Giả thuyết 1: Danh tiếng của công ty có ảnh hưởng tích cực lên dự định chọn nơi làm việc của người lao động. Sau khi tiến hành phân tích hồi quy, giá trị Sig. <5% và hệ số Beta mang dấu dương nên kết luận là nhân tố danh tiếng trong thành phần thương hiệu nhà tuyển dụng có ảnh hưởng tích cực tới dự định chọn nơi làm việc của người lao động, và mức độ ảnh hưởng của nhân tố này chiếm 20.5% trong dự định của người lao động trong nghiên cứu này. Cho nên các doanh nghiệp cần xem xét sự ảnh hưởng của danh tiếng lên việc thu hút người lao động để qua đó tạo được lợi thế lớn trong việc thu hút người lao động, đồng thời đánh giá đúng nguồn lực hiện tại của mình
Giả thuyết 2: Môi trường làm việc của công ty có ảnh hưởng tích cực lên dự định chọn nơi làm việc của người lao động. Sau khi tiến hành phân tích hồi quy, giá trị Sig.>5% nên nhân tố này không ảnh hưởng tới dự định chọn nơi làm việc của người lao động trong nghiên cứu này.
Giả thuyết 3: Đào tạo và phát triển của công ty có ảnh hưởng tích cực lên dự định chọn nơi làm việc của người lao động. Sau khi tiến hành phân tích hồi quy, giá trị Sig.>5%
nên nhân tố này không ảnh hưởng tới dự định chọn nơi làm việc của người lao động trong nghiên cứu này.
Giả thuyết 4: Lương hấp dẫn của công ty có ảnh hưởng tích cực lên dự định chọn nơi làm việc của người lao động. Sau khi tiến hành phân tích hồi quy, Sig.<5% và hệ số Beta mang dấu dương nên kết luận là nhân tố lương hấp dẫn trong thành phần thương hiệu nhà tuyển dụng có ảnh hưởng tích cực tới dự định chọn nơi làm việc của người lao động, và mức độ ảnh hưởng của nhân tố này chiếm khá lớn 57.6% trong dự định của người lao động trong nghiên cứu này.
Giả thuyết 5: Trách nhiệm xã hội của công ty có ảnh hưởng tích cực lên dự định chọn nơi làm việc của người lao động. Sau khi tiến hành phân tích hồi quy, giá trị Sig. <5% và hệ số Beta mang dấu dương nên kết luận là nhân tố trách nhiệm xã hội trong thành phần thương hiệu nhà tuyển dụng có ảnh hưởng tích cực tới dự định chọn nơi làm việc của người lao động, và mức độ ảnh hưởng của nhân tố này chiếm 21.8% trong dự định của người lao động trong nghiên cứu này.
Bảng 4.10 tổng hợp kết quả kiểm đinh giả thuyết
Bảng 4.10. Kết quả kiểm định giả thuyết
Giả thuyết Kết luận
Giả thuyết 1: Danh tiếng của công ty có ảnh hưởng tích cực
lên dự định chọn nơi làm việc của người lao động Chấp nhận Giả thuyết 2: Môi trường làm việc của công ty có ảnh hưởng
tích cực lên dự định chọn nơi làm việc của người lao động Bác bỏ Giả thuyết 3: Đào tạo và phát triển của công ty có ảnh hưởng
tích cực lên dự định chọn nơi làm việc của người lao động Bác bỏ Giả thuyết 4: Lương hấp dẫn của công ty có ảnh hưởng tích
cực lên dự định chọn nơi làm việc của người lao động Chấp nhận Giả thuyết 5: Trách nhiệm xã hội của công ty có ảnh hưởng
tích cực lên dự định chọn nơi làm việc của người lao động Chấp nhận
Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình
Kiểm tra hiện tượng tự tương quan
Trong thực tế khi tiến hành kiểm định Durbin-Watson, thường áp dụng quy tắc sau: Nếu 1< d < 3 mô hình không có tự tương quan
Nếu 0 < d < 1 mô hình có tự tương quan dương Nếu 3 < d < 4 mô hình có tự tương quan âm
Hệ số Durbin-Watson trong mô hình nghiên cứu này là 1.713 nên mô hình không có hiện tượng tự tương quan.
Biều đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram
Hình 4.1. Biểu đồ Histogram
Giá trị trung bình gần bằng 0, độ lệch chuẩn gần bằng 1 cho nên phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn. Do đó, giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.
Phần dư chuẩn hóa hồi quy
Tầ
n s
Biểu đồ phần dư chuẩn hóa Normal P-P plot
Hình 4.2. Biểu đồ Normal P-P plot
Các điểm phân vị tập trung thành một đường chéo nên không vi phạm giả định hồi quy về phân phối chuẩn phần dư.
Kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính
Dựa vào biểu đồ thấy rằng, phần dư chuẩn hóa phân bổ tập trung xung quanh đường hoành độ 0, do vậy giả định quan hệ tuyến tính không bị vi phạm.
4.7. Phân tích ảnh hưởng của biến định tính lên dự định chọn nơi làm việc 4.7.1. Ảnh hưởng của giới tính tới dự định chọn nơi làm việc
Tiến hành phân tích ANOVA một chiều để xem xét mức độ ảnh hưởng của giới tính lên dự định chọn nơi làm việc trong nghiên cứu này.
Bảng 4.11.a. Phân tích ANOVA một chiều Kiểm định phương sai bằng nhau
M_NLV
Thống kê
Levene df1 df2 Ý nghĩa
.713 1 285 .399
Nguồn: Kết quả xử lý SPSS
Dựa vào kết quả Bảng 4.11.a có thống kê Levene có Sig.> 5% nên không có sự khác biệt về phương sai của 2 nhóm nam và nữ. Tiếp theo tiến hành xem kết quả bảng kiểm định ANOVA.
Bảng 4.11.b. Phân tích ANOVA một chiều ANOVA M_NLV Tổng bình phương df Bình phương trung bình F Ý nghĩa Giữa các nhóm .828 1 .828 1.709 .192 Trong cùng một nhóm 138.190 285 .485 Tổng 139.019 286 Nguồn: Kết quả xử lý SPSS
Dựa vào kết quả Bảng 4.11.b có Sig. >5% nên chưa thấy có sự khác biệt về mặt thống kê khi xét đến 2 nhóm yếu tố nam và nữ.
Kết luận: Trong nghiên cứu này chưa thấy có sự khác biệt giữa nam và nữ trong dự định chọn nơi làm việc.
4.7.2. Ảnh hưởng của trình độ tới dự định chọn nơi làm việc
Tiến hành phân tích ANOVA một chiều để xem xét mức độ ảnh hưởng của trình độ lên dự định chọn nơi làm việc trong nghiên cứu này.
Dựa vào kết quả Bảng 4.12.a có thống kê Levene có Sig.> 5% nên không có sự khác biệt về phương sai giữa các nhóm thuộc về trình độ. Tiếp theo tiến hành xem kết quả bảng kiểm định ANOVA.
Bảng 4.12.a. Phân tích ANOVA một chiều
M_NLV
Thống kê
Levene df1 df2 Ý nghĩa
.695 3 283 .556
Nguồn: Kết quả xử lý SPSS
Dựa vào kết quả Bảng 4.12.b có Sig. >5% nên chưa thấy có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các nhóm trình độ khác nhau.
Bảng 4.12.b. Phân tích ANOVA một chiều
ANOVA M_NLV Tổng bình phương Df Bình phương trung bình F Ý nghĩa Giữa các nhóm 2.073 3 .691 1.428 .235 Trong cùng một nhóm 136.945 283 .484 Tổng 139.019 286 Nguồn: Kết quả xử lý SPSS Kết luận: Trong nghiên cứu này chưa thấy có sự khác biệt giữa các nhóm trình độ khác nhau trong dự định chọn nơi làm việc.
4.7.3. Ảnh hưởng của nhóm tuổi tới dự định chọn nơi làm việc
Tiến hành phân tích ANOVA một chiều để xem xét mức độ ảnh hưởng của nhóm tuổi lên dự định chọn nơi làm việc trong nghiên cứu này
Dựa vào kết quả Bảng 4.13.a có thống kê Levene có Sig.> 5% nên không có sự khác biệt về phương sai giữa các nhóm thuộc về nhóm tuổi. Tiếp theo tiến hành xem kết quả bảng kiểm định ANOVA.
Bảng 4.13.a. Phân tích ANOVA một chiều
M_NLV
Thống kê
Levene df1 df2 Ý nghĩa
.350 3 283 .789
Nguồn: Kết quả xử lý SPSS
Dựa vào kết quả bảng 4.13.b có Sig.<5% nên có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các nhóm tuổi khác nhau.
Bảng 4.13.b. Phân tích ANOVA một chiều
ANOVA M_NLV Tổng bình phương Df Bình phương trung bình F Ý nghĩa Giữa các nhóm 4.430 3 1.477 3.105 .027 Trong cùng một nhóm 134.588 283 .476 Tổng 139.019 286 Nguồn: Kết quả xử lý SPSS
Tiến hành thực hiện kiểm định sâu ANOVA để xác định cặp nhóm tuổi khác nhau. Dựa vào kết quả Sig.< 5% trong bảng kiểm định sâu ANOVA (Bảng 4.13.c) có sự khác biệt về dự định chọn nơi làm việc của nhóm 1 với nhóm 4, hay có sự khác biệt giữa những người thuộc nhóm tuổi dưới 18 tuổi với những người thuộc nhóm trên 35 tuổi về dự định chọn nơi làm việc.
