5. Kết cấu luận văn
2.3 Các lý thuyết nền phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn
2.3.1 Lý thuyết quản trị công mới (NPM)
Lý thuyết này được được đề xướng bỡi Hood (1991) với trọng tâm là mô hình quản trị công mới (New Public Management).
Đối với Chính phủ của hành chính công truyền thống: Mọi công vụ được Chính phủ thực thi, giải quyết theo pháp luật quy định. Chức năng của Chính phủ nặng về hành chính xã hội, trực tiếp tham gia các công việc công ích xã hội. Chức năng của Chính phủ thuần tuý mang tính hành chính không trực tiếp liên hệ đến thị trường. Trong khi đó, đối với Chính phủ của hành chính phát triển: Các công vụ mang tính chính trị nhiều hơn, ảnh hưởng của chính trị ngày càng lớn trong hành chính. Chức năng tham gia trực tiếp các dịch vụ công cộng ngày càng giảm bớt mà thông qua việc xã hội hoá các dịch vụ đó để quản lý xã hội, nhưng vẫn có sự quản lý của Nhà nước. Chức năng của Chính phủ đối mặt với những thách thức của thi trường. Nền hành chính phát triển của các nước đều phải quan tâm và gánh vác nghĩa vụ chung đối
25
với những vấn đề của loài người như nghèo đói, dịch bệnh, môi truờng, ma tuý, tội phạm…
Nói tóm lại, Quản lý công mới (Hành chính phát triển) có cách tiếp cận mới đối với hành chính công truyền thống. Sự xuất hiện của mô hình này đã làm cho cách thức hoạt động của khu vực công có nhiều thay đổi đáng kể. Với các đặc tính của mô hình mới: hiệu quả hoạt động quản lý, phi quy chế hoá, phân quyền, áp dụng một số yếu tố của cơ chế thi trường, gắn bó với chính trị, tư nhân hoá một phần hoạt động của Nhà nước, vận dụng nhiều phương pháp quản lý doanh nghiệp, xu hướng quốc tế hoá ; mô hình hành chính phát triển xuất hiện nhằm khắc phục những yếu kém không phù hợp của mô hình hành chính truyền thống. Nền kinh tế Việt Nam đang vận hành theo cơ chế thị trường và ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Chức năng của Chính phủ chắc chắn sẽ phải đối mặt với những thách thức của thị trường trong nước và thị trường thế giới.
Do đó đi cùng với vận dụng những nhân tố hợp lý của mô hình Quản lý công mới (Hành chính phát triển) để xây dựng một mô hình mang tính đặc sắc Việt Nam, đẩy mạnh cải cách hành chính theo kịp cải cách kinh tế thì việc đánh giá hiệu quả của KTNB tại các đơn vị thuộc khu vực công là điều cần thiết, để đánh giá được hiệu quả KTNB thì trước hết cần phải xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả KTNB.
2.3.2 Lý thuyết ủy nhiệm
Lý thuyết ủy nhiệm có nguồn gốc từ lý thuyết kinh tế, được phát triển bỡi Alchial & Demsetz (1972), và được Jensen & Meckling phát triển thêm vào năm 1976. Lý thuyết này nhấn mạnh rằng, người ủy nhiệm quyết định lựa chọn người thừa hành thay mặt họ thực hiện một số nhiệm vụ và người thừa hành phải cung cấp lựa chọn tốt hơn cho người ủy nhiệm. Kết quả thực hiện nhiệm vụ của người thừa hành sẽ được xem xét bỡi một bên thứ 3 thực hiện vai trò giám sát, đánh giá một cách khách quant hay mặt cho người ủy nhiệm.
