7. Kết cấu đề tài
3.2 Thiết kế nghiên cứu và quy trình nghiên cứu
3.2.1 Khung nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu:
Ảnh hƣởng của đặc điểm HĐQT, BKS đến chất lƣợng thông tin BCTC các công ty hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm – ngƣ nghiệp ở Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu:
+ Xác định các nhân tố thuộc đặc điểm HĐQT, BKS ảnh hƣởng đến chất lƣợng thông tin BCTC các công ty niêm yết ngành nông – lâm – ngƣ nghiệp ở Việt Nam
+ Đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng các nhân tố thuộc đặc điểm HĐQT và BKS tới chất lƣợng thông tin BCTC các công ty niêm yết ngành nông – lâm – ngƣ nghiệp ở Việt Nam
+ Đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng BCTC cũng nhƣ hoạt động của HĐQT và BKS tại các công ty này
- Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết về ảnh hƣởng của đặc điểm HĐQT, BKS đến chất lƣợng thông tin BCTC các công ty hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm – ngƣ nghiệp tại Việt Nam
Mô hình nghiên cứu:
+ Các nhân tố của đặc điểm HĐQT, BKS ảnh hƣởng đến chất lƣợng thông tin BCTC các công ty hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm – ngƣ nghiệp tại Việt Nam.
+ Đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của đặc điểm HĐQT, Ban kiểm soát ảnh hƣởng đến chất lƣợng thông tin BCTC các công ty hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm – ngƣ nghiệp tại Việt Nam
Nghiên cứu tổng thể (nghiên cứu định tính)
- Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc - Thảo luận với chuyên gia
- Xác định các nhân tố của đặc điểm HĐQT, BKS ảnh hƣởng đến chất lƣợng thông tin BCTC các công ty hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm – ngƣ nghiệp tại Việt Nam.
- Thống kê ý kiến của chuyên gia về các nhân tố đã đƣợc xác định, hoàn thiện bảng câu hỏi và
thang đo chính thức
Nghiên cứu kiểm định (nghiên cứu định lƣợng)
- Khảo sát thông qua bảng câu hỏi để đo lƣờng mức độ tác động các nhân tố của đặc điểm HĐQT, BKS ảnh hƣởng đến chất lƣợng thông tin BCTC các công ty hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm – ngƣ nghiệp tại Việt Nam.
- Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu
- Mô hình hồi quy tƣơng quan giữa đặc điểm HĐQT, BKS ảnh hƣởng đến chất lƣợng thông tin BCTC các công ty hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm – ngƣ nghiệp ở Việt Nam.
3.2.2 Quy trình nghiên cứu
Việc thực hiện nghiên cứu đƣợc thể hiện qua các bƣớc sau
Hình 3.2Các bƣớc thực hiện quy trình nghiên cứu Nguồn: Hồ Tuấn Vũ (2015)
Bƣớc 1:
Nghiên cứu sơ sở lý thuyết và những nghiên cứu trƣớc nhằm xác định mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Bƣớc 2:
Xây dựng mô hình và phƣơng pháp nghiên cứu
Bƣớc 3: Nghiên cứu định tính: khám phá các nhân tố đặc điểm HĐQT, BKS ảnh hƣởng đến chất lƣợng thông tin BCTC các công ty niêm yết ngành nông –lâm-ngƣ nghiệp ở Việt Nam Thiết kế dàn bài thảo luận Khảo sát chuyên gia Kiểm định kết quả khảo sát Xử lý dữ liệu định tính Thiết kế thang Bƣớc 4: Nghiên cứu định lƣợng: Đo lƣờng đặc tính chất lƣợng TT BCTC và các nhân tố đặc điểm HĐQT BKS ảnh hƣởng đến chất lƣợng thông tin BCTC các công ty niêm yết ngành nông –lâm-ngƣ nghiệp ở Việt Nam Kiểm định thang đo Xây dựng bảng câu hỏi Thực hiện khảo sát Xử lý dữ liệu định lƣợng Bƣớc 5:
Xây dựng và kiểm định mô hình hồi quy,
Kiểm định mức độ phù hợp về ý kiến của các đối tƣợng ks
Bƣớc 6:
3.3 Xây dựng giả thuyết về các nhân tố HĐQT, BKS tác động đến chất lƣợng thông tin BCTC thông tin BCTC
Trong giới hạn bài luận chỉ nói về tác động một số đặc điểm của HĐQT (sự không kiêm nhiệm hai vị trí chủ tịch HĐQT và GĐ/TGĐ, sự độc lập của HĐQT, số lƣợng các cuộc họp và tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của thành viên hội đồng quản trị) và ban kiểm soát tới chất lƣợng BCTC.