Bảng 4.13.c. Bảng kiểm định sâu ANOVA Dependent Variable: M_NLV Bonferroni (I) NHOMTUO I (J) NHOMTUOI Sự khác biệt trung bình (I-J) Sai số chuẩn Ý nghĩa
95% Khoảng tin cậy
Chặn dưới Chặn trên 1.00 2.00 -.44791 .17961 .079 -.9251 .0293 3.00 -.39728 .17862 .162 -.8719 .0773 4.00 -.60372* .20122 .018 -1.1383 -.0691 2.00 1.00 .44791 .17961 .079 -.0293 .9251 3.00 .05063 .09064 1.000 -.1902 .2914 4.00 -.15581 .12961 1.000 -.5002 .1886 3.00 1.00 .39728 .17862 .162 -.0773 .8719 2.00 -.05063 .09064 1.000 -.2914 .1902 4.00 -.20644 .12824 .651 -.5472 .1343 4.00 1.00 .60372* .20122 .018 .0691 1.1383 2.00 .15581 .12961 1.000 -.1886 .5002 3.00 .20644 .12824 .651 -.1343 .5472
*. The mean difference is significant at the 0.05 level.
Nguồn: Kết quả xử lý SPSS Kết luận: Có sự khác biệt về mặt thống kê giữa nhóm dưới 18 tuổi và nhóm trên 35 tuổi về dự định chọn nơi làm việc.
Tóm tắt chương 4
Trong chương 4, nghiên cứu đã sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu SPSS 20 để tiến hành phân tích dữ liệu thu thập được từ khảo sát. Việc phân tích được tiến hành tuần tự khi sử dụng SPSS, trước tiên kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của từng khái niệm nhằm đảm bảo rằng các biến quan sát trong từng khái niệm đều có đóng góp ý nghĩa vào thang đo, những biến quan sát nào không đóng góp đáng kể vào việc đo lường các khái niệm sẽ bị loại ra nhằm đảm bảo rằng hệ số Cronbach’Alpha của từng khái niệm là lớn nhất và hệ số tương quan biến_tổng lớn hơn 0.3. Sau khi hệ số Cronbach’s Alpha được đảm bảo
thì tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA, nhằm loại bỏ những biến tương đồng nhau, rút gọn biến quan sát và đồng thời phát hiện thêm nhân tố mới nếu có. Phân tích EFA đươc tiến hành hai lần: cho những nhân tố biến độc lập và cho nhân tố biến phụ thuộc. Điều kiện để thỏa mãn phân tích EFA là: 0.5<= KMO <=1; Sig. <= 0.05; điểm dừng Eigenvalue lớn hơn 1; tổng phương sai trích phải từ 0.5 trở lên. Sau khi phân tích EFA xong, ta tiến hành phân tích tương quan giữa các nhân tố đại diện để kiểm tra sự tương quan giữa nhân tố độc lập và nhân tố phụ thuộc. Bước cuối cùng là phân tích hồi quy nhằm xác định nhân tố phụ thuộc bị tác động bởi những nhân tố độc lập nào, trong nghiên cứu này có 3 nhân tố là danh tiếng, lương hấp dẫn và trách nhiệm xã hội có tác động đến dự định chọn nơi làm việc của người lao động và những nhân tố độc lập này giải thích được 63.5% sự biến thiên của nhân tố phụ thuộc.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CỦA NGHIÊN CỨU 5.1. Kết luận nghiên cứu
Trong nghiên cứu này tác giả dựa trên các mô hình đã có sẵn từ trước kết hợp với lý thuyết và thực trạng đang nghiên cứu để xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp với hoàn cảnh nghiên cứu. Ban đầu tác giả đã xây dựng các thành phần thương hiệu nhà tuyển dụng với 5 thành phần chính là danh tiếng, môi trường làm việc, đào tạo và phát triển, lương hấp dẫn và trách nhiệm xã hội và sau đó xem xét tác động của thương hiệu nhà tuyển dụng tới dự định chọn nơi làm việc của người lao đông hay cụ thể hơn là xem xét mức độ tác động của 5 thành phần này tới dự định chọn nơi làm việc của người lao động. Qua tiến hành khảo sát các đối tượng đang làm việc và có dự định làm việc cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Tp.Hồ Chí Minh nghiên cứu đã phân tích kết quả khảo sát thu được và đưa ra các nhân tố thực sự có ảnh hưởng tới dự định của người lao động. Phân tích đầu tiên là phân tích thông kê mô tả mẫu