Michael B. Adams, (1994) Lập luận rằng lý thuyết ủy nhiệm cũng cung cấp một khuôn khổ lý thuyết hữu ích cho việc nghiên cứu các chức năng kiểm toán nội bộ,
26
ông cho rằng lý thuyết ủy nhiệm không chỉ giúp giải thích và dự đoán sự tồn tại của kiểm toán nội bộ, mà nó cũng giúp giải thích vai trò và trách nhiệm được giao cho kiểm toán viên nội bộ của tổ chức, và lý thuyết ủy nhiệm cũng dự báo các chức năng kiểm toán nội bộ có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi thay đổi tổ chức. Ông cũng kết luận rằng lý thuyết ủy nhiệm cung cấp một cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu phong phú mà có lợi cho cả cộng đồng học thuật và nghề nghiệp kiểm toán nội bộ. Do đó tác giả sử dụng lý thuyết ủy nhiệm xuyên xuốt quá trình nghiên cứu luận văn để phân tích trách nhiệm của bộ phận kiểm toán nội bộ trong việc cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của các đơn vị thuộc khu vực công. Ngoài ra, lý thuyết ủy nhiệm còn giúp tác giả nghiên cứu về nhu cầu sử dụng thông tin của các thủ trưởng đơn vị để đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kiểm toán nội bộ tại đơn vị đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng thông tin bên ủy thác
2.4 Mô hình nghiên cứu
Việc phát hiện các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ sẽ giúp đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm toán nội bộ. Do đó, Việt Nam tuy chưa có các nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả KTNB các đơn vị thuộc khu vực công nhưng ở các nước trên thế giới có khá nhiều nghiên cứu thực hiện. Từ kết quả khảo sát các nghiên cứu trước trình bày ở chương 1 cho thấy các nghiên cứu tập trung vào 4 nhân tố được tác giả tóm tắt theo bảng sau:
Bảng 2.1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả KTNB
STT Nhân tố Ký hiệu Tác giả 1 Năng lực và số lượng nhân viên KTNB NL Baharud-din&cộng sự, 2013; Alzeban & cộng sự, 2013, 2014; Hailemariam, 2014; George, 2015; Salehi, 2016
2 Mối quan hệ giữa KTVNB và KTVBN
QH Alzeban & cộng sự, 2013, 2014; Salehi, 2016
3 Hỗ trợ quản lý đối với KTNB
HT Cohen & Sayag, 2010; Baharud- din & cộng sự, 2013; Alzeban &
27
cộng sự, 2013, 2014;
Hailemariam, 2014; George & Cộng sự, 2015; Salehi, 2016 4 Tính độc lập KTNB DL Baharud-din&cộng sự, 2013;
Alzeban & cộng sự, 2013, 2014; Hailemariam, 2014; George & Cộng sự, 2015; Salehi, 2016 Các nghiên cứu của các tác giả Baharud-din & cộng sự (2013) và George & Cộng sự (2015) đã cho rằng các nhân tố đóng góp vào hiệu quả KTNB ở khu vực công gồm 3 nhân tố: [1] Tính độc lập KTNB, [2] Năng lực KTVNB, [3] Hỗ trợ quản lý KTNB. Trong khi đó nghiên cứu của Alzeban & cộng sự (2014); Salehi (2016) lại cho rằng ngoài 3 nhân tố trên thì nhân tố thứ [4] Mối quan hệ giữa KTVNB và KTVBN cũng góp phần ảnh hưởng vào hiệu quả KTNB ở khu vực công tại các nước đang phát triển.
Vì vậy, tác giả kế thừa mô hình nghiên cứu của và Alzeban & cộng sự (2014) và các công trình nghiên cứu trước đây để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả KTNB và xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả kiểm toán nội bộ các đơn vị thuộc khu vực công tại Việt Nam cần được kiểm định gồm 4 nhân tố như sau:
[1] Năng lực và số lượng của KTVNB
[2] Mối quan hệ giữa KTVNB và KTVBN (kiểm toán viên bên ngoài) [3] Hỗ trợ quản lý đối với KTNB
[4] Tính độc lập của KTNB
Với mục tiêu nghiên cứu: [1] Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ tại các đơn vị thuộc khu vực công, [2] Đề xuất những kiến nghị tác động vào các nhân tố đó nhằm tăng hiệu quả kiểm toán nội bộ tại các đơn vị thuộc khu vực công tại Việt Nam. Tác giả kế thừa mô hình các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả kiểm toán nội bộ các đơn vị thuộc khu vực công tại Việt Nam bao gồm:
Biến phụ thuộc: Hiệu quả kiểm toán nội bộ
28
1) Năng lực và số lượng của KTVNB
2) Mối quan hệ giữa kiểm toán nội bộ và kiểm toán bên ngoài 3) Hỗ trợ quản lý cho kiểm toán nội bộ
4) Tính độc lập của kiểm toán nội bộ
Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả KTNB được khái quát theo hình 2.1 như sau:
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu
Đồng thời, tác giả đưa ra các giả thuyết nhằm kiểm định về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ trong bảng 2.1 như sau:
Bảng 2.2: Gỉa thuyết nghiên cứu
Giả thuyết Nội dung
H1 Năng lực và số lượng nhân viên của bộ phận kiểm toán nội bộ có ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ (+)
H2 Mối quan hệ giữa kiểm toán nội bộ và kiểm toán bên ngoài có ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ (+)
H3 Hỗ trợ quản lý cho kiểm toán nội bộ có ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ (+)
H4 Tính độc lập của kiểm toán nội bộ có ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ (+)
Các giả thuyết nghiên cứu này sẽ được kiểm định để bác bỏ hay chấp nhận, từ đó xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ.
