Tổng quan về chất lƣợng thông tin BCTC

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đặc điểm hội đồng quản trị, ban kiểm soát đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính các công ty niêm yết ngành nông – lâm – ngư nghiệp ở việt nam (Trang 28)

7. Kết cấu đề tài

2.1Tổng quan về chất lƣợng thông tin BCTC

2.1.1 Khái niệm về thông tin BCTC

- Thông tin

+ Thông tin là những sự kiện, con số đƣợc thể hiện trong một hình thức hữu ích với ngƣời sử dụng để phục vụ việc ra quyết định. Thông tin có ích với việc ra quyết định vì nó giảm sự không chắc chắn và tăng tri thức về vấn đề đƣợc đề cập (Gelinas and Dull, 2008). Theo nhiều tác giả (Hirschheim et al 1995; Zins et al 2007), các khái niệm cơ bản nhất liên quan đến hệ thống thông tin gồm dữ liệu, thông tin và kiến thức. Các dữ liệu đƣợc coi là vật liệu cơ bản, sau đó phải đƣợc tinh chế thành các thông tin, từ đó mở rộng và nâng cao kiến thức. Thông tin là dữ liệu đã qua xử lý (ví dụ, phân loại, tóm tắt hoặc chuyển giao) và có nghĩa là để thêm ý nghĩa và giá trị trong một bối cảnh cụ thể.

+ Theo Nguyễn Trọng Nguyên (2015) thông tin là những tín hiệu đƣợc thu nhận, đƣợc hiểu và đƣợc đánh giá là có ích cho việc ra quyết định.

- Thông tin báo cáo tài chính

+ Quan điểm thứ nhất, theo IASB (2012), báo cáo tài chính là sản phẩm của kế toán tài chính, phản ánh tình hình, kết quả tài chính của công ty, đáp ứng yêu cầu số đông của ngƣời sử dụng trong việc đƣa ra các quyết định kinh tế, nó cũng là kết quả quản lý của ban giám đốc đối với nguồn lực đƣợc giao phó cho họ. Theo Nguyễn Trọng Nguyên (2015), để đáp ứng mục tiêu này, báo cáo tài chính phải phản ánh đƣợc thông tin về tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập và chi phí, bao gồm cả lãi và lỗ, khoản góp vốn của chủ sở hữu và phân phối cho chủ sở hữu, các dòng tiền thông qua hệ thống báo cáo: Báo cáo tài chính, báo cáo thu nhập, báo cáo vốn chủ sở hữu, báo cáo lƣu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính.

+ Quan điểm thứ hai cho rằng BCTC không chỉ bao gồm thông tin tài chính mà phải bao gồm cả thông tin phi tài chính. Theo Ferdy Van Beest (2013), thông tin BCTC cần

đƣợc hiểu theo nghĩa rộng hơn, khái niệm đa chiều hơn. Các chiều khác nhau của thông tin BCTC đƣợc đánh giá hƣớng đến sự hữu ích của thông tin, do đó nó phải dựa trên cơ sở thông tin tài chính, phi tài chính cũng nhƣ các công bố bắt buộc và tự nguyện nhƣ trong BCTC thƣờng niên của doanh nghiệp. Thông tin BCTC đảm bảo chức năng thiết yếu cho thị trƣờng vốn hiệu quả, vì vậy doanh nghiệp ngoài việc cung cấp BCTC truyền thống theo quy định luật pháp cần phải bổ sung những báo cáo tự nguyện về những phân tích đánh giá, dự báo của nhà quản lý (Healy và Palepu, 2001). Trong bài luận, BCTC đƣợc hiểu theo quan điểm thứ 2, bào gồm cả thông tin tài chính và phi tài chính.

2.1.2 Vai trò, ý nghĩa của thông tin BCTC

Tình hình tài chính đƣợc phản ánh chủ yếu thông qua kết quả của thông tin trên BCTC. Thông tin trên BCTC giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với các nhà đầu tƣ và nhà quản trị. Đối tƣợng sử dụng thông tin trên BCTC có thể bên trong hoặc bên ngoài: - Đối tƣợng bên trong:

+ Nhà quản lý: là những đối tƣợng bên trong công ty chính sử dụng thông tin trên BCTC nhằm mục đích phân tích hoạt động của đơn vị từ đó đƣa ra những biên pháp thích hợp để cải thiện hiệu suất làm việc công ty.

+ Nhân viên: quan tâm đến thông tin trên BCTC liên quan đến chế độ lƣơng và các ƣu đãi khác nhƣ tiền thƣởng, tiền làm thêm giờ...Họ quan tâm đến khoản mục lợi nhuận và các khoản lƣơng thƣởng trên báo cáo tài chính.