để kiểm tra số lượng phần tử tham gia hợp lệ, kiểm tra số lượng và tần suất tham gia của các biến định tính như giới tính, độ tuổi và trình độ. Tiếp theo, nghiên cứu tiến hành đo lường độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo cho từng nhân tố, mục đích của kiểm định này là tìm hiểu xem các biến quan sát có cùng đo lường một khái niệm cần đo hay không, giá trị đóng góp nhiều hay ít phản ánh thông qua hệ số tương quan biến- tổng, qua đó cho phép loại bỏ những biến không phù hợp trong mô hình nghiên cứu. Sau khi phân tích Conbach’s Alpha chỉ có biến quan sát MTLV1 bị loại ra khỏi thang đo. Sau đó, tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA, mục đích là dùng để thu gọn, rút trích các biến quan sát có ý nghĩa hội tụ và phân biệt. Kết quả sau khi chạy EFA, đối với các biến độc lập chúng gom thành 5 nhân tố thỏa điều kiện phân biệt và hội tụ và trọng số hệ số tải nhân tố trong ma trận xoay đều lớn hơn 0.4, không có biến quan sát nào bị loại và trật tự sắp xếp theo từng nhân tố vẫn không đổi so với ban đầu, đối với biến phụ thuộc thì hệ số tải nhân tố trong ma trận xoay đều lớn hơn 0.5 thỏa điều kiện. Bước tiếp theo là tác giả tiến hành phân tích tương quan giữa các nhân tố, nhân tố đại diện được tính ra cho từng nhân tố để tham gia vào phân tích tương quan. Mục đích của bước này là đo lường mức độ kết hợp tuyến tính giữa các biến xem thử giữa các biến này có tương quan nhau hay không
và mức độ tương quan cao hay thấp căn cứ vào hệ số tương quan Pearson. Trong nghiên cứu này hầu như tất cả các biến quan sát đều có tương quan với nhau vì Sig.< 5%, trong đó tương quan mạnh nhất là cặp M_LHD và M_NLV có hệ số Pearson: .743 và tương quan thấp nhất là cặp M_DT và M_MTLV có hệ số Pearson: .140. Việc có sự tương quan giữa các biến độc lập với nhau có khả năng là đa cộng tuyến nên sẽ được xem xét ở bước tiếp theo. Sau khi xem xét mức độ tương quan tuyến tính của các nhân tố đại diện, tiến hành phân tích hồi quy. Mục đích của bước này là ước lượng hoặc dự báo một biến (biến phụ thuộc) trên cơ sở giá trị đã cho của các biến khác (biến độc lập) từ đó để biết được biến nào tác động mạnh nhất, ít nhất đến biến phụ thuộc, đồng thời biết được khả năng giải thích của mô hình trong nghiên cứu này dựa vào hệ số R2 hiệu chỉnh. Kết quả R2
hiệu chỉnh = 63.5% cho biết là mô hình giải thích được 63.5% biến thiên dữ liệu, hay 63.5% biến thiên từ biến phụ thuộc được giải thích từ các biến độc lập. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của nghiên cứu này là suy ra cho tổng thể chứ không phải là mẫu nghiên cứu, nên kết quả sẽ dựa vào giá trị Sig.(F)< 5% để kết luận là nghiên cứu này phù hợp với tổng thể hay kết quả nghiên cứu có thể áp dụng cho thực tế.
Phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa
M_NLV = 0.09 + 0.214*M_DT – 0.043*M_MTLV + 0.012*M_DTPT + 0.579*M_LHD + 0.210*M_TNXH
Ba nhân tố danh tiếng, lương hấp dẫn và trách nhiệm xã hội là những nhân tố chính tác động tới dự định chọn nơi làm việc của người lao động, 2 nhân tố còn lại môi trường làm việc và đào tạo phát triển thì ít ảnh hưởng trong nghiên cứu này. Dựa vào hệ số Beta chuẩn hóa thì nhân tố lương hấp dẫn có tác động lớn nhất trong việc thu hút người lao động, nhân tố lương hấp dẫn ảnh hưởng tới 57.6% tới dự định chọn chọn nơi làm việc của người lao động, trong khi danh tiếng và trách nhiệm xã hội chiếm tỷ lệ gần tương đương nhau lần lượt là 20.5% và 21.8%. Đồng thời kết quả phân tích cũng chỉ ra rằng không có hiện tượng