Lý thuyết bất cân xứng thông tin (Asymmetric Information)

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đặc điểm hội đồng quản trị, ban kiểm soát đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính các công ty niêm yết ngành nông – lâm – ngư nghiệp ở việt nam (Trang 53 - 54)

7. Kết cấu đề tài

2.5.2Lý thuyết bất cân xứng thông tin (Asymmetric Information)

- Ngƣời đầu tiên giới thiệu về lý thuyết bất cân xứng thông tin là G.A.Akerlof. Ông chứng minh rằng thông tin bất cân xứng có thể gây ra lựa chọn đối nghịch trên thị trƣờng. Nổi tiếng với “Thị trƣờng những trái chanh”, ông chứng minh rằng bất cân xứng có thể gây ra lựa chọn đối nghịch trên thị trƣờng.

- Tiếp tục phát triển nghiên cứu của Akerlof (1907), Michael Spence (1973) cho rằng ngƣời bán hàng chất lƣợng cao có thể hạn chế rủi ro lựa chọn đối nghịch thông qua cơ chế phát tín hiệu. Trong điều kiện nhất định, những chủ thể có thông tin tốt có thể cải thiện kết quả thị trƣờng của mình bằng cách cũng cấp thông tin riêng tƣ cho những chủ thể có thông tin nghèo nàn. VD nhƣ tỷ lệ trả cổ tức của doanh nghiệp

- Bổ sung 2 nghiên cứu trên, J.Stiglitz đã đƣa ra cơ chế sang lọc vào năm 1975. J.Stiglitz đặt ra vấn đề là bản thân những ngƣời có ít thông tin hơn cũng có thể tự cải

thiện tình trạng của mình thông qua cơ chế sang lọc: Một chủ thể không đƣợc thông tin đôi khi có thể có đƣợc thông tin từ một chủ thể có thông tin khác nhờ sàng lọc.

Bất cân xứng thông tin có thể xảy ra trƣớc khi tiến hành ký kết hợp đồng. Các bên tham gia giao dịch cố tình che đậy thông tin, cung cấp thông tin không xác thực, đầy đủ và kịp thời. Điều đó có thể dẫn tới 3 hệ quả sau: (i) Lựa chọn bất lợi xảy ra khi các bên tham gia không có đầy đủ thông tin về sản phẩm, do đó, ngƣời mua có xu hƣớng chọn mua sản phẩm có chất lƣợng thấp, do không có đầy đủ thông tin và không chắc chắn về chất lƣợng của sản phẩm tốt lẽ ra đƣợc bán ở mức giá đắt hơn, làm mất tính hiệu quả của thị trƣờng; (ii) Tâm lý ỷ lại xảy ra sau khi hợp đồng đã đƣợc giao kết, một bên có hành động che đậy thông tin khiến bên kia khó lòng kiểm soát, hoặc muốn kiểm soát cũng phải tốn kém chi phí nhằm trục lợi cho mình; (iii) Vấn đề ngƣời ủy nhiệm và ngƣời đƣợc ủy nhiệm xảy ra khi ngƣời đƣợc ủy nhiệm hành động vì lợi ích cá nhân của mình bất chấp lợi ích của ngƣời ủy nhiệm

Ứng dụng: Việc bất cân xứng thông tin có thể xảy ra giữa Nhà quản lý và ngƣời sử dụng BCTC (cổ đông , nhà đầu tƣ, chủ nợ, … ), Nhà quản lý có thể đƣa ra BCTC không đạt chất lƣợng, cung cấp thông tin không xác thực, kịp thời nhằm mục đích trục lợi các nhân cho bản thân mình không quan tâm tới lợi ích của cổ đông, hoặc đƣa ra kỳ vọng ảo tƣởng để vay nợ, thu hút các nhà đầu tƣ, … Bởi vậy, nhằm đảm bảo BCTC có chất lƣợng, đòi hỏi HĐQT và BKS hoạt động hiệu quả.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đặc điểm hội đồng quản trị, ban kiểm soát đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính các công ty niêm yết ngành nông – lâm – ngư nghiệp ở việt nam (Trang 53 - 54)