Đánh giá nhận thức vóc dáng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của pha cấu tạo đến độ chứa đầy của vải dệt thoi một lớp1 (Trang 64)

Dựa trên công thức phân loại vóc dáng cho từng dạng người đã được xây dựng ở phần nội dung 2, kết hợp với số đo đã thu thập được ở trong quá trình khảo sát 107 mẫu, tiến hành kiểm tra, đánh giá và nhận dạng vóc dáng cho từng đối tượng tham gia khảo sát theo các bước sau:

- Xác định % hình dạng cơ thể theo kết quả khảo sát câu 7 bảng 8. - Xác định % hình dạng cơ thể theo công thức.

- So sánh kết quả phân tích được theo công thức với kết quả khảo sát để đánh giá bao nhiêu % nhận thức đúng, bao nhiêu % nhận thức sai về hình dạng cơ thể của mình.

- Nhận xét và đánh giá kết quả.

2.2.5. Đánh giá sự lựa chọn phom dáng trang phục cơ bản theo vóc dáng

Để đưa ra phương án lựa chọn phom dáng trang phục cơ bản cho mỗi loại vóc dáng, tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu may mẫu thực nghiệm và đánh giá mẫu.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

2.2.5.1. Đối tượng thực nghiệm

Giới hạn người mẫu thực nghiệm: để đảm bảo được quá trình xuyên suốt và

logic cho đề tài từ khâu phân tích phân loại vóc dáng, nhận thức về vóc dáng, sở thích lựa chọn trang phục. Đảm bảo cho việc đánh giá đúng, khách quan, định hướng lại nhận thức từ phía người mặc, tác giả chọn ra người mẫu trong 107 người đã tham gia khảo sát ở phần nội dung nghiên cứu 4 của đề tài. Trong mỗi nhóm vóc dáng chọn hai người mẫu, một người nhận thức vóc dáng đúng, một người nhận thức vóc dáng sai.

Số đo: người mẫu tham gia thử nghiệm có số đo vòng ngực gần với số đo trung

bình của mỗi nhóm.Tiến hành may mẫu thực nghiệm trên số đo thu thập được từ mẫu.

Chất liệu: chất liệu vải không co giãn, phù hợp cho việc may mẫu cũng như đánh

giá mẫu.

Phom dáng trang phục: có nhiều phương pháp kết hợp các loại trang phục tạo

nên phom dáng của trang phục. Tuy nhiên trong luận văn này tác giả chọn giới hạn thử nghiệm trên năm bộ đầm (bộ áo váy liền thân) với năm phom dáng cơ bản: Phom ôm, phom chữ H, phom chữ A, phom chữ V và phom chữ X.

Căn cứ vào bốn tiêu chí yêu cầu trên, mẫu thực nghiệm đánh giá của đề tài gồm: - Sáu người mẫu gồm hai người mẫu vóc dáng chữ X, hai người mẫu vóc dáng chữ

H, hai người mẫu vóc dáng chữ A.

- Chín bộ trang phục được phân bố cho các vóc dáng cơ thể như sau: 1 bộ phom dáng ôm sát cho vóc dáng chữ X, 1 bộ phom dáng ôm sát cho vóc dáng chữ H, 1 bộ phom dáng ôm sát cho vóc dáng chữ A, 1 bộ phom dáng chữ X cho vóc dáng chữ X, 1 bộ phom dáng chữ X cho vóc dáng chữ H, 1 bộ phom dáng chữ X cho vóc dáng chữ A, 1 bộ phom dáng chữ A, 1 bộ phom dáng chữ V, 1 bộ phom dáng chữ H.

2.2.5.2. Các bước tiến hành thực nghiệm, đánh giá

Tiến hành thực nghiệm mặc từng phom dáng trang phục trên mỗi người mẫu để kiểm tra, đánh giá. Chụp ảnh người mặc các mặt trước, mặt nghiêng và mặt sau.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

- Đánh giá chủ quan của người mặc. - Đánh giá của chuyên gia.

2.2.5.3. Đánh giá lựa chọn phom dáng trang phục của người mặc

Việc đánh giá lựa chọn trang phục phù hợp với người mặc được thực hiện hai lần: - Lần 1: khảo sát cho 107 người mẫu, lúc này người mẫu chỉ trả lời theo lựa chọn trước đây mà chưa qua thử nghiệm trang phục. Câu hỏi được đặt ra như bảng 12:

Bảng 12: Sở thích lựa chọn trang phục.

STT Tôi nhận định hình thể tôi phù hợp với phom sáng trang phục

1 Phom ôm sát (ôm từ trên xuống dưới)

2 Phom suông hình chữ H

3 Phom rộng chữ A

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

5 Phom ôm phần trên và xòe rộng phần dưới (Chữ X)

- Lần 2:Người mẫu trả lời sự lựa chọn sau khi mặc thử tất cả 5 phom dáng trang phục cơ bản.