+ Chủ sở hữu: sử dụng thông tin trên BCTC để phân tích khả năng tồn tại của công ty, cũng nhƣ lợi nhuận khoản vốn của họ, làm cơ sở để đƣa ra các quyết định phát triển trong tƣơng lai.

- Đối tƣợng bên ngoài:

+ Nhà đầu tƣ: bao gồm cả nhà đầu tƣ hiện tại và nhà đầu tƣ tiềm năng đều cần thông tin trên BCTC để đánh giá triển vọng đầu tƣ.Nhà đầu tƣ hiện tại cần thông tin để quyết

định xem họ có nên tiếp tục đầu tƣ hay không. Các nhà đầu tƣ tiềm năng cần thông tin để xác định xem họ nên mua cổ phiếu của công ty hay đầu tƣ ở một nơi khác.

+ Chủ nợ: gồm cả chủ nợ ngắn hạn và dài hạn. Chủ nợ dài hạn quan tâm đến khả năng thanh toán và thanh khoản của công ty. Mặt khác chủ nợ ngắn hạn lại quan tâm đến thời gian khoản nợ sẽ đƣợc thanh toán có đúng hạn hay không.

+ Khách hàng: quan tâm đến khả năng sinh lời và khả năng thanh toán của công ty, những thông tin này cho biết khả năng tồn tại của công ty để cung cấp hàng hóa thƣờng xuyên cho họ. Nền tảng tài chính vững mạnh cũng chứng minh đƣợc chất lƣợng sản phẩm và khả năng cải tiến sản phẩm.

+ Chính phủ: cần thông tin để đƣa ra các quyết định điều chỉnh khung chính sách nhằm cải thiện nền kinh tế. Họ quan tâm đến các thông tin trên BCTC về thuế, lao động của công ty.

+ Công chúng: quan tâm đến các thông tin về nghĩa vụ xã hội của doanh nghiệp. Công chúng quan tâm đến việc giảm ô nhiễm môi trƣờng, phúc lợi cộng đồng, lợi ích sinh thái…Họ có nhu cầu thông tin về việc tài nguyên quốc gia đang đƣợc các công ty sử dụng nhƣ thế nào và đóng góp của những công ty này cho nền kinh tế quốc gia

2.1.3 Chất lƣợng thông tin báo cáo tài chính

Chất lƣợng thông tin BCTC đƣợc đo lƣờng dựa vào các đặc tính có khả năng tạo ra các thông tin hữu ích cho ngƣời sử dụng thông qua báo cáo tài chính.

- Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 21), thông tin kế toán (đƣợc hiểu là thông tin trên BCTC) phải đảm bảo đƣợc các yêu cầu đó là: thích hợp và đáng tin cậy. + Thông tin đƣợc xem là thích hợp khi nó phù hợp với nhu cầu ra các quyết định kinh tế của ngƣời sử dụng.

+ Thông tin kế toán đáng tin cậy khi nó đƣợc trình bày một cách trung thực, hợp lý tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, thông tin phản ánh một

cách chính xác bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện phát sinh, thông tin đƣợc trình bày một cách khách quan và đƣợc trình bày đầy đủ các khía cạnh trọng yếu.

- Theo khuôn mẫu lý thuyết IASB (2008) và IFRS (2010), dựa trên nền tảng là sự ảnh hƣởng của thông tin tới quyết định của ngƣời sử dụng, khuôn mẫu này chia các đặc tính chất lƣợng này thành hai loại là đặc tính cơ bản và bổ sung. Các đặc tính chất lƣợng cơ bản quan trọng bao gồm phù hợp và trình bày trung thực. Ngoài ra còn có các đặc tính bổ sung: dễ hiểu, tính có thể so sánh, có thể xác minh và kịp thời góp phần nâng cao tính hữu dụng khi thiết lập các đặc điểm cơ bản về chất lƣợng.

Hình 2.1 Các đặc tính chất lƣợng thông tin BCTC

Nguồn: IASB, IFRS

2.1.3.1 Đặc tính phù hợp

Thông tin tài chính đƣợc xem là phù hợp khi nó có khả năng tạo ra sự khác biệt trong quyết định của ngƣời sử dụng kể cả khi ngƣời sử dụng không sử dụng nó hay đã đƣợc cảnh báo từ những nguồn khác. Chất lượng thông tin BCTC Đặc tính cơ bản Phù hợp Trình bày trung thực Đặc tính bổ sung Có thể hiểu Có thể so sánh Kịp thời Có thể xác minh

Thông tin phù hợp khi có giá trị dự báo hoặc/và giá trị xác nhận. Thông tin không nhất định phải là sự dự báo hay dự đoán, mà khi nó có thể sử dụng nhƣ nguồn thông tin đầu vào tác động tới dự báo tƣơng lai của ngƣời sử dụng thì có giá trị dự báo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thông tin có giá trị xác nhận khi nó đƣa ra sự phản hồi vể (xác nhận hay thay đổi) các đánh giá trƣớc.

