Các chỉ tiêu đánh giá trong nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng thương hiệu nhà tuyển dụng đến dự định chọn nơi làm việc của người lao động nghiên cứu trường hợp tại các doanh nghiệp thương mại điện tử tại tp hồ chí min (Trang 48)

3.3.1.1. Phân tích Cronbach’s Alpha

Phương pháp phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha được sử dụng trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn & Nguyễn, 2007). Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha cho biết các biến đo lường có liên kết với nhau hay không, nhưng không cho biết biến nào cần loại đi và biến nào cần giữ lại. Do đó, kết hợp sử dụng hệ số tương quan biến- tổng để loại ra những biến không đóng góp nhiều cho khái niệm cần đo lường (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Tiêu chí sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy của thang đo gồm:

Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha: lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt, từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được, từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm là mới hoặc là mới trong hoàn cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Hệ số tương quan biến- tổng: các biến quan sát có tương quan biến- tổng nhỏ hơn 0,3 được xem là biến rác thì sẽ loại ra và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu, từ 0,6 trở lên.

3.3.1.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố khám phá EFA được dùng để sắp xếp lại các biến quan sát có cùng tương quan lại với nhau và đưa ra các nhân tố mới. Các nhân tố mới được rút gọn này sẽ có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến quan sát ban đầu. Phân tích nhân tố khám phá được dùng để kiểm định giá trị khái niệm của thang đo. Cách thực hiện và tiêu chí đánh giá trong phân tích EFA như sau:

Phương pháp: Đối với thang đo đa hướng, sử dụng phương pháp trích yếu tố là Principal Axis Factoring với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố Eigenvalue lớn hơn hoặc bằng 1. Phương pháp này được cho là sẽ phản ánh dữ liệu tốt hơn khi dùng Principal Component với phép quay Varimax (Nguyễn & Nguyễn, 2007). Đối với thang đo đơn hướng thì sử dụng phương pháp trích yếu tố Principal Component. Thang đo chấp nhận được khi tổng phương sai trích được bằng hoặc lớn hơn 50% (Nguyễn & Nguyễn, 2007).

Tiêu chuẩn: Hệ số tải nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 0,4 để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Các mức giá trị của hệ số tải nhân tố là: lớn hơn 0,3 là mức tối thiểu chấp nhận được, lớn hơn 0,4 là quan trọng, lớn hơn 0,5 là có ý nghĩa thực tiễn. Tiêu chuẩn chọn mức giá trị hệ số nhân tố là: cỡ mẫu ít nhất là 350 thì có thể chọn hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,3; nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn hệ số tải nhân tố hơn 0,5; nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì hệ số tải nhân tố phải lớn hơn 0,75 (Hair và cộng sự, 1998).

Tiến hành thực hiện kiểm định: Kiểm định Barlett để kiểm định sự tương quan giữa các biến với nhau trong tổng thể và xem xét trị số KMO. Nếu KMO trong khoảng từ 0,5 đến 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp với dữ liệu, ngược lại nếu KMO nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

3.3.2. Thiết kế nghiên cứu chính thức

Kết quả nghiên cứu định tính được dùng để hiệu chỉnh lại bảng câu hỏi định lượng, bảng câu hỏi được hiệu chỉnh sao cho phù hợp với việc khảo sát chính thức của đề tài.

Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua phương pháp định lượng, dữ liệu được thu thập trực tiếp bằng câu hỏi gửi trực tiếp và sử dụng phương pháp khảo sát trực tuyến đến đối tượng khảo sát.

3.3.2.1. Xác định mẫu nghiên cứu

Mục đích của nghiên cứu bước này nhằm làm thỏa điều kiện về quy mô mẫu, xác định số lượng phần tử cần thiết để đảm bảo mức độ tin cậy cao của nghiên cứu khi áp dụng vào thực tiễn, mẫu càng lớn thì mức độ tin cậy càng cao, tuy nhiên kích cỡ mẫu còn tùy thuộc vào điều kiện thời gian và chi phí của nghiên cứu. Phương pháp thu thập thông tin được sử dụng trong nghiên cứu này là phỏng vấn trực tiếp và khảo sát trực tuyến theo bảng câu hỏi chi tiết được soạn sẵn.

Hair et al. (2006) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, và tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát/ biến đo lường tối thiểu phải là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiếu là 5 quan sát. Theo tác giả Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) thì kích thước mẫu ít nhất phải bằng 4 hoặc 5 lần biến trong phân tích nhân tố. Do hạn chế về thời gian cũng như điều kiện thực hiện nghiên cứu nên đề tài sử dụng kích cỡ mẫu n=287, trong đó tác giả sử dụng hai hình thức khảo sát gồm phát phiếu khảo sát và sử dụng khảo sát trực tuyến, với mẫu trên được đảm bảo cho kết quả nghiên cứu về sau.

