Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory)

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đặc điểm hội đồng quản trị, ban kiểm soát đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính các công ty niêm yết ngành nông – lâm – ngư nghiệp ở việt nam (Trang 54 - 56)

7. Kết cấu đề tài

2.5.3 Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory)

Lý thuyết này đƣợc phát triển bởi Jensen và Meckilng trong một công bố năm 1976 Lý thuyết này nghiên cứu mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm và bên đƣợc ủy nhiệm. Thông qua hợp đồng, bên đƣợc ủy nhiệm thực hiện một số công việc đại diện cho bên ủy nhiệm. Lý thuyết ủy nhiệm cho rằng cả hai bên (bên ủy nhiệm và bên đƣợc ủy nhiệm) đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình. Từ đó nảy sinh vấn đề làm sao để bên

đƣợc ủy nhiệm hành động theo hƣớng tối đa hóa lợi ích của bên ủy nhiệm. Từ đó phát sinh chi phí ủy nhiệm. Về bản chất, đó là số tiền mà bên ủy nhiệm mất đi do sự tách rời lợi ích của họ với lợi ích của bên đƣợc ủy nhiệm. Jensen và Meckling chia chi phí ủy nhiệm thành 3 loại:

+ Chi phí giám sát (monitoring cots): Là chi phí đề giám sát hành vi của ngƣời đƣợc ủy nhiệm. Các chi phí này đƣợc tính vào chi phí của công ty nên làm giảm lợi ích của bên ủy nhiệm. Bởi vậy, bên ủy nhiệm sẽ thực hiện hành động “Bảo vệ thông qua giá” – Điều chỉnh số tiền họ trả cho bên đƣợc ủy nhiệm để bù chi phí giám sát mà họ phải bỏ ra. Cuối cùng bên đƣợc ủy nhiệm là bên phải chịu chi phí giám sát đƣợc ràng buộc trong hợp đồng.

+ Chí phí liên kết (bonding cots): Là chi phí để bên đƣợc ủy nhiệm thiết lập và duy trì cơ chế đảm bảo mình đại diện cho quyền lợi của ngƣời ủy nhiệm. Thông qua cơ chế đó sẽ làm giảm chi phí giám sát. Tuy nhiên bên đƣợc ủy nhiệm cũng là bên phải chịu chi phí này. Bởi vậy, bên đƣợc ủy nhiệm chỉ chấp nhận trong phạm vi chi phí này làm giảm chi phí giám sát nhiều hơn phần chi phí liên kết mà họ phải gánh chịu.

+ Chi phí khác (residual costs): Là các ảnh hƣởng giảm lợi ích của bên ủy nhiệm ngay cả khi đã có chi phí giám sát và chi phí liên kết, nhƣng hành vi của ngƣời đƣợc ủy nhiệm cũng không hoàn toàn vì lợi ích của ngƣời ủy nhiệm.

Theo Adam Smith (1776), một nhà quản lý không có mối liên hệ sở hữu trực tiếp với công ty thì không thể đƣa ra các quyết định tƣơng tự, cũng nhƣ không tận tâm với công ty đƣợc nhƣ chủ sở hữu doanh nghiệp đó. Berle và Means (1933) thì cho rằng: Mục tiêu của cổ đông và các nhà quản trị chuyên nghiệp không giống nhau. Cổ đông luôn muốn tối đa hóa lợi nhuận công ty trong khi nhà quản trị tìm kiếm cơ hội làm lợi cho các nhân và điều này có thể không làm tối đa hóa giá trị công ty. Từ góc độ đó, các nhà kinh tế học chỉ ra rằng vai trò chủ yếu của HĐQT là thay mặt cổ đông, giám sát hoạt

động của Nhà quản lý. Vì điều này có thể thúc đẩy hiệu quả hoạt động của công ty thông qua giảm thiểu các chi phí đại diện (Eisenhardt, 1989; Jensen và Meckling, 1976). Bên cạnh đó, Fama và Jensen (1983). Jensen (1993) cho rằng việc kiêm nhiệm Chủ tịch HĐQT và GĐ/TGĐ sẽ làm giảm khả năng giám sát của HĐQT và tăng chi phí đại diện, nên các công ty nên tách hai chức vụ này.

Ứng dụng: Từ đó, ta thấy rằng, sự kiêm nhiệm giữa hai vị trí chủ tịch HĐQT và GĐ/TGĐ, tỷ lệ các thành viên không điều hành trong HĐQT, tỷ lệ thành viên BKS độc lập cũng nhƣ tỷ lệ cổ phần của Nhà quản lý trong công ty, …. Đều có thể tác động tới hoạt động, qua đó tác động tới chất lƣợng BCTC các công ty.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đặc điểm hội đồng quản trị, ban kiểm soát đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính các công ty niêm yết ngành nông – lâm – ngư nghiệp ở việt nam (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)