3.3.1 Không kiêm nhiệm hai vị trí chủ tịch HĐQT và GĐ/TGĐ
Việc tách biệt hai vị trí chủ tịch HĐQT và GĐ/TGĐ có tầm quan trọng vô cùng lớn trong việc giám sát hoạt động của công ty. Bổ nhiệm GĐ/TGĐ vào vị trí chủ tịch HĐQT có thể dẫn đến sự tập trung quyền lực vào một ngƣời và làm giảm khả năng giám sát. Điều đó sẽ khiến GĐ/TGĐ có quá nhiều quyền lực, tăng khả năng khống chế hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty.
Theo Holtz, Luciana và Neto (2014) và Aliyu Suleiman Kantudu (2015) đều cho rằng việc tách biệt vai trò của chủ tịch HĐQT và GĐ/TGĐ có tác động tích cực đến chất lƣợng thông tin BCTC.
Từ đó, ta thấy rằng việc kiêm nhiệm hai chức danh chủ tịch HĐQT và GĐ/TGĐ có thể làm giảm chất lƣợng thông tin BCTC.
Từ đó, ta đặt ra giả thuyết
H1: “Việc không kiêm nhiệm 2 vị trí Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc/Giám đốc sẽ có tác động tích cực tới chất lượng thông tin BCTC các công ty niêm yết ngành nông – lâm – ngư nghiệp ở Việt Nam”.
3.3.2 Tỷ lệ thành viên không điều hành trong HĐQT
Bởi các thành viên không điều hành của công ty điều hành và kiểm soát chủ tịch / GĐ (TGĐ); Một phần trong bộ phận thành viên không điều hành này cố gắng để cải thiện
quy trình hoạt động của công ty cũng nhƣ bảo vệ quyền lợi của các cổ đông. Vì vậy, các thành viên không điều hành giúp duy trì môi trƣờng đạo đức trong tổ chức. Họ đƣợc xem nhƣ là cơ chế kiểm tra, cân bằng để tăng cƣờng hiệu quả hoạt động.
Theo Lopes, A. B. & Walker, M. (2008), mức độ độc lập của các thành viên hội đồng quản trị đối với việc tham gia điều hành công ty có thể đƣợc ghi nhận là một dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp sẵn sàng tuân thủ các quy định cơ bản nhằm công bố những thông tin chính xác nhất.
Tại Việt Nam, Nguyễn Trọng Nguyên (2015) cho rằng tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập trong tổng số HĐQT càng cao giúp cho thông tin BCTC có chất lƣợng hơn.
Từ đó, bài luận đƣa ra giả thuyết
H2: “Tỷ lệ thành viên không điều hành trong HĐQT càng cao càng có tác động tích cực tới chất lượng thông tin BCTC các công ty niêm yết ngành nông – lâm – ngư nghiệp ở Việt Nam”.