3.3.2.2. Thiết kế các bước nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu chính thức gồm các bước sau:

Bước 1: Gửi bảng khảo sát tới đối tượng cần khảo sát Bước 2: Làm sạch dữ liệu, thống kê mô tả đặc điểm mẫu Bước 3: Phân tích Cronbach’s Alpha

Bươc 4: Phân tích nhân tố EFA

Bước 5: Phân tích tương quan và hồi quy Bước 6: Kiểm định các giả thuyết

3.3.2.3. Thu thập và xử lý dữ liệu

Việc khảo sát được tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi và khảo sát trực tuyến, mẫu thu về từ khảo sát là 287 phần tử hợp lệ. Đồng thời mẫu được làm sạch trước khi đưa vào xử lý bằng phần mềm SPSS 20. Quá trình được tiến hành như sau:

Thứ nhất loại bỏ các bảng câu hỏi không hợp lệ, các bảng câu hỏi bỏ trống nhiều đáp án, hoặc nhiều trả lời cho một câu hỏi,...

Thứ hai, dùng phần mềm SPSS 20 để kiểm tra dữ liệu bất thường trong quá trình nhập nếu có sai sót.

Tóm tắt chương 3

Trong chương 3 này tác giả dựa vào quy trình nghiên cứu của các nghiên cứu trước đó để tiến hành, tiếp theo đó là trình bày các bước trong quá trình nghiên cứu sơ bộ và kết quả của nghiên cứu sơ bộ. Kết quả của nghiên cứu sơ bộ nhằm xây dựng thang đo hoàn chỉnh để phục vụ cho nghiên cứu chính thức tiếp theo. Để đánh giá thang đo trong thiết kế nghiên cứu sơ bộ tác giả dựa vào các lý thuyết trước đó để đánh giá về độ tin cậy, độ phân biệt và độ hội tụ của từng thang đo nhằm đảm bảo các biến quan sát có ý nghĩa trong nghiên cứu. Sau khi có được thang đo hoàn chỉnh hay bảng câu hỏi khảo sát, tác giả tiến hành xác định mẫu và thời gian dự kiến tiến hành khảo sát. Việc xác định mẫu khảo sát bao nhiêu cũng cần căn cứ trên những quy ước trước đó để đảm bào độ tin cậy của nghiên cứu.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu

Thống kê mô tả là bước đầu tiên trong phân tích nhằm phát hiện những sai sót trong quá trình nhập dữ liệu, giúp làm sạch dữ liệu để phục vụ cho những bước phân tích tiếp theo. Dựa vào bảng thống kê mô tả (Phụ lục 6) của biến định lượng, ta thấy các biến quan sát đều đảm bảo đúng số lượng là 287 phần tử, và giá trị thang đo nằm trong khoảng cho phép chạy từ 1 tới 5. Tiếp theo, tác giả tiến hành thống kê số lượng các phần tử tham gia thuộc về thang đo định tính như giới tính, trình độ, nhóm tuổi ở Bảng 4.1 sau:

Bảng 4.1. Thống kê biến định tính Tiêu chí Tần suất Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm cộng dồn GIOITINH Valid 1 160 55.7 55.7 55.7 2 127 44.3 44.3 100 Total 287 100 100 TRINHDO Valid 1 14 4.9 4.9 4.9 2 82 28.6 28.6 33.4 3 144 50.2 50.2 83.6 4 47 16.4 16.4 100 Total 287 100 100 NHOMTUOI Valid 1 17 5.9 5.9 5.9 2 111 38.7 38.7 44.6 3 121 42.2 42.2 86.8 4 38 13.2 13.2 100 Total 287 100 100 Nguồn: Kết quả xử lý SPSS

Đối với biến định tính là giới tính, tiến hành thống kê tần suất xuất hiện nhằm xác định số lượng và tỷ lệ phần trăm nam (nam = “1”) và nữ (nữ = “2”) tham gia trong nghiên cứu, trong đó số lượng nam tham gia là 160 người, chiếm 55.7% và nữ tham gia 127 người, chiếm 44.3%.

Tiến hành thống kê tần suất xuất hiện của biến định tính là trình độ nhằm xác định số lượng và tỷ lệ phần trăm giữa các nhóm trình độ khác nhau tham gia trong nghiên cứu,

trong đó trung hoc phổ thông = “1”; trung cấp, cao đẳng = “2”; đại học = “3” và sau đại học = “4”. Trong đó nhóm trung học phổ thông có 14 người, chiếm 2.9%; nhóm trung cấp, cao đẳng có 82 người, chiếm 28.6%; nhóm trình độ đại học chiếm số lượng lớn nhất có 144 người, chiếm 50.2% và nhóm trình độ cao học có 47 người chiếm 16.4%.