Hiệu quả KTNB + + + + Năng lực và số lượng KTNB Mối quan hệ giữa KTNB và KT Bên
ngoài
Hỗ trợ quản lý của KTNB
29
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 đã cũng cấp những lý luận nền tảng về khu vực công, kiểm toán nội bộ và hiệu quả kiểm toán nội bộ, đồng thời đưa ra các lý thuyết nền phục vụ cho việc nghiên cứu của luận văn. Bên cạnh đó, dựa trên các nghiên cứu trước đây, tác giả kế thừa mô hình nghiên cứu gồm 1 biến phụ thuộc (Hiệu quả kiểm toán nội bộ) và 4 biến độc lập (Năng lực và số lượng nhân viên của bộ phận kiểm toán nội bộ; Mối quan hệ giữa kiểm toán nội bộ và kiểm toán bên ngoài; Hỗ trợ quản lý cho kiểm toán nội bộ; Tính độc lập của kiểm toán nội bộ)
Trên cơ sở nền tảng lý luận này, tác giả tiến hành khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả KTNB và đánh giá tình hình chung của hiệu quả kiểm toán nội bộ các đơn vị thuộc khu vực công tại Việt Nam hiện nay. Từ đó xác định được các nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ các đơn vị khu vực công tại Việt Nam. Qua đó đưa ra bàn luận những giải pháp tác động vào các nhân tố đó nhằm tăng hiệu quả kiểm toán nội bộ khu vực công tại Việt Nam ở các chương tiếp theo.
30
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Từ việc khảo sát các nghiên cứu trước đây ở trong và ngoài nước, tác giả kế thừa mô hình nghiên cứu của Alzeban & cộng sự (2014) để xác định và kiểm định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả KTNB trong điều kiện cụ thể tại Việt Nam. Vì vậy, để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, tác giả đưa ra quy trình nghiên cứu chung của luận văn như sau:
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Vấn đề cấp thiết cần nghiên cứu
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả KTNB các đơn vị thuộc khu vực công Việt Nam
Khe hở nghiên cứu
- Ngoài nước, nghiên cứu xác định và đưa ra được mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả KTNB được tiến hành tại các quốc gia có nhiều khác biệt về kinh tế, chính trị Việt Nam.
- Trong nước, chưa có nghiên cứu nào xác định và đưa ra được mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả KTNB các đơn vị thuộc khu vực công Việt Nam
Cơ sở lý thuyết Câu hỏi nghiên cứu
Q1:Những nhân tố nào đang ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ các đơn vị thuộc khu vực công tại Việt Nam?
Q2: Làm thế nào để tác động đến các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ nhằm tăng hiệu quả kiểm toán nội bộ các đơn vị thuộc khu vực công tại Việt Nam?