3.3.3 Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của thành viên HĐQT
Muhammad (2009) cho rằng khi thành viên HĐQT có quyền sở hữu cổ phiếu trong công ty, họ sẽ hoạt động tốt hơn và có thể mang lại BCTC có chất lƣợng thông tin tốt hơn cho công ty. Từ đó, xét tình hình Việt Nam, bài luận đƣa ra giả thuyết
H3:“Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của thành viên HĐQT càng cao càng có tác động tích cực tới chất lượng thông tin BCTC các công ty niêm yết ngành nông–lâm–ngư nghiệp ở Việt Nam”.
3.3.4 Số lƣợng cuộc họp HĐQT
Xie, Davidson và DaDalt (2003) cho rằng HĐQT có tần số họp thấp thƣờng chỉ có đủ thời gian nghe và ký kết các kế hoạch quản trị; do đó, thƣờng không có đủ thời gian để tập trung vào các vấn đề nhƣ quản trị thu nhập, gian lận báo cáo tài chính. Nói cách
khác, họ thấy rằng quản trị thu nhập có mối liên hệ ngƣợc chiều khá lớn với số lƣợng các cuộc họp của HĐQT.
Nguyễn Trọng Nguyên (2015) cho rằng doanh nghiệp có cuộc họp HĐQT càng nhiều thì chất lƣợng thông tin BCTC càng cao.
Từ đó, bài luận đƣa ra giả thuyết
H4: “Số lượng cuộc họp của HĐQT càng cao càng có tác động tích cực tới chất lượng thông tin BCTC các công ty niêm yết ngành nông – lâm – ngư nghiệp ở Việt Nam”.
3.3.5 Thành phần BKS
Ngoài các đặc tính của hội đồng quản trị, một biến quan sát quan trọng khác là ban kiểm soát. BKS đóng vai trò quan trọng tới chất lƣợng BCTC.
Theo Sandeep Nabar (2007), một khi ban kiểm soát thiếu những thành viên độc lập sẽ dẫn đến giảm khả năng giám sát quy trình kế toán cũng nhƣ ít có khả năng phát hiện và điều chỉnh kịp thời những sai lệch về lợi nhuận
Cũng nhƣ vậy, DeZoort (1998) thấy rằng nhiệm vụ quan trọng nhất của BKS là đánh giá quá trình quản trị. Từ đó, xét tình hình Việt Nam, bài luận đƣa ra giả thuyết
H5:“Tỷ lệ thành viên độc lập trong BKS càng cao càng có tác động tích cực tới chất lượng thông tin BCTC các công ty niêm yết ngành nông–lâm–ngư nghiệp ở Việt Nam”.
3.4 Mô hình nghiên cứu
Căn cứ vào các nghiên cứu trƣớc cùng với bản thảo luận ý kiến chuyên gia (Kèm phụ lục). Từ đó, xác định đƣợc mô hình nghiên cứu nhƣ sau:
CLBCTC = β0 + β1KKN + β2TVKDH + β3CPHDQT + β4SLCH + β5TPBKS + е.