Tiến hành thống kê tần suất xuất hiện của biến định tính là nhóm tuổi nhằm xác định số lượng và tỷ lệ phần trăm giữa các nhóm tuổi khác nhau tham gia trong mô hình nghiên cứu, trong đó dưới 18 tuổi = “1”; từ 18- 25 tuổi = “2”; từ 26- 35 tuổi = “3” và trên 35 tuổi = “4”. Trong đó nhóm dưới 18 tuổi có 17 người, chiếm tỷ lệ thấp nhất là 5.95; nhóm tuổi từ 18- 25 tuổi có 111 người chiếm 38.7%; nhóm tuổi từ 26- 35 tuổi có 121 người, chiếm tỷ lệ lớn nhất là 42.2% và nhóm tuổi trên 35 tuổi có 38 người, chiếm 13.2%. Từ những kết quả thống kê sơ bộ các biến định tính, nghiên cứu sẽ kiểm định xem có sự khác biệt hay không giữa các biến định tính khi khi tác động đến dự định chọn nơi làm việc của người lao động.

4.2. Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha cho các biến 4.2.1. Kết quả Cronbach’s Alpha cho các biến 4.2.1. Kết quả Cronbach’s Alpha cho các biến

Dựa vào các tiêu chuẩn để đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha trình bày ở chương 3, thang đo được chọn phải có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên, biến có hệ số tương quan biến- tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại. Kết quả Cronbach’s Alpha của 6 thành phần nghiên cứu như sau:

Bảng 4.2. Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha Thang đo Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan

biến_tổng

Conbach's Alpha nếu loại

biến

Danh tiếng Cronbach's Alpha = .757

DT1 15.456 8.305 .471 .733

DT2 15.732 7.491 .552 .704

DT3 15.655 7.353 .576 .695

DT4 15.819 7.324 .556 .702

Môi trường

làm việc Cronbach's Alpha = .744

MTLV2 6.505 2.971 .576 .653

MTLV3 6.578 2.629 .621 .597

MTLV4 6.554 2.975 .516 .721

Đào tạo và

phát triển Cronbach's Alpha = .778

DTPT1 10.763 5.188 .598 .716 DTPT2 10.697 5.170 .627 .701 DTPT3 10.537 5.767 .508 .761 DTPT4 10.756 5.486 .599 .717 Lương hấp dẫn Cronbach's Alpha = .756 LHD1 11.432 4.512 .580 .684 LHD2 11.721 4.447 .551 .702 LHD3 11.537 4.676 .570 .690 LHD4 11.544 5.109 .517 .719 Trách nhiệm xã hội Cronbach's Alpha = .795 TNXH1 13.641 8.329 .697 .716 TNXH2 13.620 8.887 .559 .760 TNXH3 13.916 8.783 .546 .765 TNXH4 13.979 8.797 .619 .742 TNXH5 13.819 9.352 .464 .790 Chọn nơi

làm việc Cronbach's Alpha = .848

NLV1 15.174 7.914 .645 .821

NLV2 15.300 7.854 .725 .799

NLV3 15.237 7.930 .674 .812

NLV4 15.132 7.933 .705 .804

NLV5 14.864 8.733 .540 .846

Nguồn: Từ dữ liệu điều tra của tác giả

4.2.2 Cronbach’s Alpha của các thành phần 4.2.2.1. Thành phần danh tiếng 4.2.2.1. Thành phần danh tiếng

Khái niệm danh tiếng có Cronbach’s Alpha 0.757 > 0.6 và tương quan biến_tổng đều lớn hơn 0.3 nên đạt tiêu chuẩn trong đo lường khái niệm nghiên cứu. Việc loại bỏ bất kỳ

biến quan sát nào trong thang đo đều làm cho hệ số Cronbach’s Alpha trở nên kém ý nghĩa hơn. Kết quả trên là tốt nên ta chấp nhận cả 5 biến quan sát trên.

4.2.2.2. Thành phần môi trường làm việc

Khái niệm môi trường làm việc ban đầu có 4 biến quan sát với Cronbach’s Alpha 0.678 nhưng bé hơn Conbach’s Alpha nếu loại biến của biến quan sát MTLV1: 0.744 và có hệ số tương quan biến-tổng bé hơn 0.3 nên biến MTLV1 bị loại ra khỏi thang đo. Sau khi loại biến quan sát MTLV1 ta chạy lại mô hình và có hệ số Cronbach’s Alpha mới là 0.744 và hệ số tương quan biến_tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3. Số biến quan sát còn lại của khái niệm môi trường làm việc sau khi chạy Cronbach’s Alpha lần hai còn lại là 3 biến quan sát: MTLV2, MTLV3, MTLV4 và thỏa điều kiện yêu cầu.

