Nghiên cứu của Shazia Khalid và Shahnila Tarig (2015)

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng thương hiệu nhà tuyển dụng đến dự định chọn nơi làm việc của người lao động nghiên cứu trường hợp tại các doanh nghiệp thương mại điện tử tại tp hồ chí min (Trang 26 - 28)

Nguồn: Shazia Khalid và Shahnila Tarig (2015) Hình 2.3. Ảnh hưởng thương hiệu nhà tuyển dụng lên quy trình lựa chọn và tuyển dụng

Nghiên cứu này nhằm khám phá khái niệm của thương hiệu nhà tuyển dụng và lợi thế tương đối của nó về việc sử dụng thương hiệu nhà tuyển dụng trong quy trình tuyển dụng. Câu hỏi nguyên cứu đặt ra là liệu có một vài điểm liên kết giữa quy trình tuyển dụng và thương hiệu nhà tuyển dụng được cảm nhận. Động cơ của việc xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng là một chiến lược tuyển dụng trong dài hạn có hiệu quả. Nghiên cứu này được đưa ra thông qua sự kết hợp của các nghiên cứu định tính và thiết kế khảo sát định lượng trên hai loại công ty khác nhau, một công ty luôn chú trọng hình ảnh thương hiệu còn công ty còn lại thì lại chú trọng ít hơn. Qua sự so sánh chéo của dữ liệu thu thâp được từ hai công ty cho biết rằng có sự khác biệt cảm nhận của việc xây dựng thương hiệu trong nhiều khía cạnh khác nhau. Kết quả nghiên cứu đưa ra một vài kết luận như sau: hình ảnh tích cực của nhà tuyển dụng là quan trọng cho việc đạt được nhiều người xin việc; danh tiếng của doanh nghiệp cũng là một nhân tố quan trọng cho việc xây dựng thương hiệu nhân viên; hình ảnh thương hiệu cảm nhận có quan hệ cũng chiều với sự cam kết của nhân viên với tổ chức; xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng tích cực làm tăng sự hài lòng trong công việc của nhân viên; xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng giúp làm tăng khả năng hoạt động của

Thương hiệu nhà tuyền dụng

đ Hình ảnh tổ chức Danh tiếng Quy trình lựa chọn và tuyển dụng Sự quen thuộc Sự thu hút cảm nhận Hợp đồng

công ty. Do đó, phân tích tương quan tiết lộ ra rằng có mối quan hệ cùng chiều giữa việc xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng và quy trình tuyển dụng, phát hiện của nghiên cứu mang cả hàm ý lý thuyết lẫn thực tiễn.

2.2.4. Nghiên cứu của Rakesh Kumar Agrawal và Pragati Swaroop (2009)

Nguồn: Agrawal & Swaroop (2009) Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu Rakesh Kumar Agrawal và Pragati Swaroop (2009)

Nghiên cứu rút ra từ các tài liệu marketing để xem xét hình ảnh thương hiệu nhà tuyển dụng có thể ảnh hưởng như thế nào đến ý định xin việc của các sinh viên chưa tốt nghiệp trường kinh doanh.Dựa vào phân tích dữ liệu thu thập của 125 sinh viên từ 5 trường kinh doanh khác nhau khắp Ấn Độ, tác giả phát hiện rằng thái độ của các ứng viên tiềm năng về một tổ chức là một dự báo quan trọng của ý định nộp đơn. Trong số thuộc tính công việc, ý định nộp đơn của sinh viên bị ảnh hưởng bởi cảm nhận của họ về trách nhiệm và trao quyền trong công việc cũng như việc đền bù và xem xét địa điểm. Kinh nghiệm làm việc trước đó điều chỉnh, chi phối mối quan hệ giữa khía cạnh trách nhiệm và trao quyền của hình ảnh nhà tuyển dụng và ý định xin việc. Nhà tuyển dụng có thể tập trung ở những khía cạnh quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu của họ và tăng chi phí một cách hiệu quả. Họ có thể làm việc sát sao với các chuyên gia marketing để đảm bảo rằng họ đang tạo ra một hình ảnh thương hiệu độc đáo trong tâm trí và trái tim của ứng viên tìm năng.

Thái độ Dự định xin việc Thuộc tính cảm nhận Trách nhiệm và trao quyền

Phúc lợi và địa điểm Học hỏi và thăng tiến Văn hóa và xã hội

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng thương hiệu nhà tuyển dụng đến dự định chọn nơi làm việc của người lao động nghiên cứu trường hợp tại các doanh nghiệp thương mại điện tử tại tp hồ chí min (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)