Trong đó:
KKN : Không kiêm nhiệm
TVKDH : Số thành viên không điều hành trong hội đồng quản trị CPHDQT : Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của thành viên hội đồng quản trị SLCH : Số lƣợng cuộc họp HĐQT
TPBKS : Thành phần ban kiểm soát β0 : Hệ số chặn
e : Phần dƣ
β1- β5 : Các hệ số của biến độc lập
Bảng đo lƣờng các biến trong mô hình nghiên cứu
Bảng 3.1 Đo lƣờng các biến trong mô hình nghiên cứu
Ký hiệu Tên biến Phƣơng pháp đo lƣờng Nguồn
CLBCTC Chất lƣợng
báo cáo tài chính
Dựa vào số điểm đo lƣờng chất lƣợng BCTC theo 19 thuộc tính trên (Đƣợc nêu rõ ở bên dƣới)
Nguyễn Trọng Nguyên (2015) KKN Không kiêm nhiệm Chủ tịch HĐQT và GĐ/TGĐ
Biến nhị phân, đƣợc gán giá trị 1 nếu do hai ngƣời khác nhau đảm nhiệm, giá trị 0 nếu do một ngƣời kiêm nhiệm
Kantudu, A. S., và Samaila, I. A. (2015)
Firth, M., Fung, P. M.Y., & Rui, O. M. (2007)
Ký hiệu Tên biến Phƣơng pháp đo lƣờng Nguồn TVKDH Số thành viên không điều hành trong HĐQT Kantudu, A. S., và Samaila, I. A. (2015) Arman Aziz Karagul Ph,D, Nazli Kepce Yonet Ph.D (2011) CPHDQT Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của thành viên hội đồng quản trị Kantudu, A. S., và Samaila, I. A. (2015) SLCH Số lƣợng cuộc họp HĐQT
Số lƣợng cuộc họp của HĐQT trong một năm Kantudu, A. S., và Samaila, I. A. (2015) Nguyễn Trọng Nguyên (2015) TPBKS Thành phần
ban kiểm soát
Là biến nhị phân, đƣợc gán giá trị 1 nếu có ít nhất hai thành viên độc lập, nếu không gán giá trị 0
Kantudu, A. S., và Samaila, I. A. (2015)
Đo lƣờng chất lƣợng thông tin BCTC
- Bài luận đo lƣờng chất lƣợng thông tin BCTC dựa theo quan điểm về hai đặc tính chất lƣợng của FASB và IASB bao gồm cơ bản và bổ sung. Phƣơng pháp đo lƣờng chất lƣợng thông tin BCTC này đƣợc Nguyễn Trọng Nguyên (2015) thực hiện, có tham khảo của Ferdy van Beest và các cộng sự (2009), nghiên cứu của Jonas và Blanchet (2000) và đã chỉnh sửa phù hợp với điều kiện tại Việt Nam.
- Dựa vào đó, thang đo của luận văn bao gồm 19 thuộc tính . Trong đó:
+ 5 khoản mục liên quan đến đặc tính sự phù hợp (P1-P5) bao gồm: Định hƣớng tƣơng lai, thông tin bền vững, giá trị hợp lý, thông tin phản hồi, thông tin bộ phận; + 6 khoản mục liên quan đến đặc tính trung thực (T1-T6) bao gồm: Lựa chọn ƣớc tính kế toán, lựa chọn chính sách kế toán, trình bày không thiên lệch, chênh lệch lợi nhuận, ý kiến KTV độc lập và thông tin quản trị;
+ 3 khoản mục liên quan tới đặc tính dễ hiểu (H1 – H3) bao gồm: Diễn giải bố cục rõ ràng, Bảng biểu sơ đồ và giải thích thuật ngữ;
+ 4 khoản mục liên quan đến đặc tính có thể so sánh (S1-S4) bao gồm: Thay đổi ƣớc tính kế toán, thay đổi chính sách kế toán, số lƣợng các năm so sánh và số lƣợng các tỷ số;
+ 1 đặc tính kịp thời (K): Thời gian công bố BCTC.
- Luận văn sử dụng thang đo Likert 5 điểm để đánh giá từng khoản mục, trong đó, điểm 1 dành cho khoản mục đạt mức độ yếu nhất và điểm 5 cho khoản mục đạt mức độ hoàn hảo đã đặt ra. Thang đo cụ thể đƣợc nêu trong PL 2
3.5 Mô tả dữ liệu và phƣơng pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu đƣợc thu thập từ thông tin trên BCTC, BCTN, và BCTC Qúy IV các năm 2012 - 2015 của các công ty niêm yết ngành nông – lâm – ngƣ nghiệp niêm yết trên hai thị trƣờng HOSE và HNX. Luận văn chọn mốc thời gian khảo sát bắt đầu từ năm 2012, năm đầu tiên thông tƣ 121 về QTCT và TT 52 về công bố thông tin có hiệu lực.