4.2.2.3. Thành phần đào tạo và phát triển

Khái niệm đào tạo và phát triển có Cronbach’s Alpha 0.778 > 0.6 và tương quan biến_tổng đều lớn hơn 0.3 nên đạt tiêu chuẩn trong đo lường khái niệm nghiên cứu. Việc loại bỏ bất kỳ biến quan sát nào trong thang đo đều làm cho hệ số Cronbach’s Alpha trở nên kém ý nghĩa hơn. Kết quả trên là tốt nên ta chấp nhận cả 4 biến quan sát trên.

4.2.2.4. Thành phần lương hấp dẫn

Khái niệm lương hấp dẫn có Cronbach’s Alpha 0.756 > 0.6 và tương quan biến_tổng đều lớn hơn 0.3 nên đạt tiêu chuẩn trong đo lường khái niệm nghiên cứu. Việc loại bỏ bất kỳ biến quan sát nào trong thang đo đều làm cho hệ số Cronbach’s Alpha trở nên kém ý nghĩa hơn. Kết quả trên là tốt nên ta chấp nhận cả 4 biến quan sát trên.

4.2.2.5 Thành phần trách nhiệm xã hội

Khái niệm trách nhiệm xã hội có Cronbach’s Alpha 0.795 > 0.6 và tương quan biến_tổng đều lớn hơn 0.3 nên đạt tiêu chuẩn trong đo lường khái niệm nghiên cứu. Việc loại bỏ bất kỳ biến quan sát nào trong thang đo đều làm cho hệ số Cronbach’s Alpha trở nên kém ý nghĩa hơn. Kết quả trên là tốt nên ta chấp nhận cả 4 biến quan sát trên.

4.2.2.6 Thành phần dự định chọn nơi làm việc

Khái niệm dự định chọn nơi làm việc có Cronbach’s Alpha 0.848 > 0.6 và tương quan biến_tổng đều lớn hơn 0.3 nên đạt tiêu chuẩn trong đo lường khái niệm nghiên cứu. Việc loại bỏ bất kỳ biến quan sát nào trong thang đo đều làm cho hệ số Cronbach’s Alpha trở nên kém ý nghĩa hơn. Kết quả trên là rất tốt nên ta chấp nhận cả 5 biến quan sát trên.

4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố khám phá nhằm rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập hợp có ít biến quan sát hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng đầy đủ thông tin của tập biến ban đầu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). EFA được xem là thỏa các điều kiện khi:

(1) 0.5 <= KMO <= 1

(2) Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê khi Sig. < 5% (3) Hệ số tải nhân tố (factor loading) > 0.5

(4) Điểm dừng Eigenvalue (đại diện phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố ) lớn hơn 1

(5) Phương sai cộng dồn của các nhân tố (% acumulative variance) > 50%

Quy trình phân tích EFA được tiến hành qua hai giai đoạn: phân tích nhân tố biến độc lập và phân tích nhân tố biến phụ thuộc.

4.3.1 Phân tích nhân tố biến độc lập

Bảng 4.3. Kiểm định KMO và Barlett nhân tố biến độc lập KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .851 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1936.549

df 210

Sig. .000

Hệ số KMO= .851 (thỏa điều kiện 0.5 <= KMO <=1)  các biến quan sát có tương quan nhau và giá trị kiểm định Bartlett's đạt mức ý nghĩa thông kê Sig= 0%. Kết quả phân tích ở Bảng 4.3.

Điểm dừng Eigenvalue, đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố lớn hơn 1. Phương sai cộng dồn của các nhân tố đạt 58.964% > 50%. Điều này cho thấy 5 nhân tố giải thích được 58.964% biến thiên của các biến quan sát (Gerbing và Anderson, 1998), được trình bày ở Phụ lục 7.

Bảng 4.4. Phân tích EFA cho các biến độc lập

Ma trận xoay Thành phần 1 2 3 4 5 TNXH1 .795 TNXH4 .730 TNXH2 .715 TNXH3 .699 TNXH5 .502 DT3 .733 DT1 .711 DT4 .706 DT2 .691 DT5 .597

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng thương hiệu nhà tuyển dụng đến dự định chọn nơi làm việc của người lao động nghiên cứu trường hợp tại các doanh nghiệp thương mại điện tử tại tp hồ chí min (Trang 48)