Giá trị dự báo và gía trị xác nhận của thông tin tài chính có mối liên hệ với nhau. Thông tin có giá trị dự báo thƣờng có giá trị xác nhận. VD: Thông tin về thu nhập trong hiện tại có thể coi nhƣ nhân tố căn bản để dự đoán thu nhập trong tƣơng lai, mặt khác cũng có thể so sánh (xác nhận lại) với doanh thu năm nay đã đƣợc dự đoán từ năm trƣớc. Kết quả những so sánh này có thể giúp ngƣời sử dụng chỉnh sửa, hoàn thiện hơn quá trình tạo ra các dự đoán đã sử dụng trƣớc đó.

Xét về tính trọng yếu: Thông tin có tính trọng yếu khi việc bỏ sót hay trình bày sai lệch có thể gây ảnh hƣởng tới quyết định của ngƣời sử dụng khi quyết định đó dựa trên thông tin tài chính trong báo cáo đơn vị.

Vậy, phù hợp là khả năng tạo ra sự khác biệt trong việc ra quyết định của ngƣời sử dụng thông tin kế toán với tƣ cách là nhà đầu tƣ.

2.1.3.2 Đặc tính trình bày trung thực

BCTC phản ánh các hiện tƣợng kinh tế thông qua diễn giải thuyết minh và các con số. Thông tin tài chính hữu ích với ngƣời sử dụng không chỉ trình bày các hiện tƣợng kinh tế một cách phù hợp, mà còn phải phản ánh trung thực các hiện tƣợng đúng với bản chất của nó.

Trình bày đƣợc coi là trung thực khi hiện tƣợng cần mô tả có đủ 3 đặc điểm sau: đầy đủ, mang tính trung lập và không có sai sót trọng yếu. Mặc dù trong thực tế hiếm khi đạt đƣợc cả 3 mục tiêu này.Mục tiêu đƣợc đặt ra chỉ là đạt đƣợc kết quả tốt nhất có thể.

Mô tả đầy đủ cần bao gồm tất cả thông tin cần thiết để ngƣời sử dụng có thể hiểu rõ hiện tƣợng đƣợc mô tả, bao gồm không chỉ mô tả mà còn giải thích mở rộng. Với một vài đối tƣợng, mô tả đầy đủ có thể yêu cầu phải có thuyết minh quan trọng về những đặc tính và bản chất của đối tƣợng (items), các nhân tố, và khả năng có thể tác động tới đặc tính và bản chất của đối tƣợng và quá trình sử dụng đã tác động nhƣ thế nào tới các mô tả định lƣợng.

Mô tả trung lập nghĩa là phải khách quan về một phần hay toàn bộ thông tin BCTC, không chứa thái độ hay bị ảnh hƣởng cũng nhƣ việc nhấn mạnh hay không nhấn mạnh hay các hành động khác làm tăng khả năng thông tin tài chính sẽ chứa sự thuận lợi hay bất lợi cho ngƣời sử dụng. Nhƣng điều đó không có nghĩa là thông tin không có chủ đích hay không bị ảnh hƣởng bởi thái độ.

Trình bày trung thực không có nghĩa là chính xác tất cả từng chi tiết. Không sai sót trọng yếu nghĩa là không có sai sót hay thay đổi trong việc mô tả các hiện tƣợng, và quá trình đƣợc sử dụng để tạo ra thông tin báo cáo phải đƣợc lựa chọn và áp dụng chính xác. Không có sai sót trọng yếu không có nghĩa là chính xác hoàn toàn ở mọi khía cạnh. Tuy nhiên, việc trình bày những đánh gía này có thể đƣợc coi là trung thực khi giá trị này đƣợc mô tả một cách rõ ràng và chính xác nhƣ: việc đánh giá, tính chất và sự hạn chế của phƣơng pháp đánh giá cần phải đƣợc nêu rõ, và không có sai sót trong quá trình lựa chọn và áp dụng phƣơng pháp phù hợp trong việc hoàn thiện đánh giá.

Việc trình bày thông tin hợp lý, trung thực sẽ giúp ngƣời dùng ra quyết định tốt hơn Tính có thể xác minh là thuộc tính của thông tin nhằm đảm bảo với ngƣời sử dụng là thông tin đƣợc trình bày trung thực theo đúng bản chất của hiện tƣợng kinh tế.

Có thể xác minh có thể thực hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong một số trƣờng hợp, không thể kiểm tra một vài số liệu và thông tin tài chính về các tuyên bố mang tính dự báo tƣơng lai. Trong trƣờng hợp đó, để giúp ngƣời sử dụng quyết định khi họ muốn sử dụng những thông tin này, cần phải công bố những giả định phụ thuộc,

phƣơng pháp ghi nhận thông tin và những nhân tố khác cũng nhƣ tình huống xác nhận thông tin.

