương tiện bảo vệ tài sản
0 2 51 61 2 3.54 0.566
49
Đối với HQKTNB, các KTVNB khá lưỡng lự khi lựa chọn các mức độ đồng ý đối