Mô hình nghiên cứu Xây dựng thang đo
1. Thang đo hiệu quả KTNB
2. Thang đo năng lực và số lượng của KTVNB
3. Thang đo mối quan hệ giữa KTVNB và KTVBN
4. Thang đo hỗ trợ quản lý đối với KTNB 5. Thang đo tính độc lập của KTNB
Nghiên cứu sơ bộ và tiến hành khảo sát Phân tích và kiểm định
1. Phân tích thống kê mô tả 2. Phân tích Cronbach’s alpha 3. Phân tích nhân tố khám phá EFA 4. Phân tích tương quan
5. Phân tích hồi quy tuyến tính bội
Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả KTNB 1 ] 2 3 5 4 6 7 8
31
Theo quy trình này, các công việc cụ thể phải thực hiện nhưa sau:
Phân tích thực tế để nhận ra các vấn đề cấp thiết cần nghiên cứu, sau đó xác định khe hở nghiên cứu qua các nghiên cứu có liên quan (vấn đề này đã được giải quyết ở chương 1)
Tổng kết cơ sở lý thuyết để làm nền tảng xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu. Từ đó, đề xuất mô hình nghiên cứu (vấn đề này đã được giải quyết ở chương 2)
Xây dựng thang đo nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết và thiết kế bảng câu hỏi
Thực hiện nghiên cứu sơ bộ để đánh giá sơ bộ thang đo và hình thành thang đo chính thức trong bảng câu hỏi
Tiến hành khảo sát
Thu thập, tổng hợp, mã hóa bảng trả lời vào phần mềm SPSS
Thực hiện các kỹ thuật phân tích thống kê như thống kê tần số, đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo, phân tích tương quan và kiểm định mô hình nghiên cứu
Kết luận và đưa ra các kiến nghị
3.1 Thiết kế thang đo và xây dựng bảng câu hỏi 3.1.1 Thiết kế thang đo 3.1.1 Thiết kế thang đo
Mô hình nghiên cứu được tác giả kế thừa trong chương 2 bao gồm:
Biến phụ thuộc: Hiệu quả kiểm toán nội bộ
4 Biến độc lập:
[1] Năng lực và số lượng của KTVNB
[2] Mối quan hệ giữa KTVNB và KTVBN (kiểm toán viên bên ngoài) [3] Hỗ trợ quản lý đối với KTNB
[4] Tính độc lập của KTNB
Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 mức độ với (5) Rất đồng ý, (4) Đồng ý, (3) Không có ý kiến, (2) Không đồng ý, (1) Hoàn toàn không đồng ý. Dựa vào phần cơ sở lý thuyết ở chương 2, các thang đo được xây dựng cụ thể như sau:
32
Biến phụ thuộc:
Hiệu quả kiểm toán nội bộ
Để đánh giá hiệu quả kiểm toán nội bộ các đơn vị thuộc khu vực công tại Việt Nam, tác giả xây dựng thang đo hiệu quả kiểm toán nội bộ. Từ việc khảo sát các nghiên cứu trước ở chương 1 và trên cơ sở lý thuyết ở chương 2 đã cho thấy tùy thuộc vào góc nhìn của từng đối tượng khác nhau, từng mục đích sử dụng kết quả kiểm toán nội bộ khác nhau mà nhận thức về hiệu quả kiểm toán nội bộ cũng khác nhau. KTNB được đánh giá là công cụ quản lý có hiệu quả và là sự bổ sung cần thiết cho công việc ngoại kiểm của hoạt động kiểm toán từ bên ngoài. KTNB là kiểm toán đặt tại đơn vị cơ sở nên có tác dụng rất to lớn trong việc sớm phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi tiêu cực, gian lận sai sót trong quản lý và điều hành các hoạt động, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong đơn vị. Đó là quá trình hoạt động một cách độc lập của những người có thẩm quyền thuộc bộ phận KTNB trong một đơn vị nhằm thu thập các bằng chứng để kiểm tra, đánh giá các thông tin kinh tế, tài chính và thông tin khác về hoạt động của đơn vị; về sự tuân thủ luật pháp của Nhà nước và các quy định của đơn vị; về tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động trong đơn vị đó. Qua đó xác nhận và báo cáo Ban lãnh đạo đơn vị về chất lượng và độ tin cậy của các thông tin được kiểm toán đồng thời đưa ra những khuyến nghị về giải pháp để chỉnh sửa, khắc phục và ngăn ngừa tái diễn những sai sót, vi phạm, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ và quản trị điều hành của đơn vị, giúp đơn vị đạt được mục tiêu đã đặt ra.
Dựa trên cơ sở này, tác giả xây dựng biến quan sát cho thang đo hiệu quả kiểm toán nội bộ như sau:
Bảng 3.1: Thang đo hiệu quả kiểm toán nội bộ
Mã Biến quan sát
HQ1 KTNB đạt hiệu quả sẽ cải thiện được hiệu suất công việc của tổ chức HQ2 KTNB đạt hiệu quả sẽ làm cho các hoạt động của tổ chức đi đúng với
mục tiêu đề ra