Vậy, trung thực là việc thể hiện đúng hiện tƣợng kinh tế mà thông tin đại diện. Thông tin công bố phải đảm bảo đầy đủ, khách quan

2.1.3.3 Đặc tính dễ hiểu

Là thuộc tính của thông tin giúp ngƣời sử dụng có thể hiểu ý nghĩa của thông tin đó. Việc phân loại, làm rõ bản chất, trình bày thông tin rõ ràng và ngắn gọn khiến thông tin dễ hiểu. Một vài hiện tƣợng vốn dĩ phức tạp và khó có thể dễ dàng hiểu đƣợc, do đó thông tin từ BCTC có thể khiến thông tin trong những báo cáo này dễ hiểu hơn.

BCTC đƣợc lập nên để những ngƣời có kiến thức về kinh tế tổng kết và nghiên cứu thông tin. Đôi khi, kể cả những ngƣời có đầy đủ thông tin vẫn cần tìm hiểu thêm để có thể hiểu thông tin về hiện tƣợng kinh tế phức tạp.

Vậy, dễ hiểu là việc phân loại, trình bày thông tin phải rõ ràng, hợp lý giúp cho ngƣời sử dụng có thể dễ dàng hiểu đƣợc nội dung. Các thông tin không đảm bảo tính dễ hiểu có thể gây hiểu nhầm, dẫn đến việc ra quyết định sai lầm, gây thiệt hại cho ngƣời sử dụng báo cáo tài chính.

2.1.3.4 Đặc tính có thể so sánh

Quyết định của ngƣời sử dụng có thể bao gồm việc lựa chọn giữa các phƣơng án khác nhau. Bởi vậy, thông tin về đơn vị báo cáo sẽ hữu dụng hơn khi có thể đƣợc so sánh với các thông tin tƣơng tự của các công ty khác hay thông tin của chính công ty đó trong những thời điểm khác nhau.

Tính có thể so sánh là đặc tính chất lƣợng giúp ngƣời sử dụng có thể nhận diện và hiểu rõ những điểm tƣơng đồng và khác nhau giữa các đối tƣợng so sánh. Không giống nhƣ những đặc tính về chất lƣợng khác, đặc tính có thể so sánh không thể đứng một mình, mà phải có ít nhất là 2 đối tƣợng để thực hiện so sánh.

Tính nhất quán mặc dù có mối liên hệ với tính có thể so sánh, nhƣng lại không giống nhau. Tính nhất quán liên quan tới việc sử dụng một phƣơng pháp với cùng đối tƣợng

trong các thời điểm khác nhau của cùng một đơn vị hay trong cùng thời điểm giữa các đơn vị.Tính có thể so sánh là mục tiêu thì nhất quán giúp đạt đƣợc mục tiêu đó.Tính có thể so sánh là không đồng nhất.

Tính so sánh đạt đƣợc hiệu quả cao hơn khi đi với đặc tính trình bày trung thực.

Vậy, so sánh là đặc tính cho phép ngƣời dùng nhận dạng và hiểu những điểm tƣơng đồng và khác biệt giữa các mục. thông tin về báo cáo của một đơn vị là hữu ích hơn nếu nó có thể đƣợc so với các thông tin tƣơng tự của các đơn vị khác và với những thông tin tƣơng tự cho cùng một đơn vị trong một khoảng thời gian hoặc một ngày khác.

2.1.3.5 Đặc tính kịp thời

Tính kịp thời nghĩa là việc hiện hữu thông tin cho ngƣời ra quyết định trong thời gian có khả năng tác động tới quyết định của họ. Thông thƣờng, thông tin càng trễ càng ít hữu dụng. tuy nhiên, một số thông tin cẫn có thể tiếp tục có tính kịp thời sau khi kỳ báo cáo đã kết thúc, VD: Ngƣời sử dụng có thể cần thông tin để xác định xu hƣớng.

Vậy, kịp thời là việc thông tin sẵn sàng cho việc ra quyết định của ngƣời sử dụng báo cáo tài chính.

Vậy, thông tin báo cáo tài chính là những sự kiện, con số đƣợc thể hiện trên các báo cáo tài chính với mục đích phục vụ cho việc ra quyết định của ngƣời sử dụng. Thông tin trên báo cáo tài chính đƣợc coi là có chất lƣợng khi mang các đặc tính thích hợp, trình bày trung thực, dễ hiểu, có thể so sánh, kịp thời, có thể xác minh

2.2 Tổng quan về công ty cổ phần và hội đồng quản trị, ban kiểm soát 2.2.1 Công ty cổ phần (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đặc điểm hội đồng quản trị, ban kiểm soát đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính các công ty niêm yết ngành nông – lâm – ngư nghiệp ở việt nam (Trang 28)