Kết quả phân tích biệt số và biện luận, xây dựng công thức

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của pha cấu tạo đến độ chứa đầy của vải dệt thoi một lớp1 (Trang 80 - 82)

Khi phân tích biệt số Discriminant của ba thông số chênh lệch mông-ngực, ngực-eo và mông-eo ta thu nhận được hai loại kết quả, một là biểu đồ phân tán mẫu theo nhóm vóc dáng, hai là hàm xác định giá trị phân biệt x, y của mẫu (hình 33). Khi phân tích hàm phân biệt cho 530 mẫu đo, kết quả cho thấy số hàm phân biệt bằng số nhóm trừ đi một nên ta có hai hàm phân biệt.

Hệ số tương quan và hệ số xác định của hai hàm phân biệt có giá trị như sau (bảng 2 phần phụ lục):

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

- Hàm thứ nhất: có tỉ trọng phương sai là 81%, giải thích (R1)2 = (0,809)2 = 0,65 =65%, suy ra hàm có độ phân biệt khá cao giữa ba nhóm [1]

.

- Hàm thứ hai: có tỉ trọng phương sai là 19%, giải thích (R2)2 = (0,555)2 = 0,31 =31%, suy ra hàm có độ phân biệt giữa ba nhóm thấp hơn hàm một [16]. Kiểm tra hệ số chức năng tiêu chuẩn hóa biệt thức và trọng số phân biệt của hai hàm cho thấy: chỉ có hai biến tác động lên sự phân biệt của hai hàm là biến chênh lệch mông-ngực và biến chênh lệch ngực-eo, trong đó ở hàm phân biệt thứ nhất biến ngực-eo có hệ số phân biệt lớn nhất (1,083), trong khi hàm thứ hai biến mông-ngực có hệ số phân biệt khá cao (1,013).

Kiểm tra trị số của đại lượng Wilk’ λ (bảng 1 phần phụ lục): xét trên cả hai hàm hay khi bỏ hàm thứ nhất ra khỏi đều có mức ý nghĩa Sig <0,05, điều này chứng tỏ trung bình của cả hai hàm có độ phân biệt bằng nhau trong ba nhóm.

Kết quả kiểm tra giá trị hàm phân biệt cho mỗi nhóm và hệ số phân biệt cho mỗi biến trên mỗi hàm như sau (bảng 3 phần phụ lục):

- Hàm thứ nhất: nhóm dạng chữ H (-2,580), nhóm dạng chữ A (-0,394), nhóm dạng chữ X (1,887) trong khi đó biến mông-ngực có hệ số phân biệt (0,148) và biến ngực-eo (0,448). Điều này cho thấy nhóm dạng chữ H có giá trị hàm phân biệt nhỏ nhất, sau đó đến nhóm dạng chữ A và lớn nhất là nhóm dạng chữ X. Trong hàm này sự tác động của biến ngực-eo lớn hơn biến mông-ngực.

- Hàm thứ hai: nhóm dạng chữ H (-1,333), nhóm dạng chữ A (0,511), nhóm dạng chữ X (-0,524) trong khi đó biến mông-ngực có hệ số phân biệt (0,389) và biến ngực-eo (0,016). Điều này cho thấy nhóm dạng chữ H có giá trị hàm phân biệt nhỏ nhất, sau đó đến nhóm dạng chữ X và lớn nhất là nhóm dạng chữ A. Trong hàm này sự tác động của biến mông-ngực lớn hơn biến ngực-eo. Từ kết quả phân tích, kiểm tra các giá trị hàm phân biệt của mỗi nhóm (bảng 4 phần phụ lục), các biến tác động lên mỗi hàm cùng với hệ số phân biệt của từng biến trên hai hàm ta có thể suy ra công thức mô hình phân tích biệt số của từng cá thể trong tập hợp 530 người mẫu, đây cũng chính là công thức dùng để phân loại hình dạng người và của từng nhóm như sau:

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

- Hàm thứ nhất xác định tọa độ x, hàm thứ 2 xác định tọa độ y của mẫu. x = -8,369 + 0,148MN + 0,488NE

y = -2,951 + 0,389MN + 0,016NE

- Với khoảng giá trị cụ thể cho x, y của từng dạng người như sau: Nhóm dạng chữ H: x (-7,2~ 0,08), y (-3,68 ~ 0,97).

Nhóm dạng chữ A: x (-2,16 ~ 1,75), y (-1,53 ~ 4,67). Nhóm dạng chữ X: x (2,76 ~ 5,77), y (-2,49 ~ 2,76).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của pha cấu tạo đến độ chứa đầy của vải dệt thoi một lớp1 (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)