Tính đến 31/12/2015, có 46 công ty niêm yết ngành nông – lâm – ngƣ nghiệp niêm yết trên hai thị trƣờng HOSE và HNX. Số mẫu có thể khảo sát là 157 mẫu. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, nhận thấy có một số công ty không thể thu thập đƣợc đủ dữ liệu. Cuối cùng, chọn đƣợc 113 mẫu đủ điều kiện khảo sát (Phụ lục 3). Số lƣợng này phù hợp với công thức mẫu cho mô hình hồi quy đa biến.
Theo công thức chọn mẫu cho mô hình hồi quy đa biến (Nguyễn Đình Thọ, 2011) yêu cầu số lƣợng mẫu tối thiểu phải thỏa mãn công thức: n ≥ 50+8p. Với n là kích thƣớc mẫu tối thiểu, p là số lƣợng biến độc lập. Theo đó, số lƣợng mẫu tối thiểu của Luận văn là 90 (=50+8x5)
Số lƣợng mẫu trong luận văn là 113 > 90 đƣợc cho là phù hợp.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Chƣơng 3 đã nêu lên phƣơng pháp nghiên cứu xuyên suốt bài luận, đƣa ra khung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu cụ thể.
Ngoài ra, dựa vào cơ sở lý luận ở các chƣơng trƣớc, chƣơng này còn xây dựng thang đo chất lƣợng BCTC bao gồm 5 đặc tính chất lƣợng tất cả 19 biến quan sát, xây dựng giả thuyết các nhân tố đặc điểm HĐQT, BKS ảnh hƣởng đến chất lƣợng thông tin BCTC các công ty niệm yết ngành nông – lâm –ngƣ nghiệp ở Việt Nam.
Cuối cùng, chƣơng này đã đƣa ra mô hình nghiên cứu cũng nhƣ mô tả dữ liệu và các phƣơng pháp thu thập dữ liệu sẽ thực hiện trong chƣơng tới.
CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.1 Đánh giá độ tin cậy và giá trị thang đo chất lƣợng thông tin BCTC 4.1.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach alpha 4.1.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach alpha
Hệ số Cronbach alpha là hệ số đƣợc sử dụng phổ biến khi đánh giá độ tin cậy thang đo đa biến. Nó đo lƣờng tính nhất quán của các biến quan sát trong cùng một thang đo để đo lƣờng cùng một khái niệm. Theo đó, các biến quan sát có hệ số tƣơng quan biến – tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn thang đo khi Cronbach’s alpha từ 0.6 trở lên Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach alpha và hệ số tƣơng quan biến tổng nhƣ sau
4.1.1.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo sự phù hợp
Theo bảng 4.1, ta thấy thang đo sự phù hợp đƣợc cấu thành bởi 5 biến quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo cho thấy tƣơng quan biến tổng của tất cả các biến quan sát từ 0.681 đến 0.849, đều lớn hơn 0.3 và hệ số cronbach alpha = 0.908 >0.6. Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết.
Bảng 4.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo sự phù hợp
Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items ,908 5 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted P1 10,3540 11,927 ,810 ,878 P2 10,6372 12,698 ,774 ,886 P3 10,7434 13,728 ,730 ,895 P4 10,7522 12,277 ,849 ,869 P5 11,6372 13,858 ,681 ,904
4.1.1.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo sự trình bày trung thực
Bảng 4.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo sự trình bày trung thực
Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items ,864 6 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted T1 16,6814 10,005 ,867 ,801 T2 16,7699 10,036 ,793 ,815 T3 16,7522 10,849 ,705 ,832 T4 16,7345 10,161 ,739 ,826 T5 15,7876 15,544 -,067 ,907 T6 16,6106 9,633 ,735 ,828
Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS
Bảng 4.2 cho thấy, thang đo sự trình bày trung thực đƣợc cấu thành bời 6 biến quan sát, có hệ số cronbach alpha = 0.864 > 0.6 đảm bảo độ tin cậy cần thiết. Tuy nhiên,