Đánh giá dựa vào cảm nhận trực tiếp của người mặc nhằm mục đích kiểm tra đánh giá về 5 tiêu chí: cảm giác vừa vặn thoải mái khi mặc, mức độ che khuyết điểm, đẩy mạnh những ưu điểm về mặt hình thể, sự phù hợp của phom dáng trang phục với vóc dáng cơ thể, sở thích cá nhân trên năm phom dáng trang phục cơ bản. Phiếu đánh giá gồm thang đo 5 mức độ, mức độ 1- rất không hài lòng, mức độ 2 – không hài lòng, mức độ 3 – tương đối hài lòng, mức độ 4 – hài lòng, mức độ 5 – rất hài lòng.

Kết quả đánh giá mỗi phom dáng trang phục trên mỗi mẫu được xác định bằng cách tính trung bình cộng của năm tiêu chí cho mỗi phom dáng. Nếu trung bình cộng của năm tiêu chí trên mỗi phom dáng đạt từ 3 điểm trở lên thì phom dáng đó được đánh giá là phù hợp với vóc dáng cơ thể của người mặc. Phiếu đánh giá được trình bày trong bảng 13.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHỦ QUAN NGƯỜI MẶC

Họ và tên: Tuổi:

Cơ quan công tác: Số điện thoại:

Sau khi mặc thử sản phẩm, bạn hãy vui lòng cho biết nhận xét của mình về sản phẩm theo các tiêu chí dưới đây: (đánh dấu x vào mỗi mức độ mà bạn lựa chọn)

STT

Phom dáng

trang phục

đánh giá Tiêu chí đánh giá

Thang đo Rất không hài lòng Không hài lòng Tương đối hài lòng Hài lòng Rất hài lòng 1 2 3 4 5 1 Trang phục cho cảm giác vừa vặn thoải mái khi mặc

2 Trang phục che được khuyết điểm của cơ thể

3 Trang phục đẩy mạnh được những ưu điểm của cơ thể 4 Phom dáng trang phục phù hợp với vóc dáng cơ thể 5 Trang phục phù hợp sở thích cá nhân

6 Trang phục cho cảm giác vừa vặn thoải mái khi mặc 7 Trang phục che được khuyết điểm của cơ thể

8 Trang phục đẩy mạnh được những ưu điểm của cơ thể 9 Phom dáng trang phục phù hợp với vóc dáng cơ thể 10 Trang phục phù hợp sở thích cá nhân

11 Trang phục cho cảm giác vừa vặn thoải mái khi mặc 12 Trang phục che được khuyết điểm của cơ thể

13 Trang phục đẩy mạnh được những ưu điểm của cơ thể 14 Phom dáng trang phục phù hợp với vóc dáng cơ thể 15 Trang phục phù hợp sở thích cá nhân

16 Trang phục cho cảm giác vừa vặn thoải mái khi mặc 17 Trang phục che được khuyết điểm của cơ thể

18 Trang phục đẩy mạnh được những ưu điểm của cơ thể 19 Phom dáng trang phục phù hợp với vóc dáng cơ thể 20 Trang phục phù hợp sở thích cá nhân

21 Trang phục cho cảm giác vừa vặn thoải mái khi mặc 2 Trang phục che được khuyết điểm của cơ thể

23 Trang phục đẩy mạnh được những ưu điểm của cơ thể 24 Phom dáng trang phục phù hợp với vóc dáng cơ thể 25 Trang phục phù hợp sở thích cá nhân

(Phần dành riêng cho tác giả làm nghiên cứu)

Vóc dáng tự nhận thức của người mặc mẫu: Vóc dáng đúng theo công thức phân loại vóc dáng:

Phom dáng trang phục lựa chọn phù hợp với

vóc dáng TRƯỚC KHI mặc thử tất cả các bộ

trang phục hôm nay:

Phom dáng trang phục lựa chọn phù hợp với vóc

dáng SAU KHI mặc thử tất cả các bộ trang phục

hôm nay:

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

2.2.5.4. Sự phù hợp phom dáng trang phục theo vóc dáng theo đánh giá của chuyên

gia

Đánh giá ngoại quan của các chuyên gia được thực hiện khi trang phục đã được mặc lên cơ thể. Ở đề tài này tác giả tiến hành đánh giá ngoại quan của các chuyên gia là các giảng viên dạy chuyên ngành về Thiết kế thời trang và Kỹ thuật may đang công tác tại trường Đại Học Văn Lang và một số nhà Thiết kế thời trang trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đây là đội ngũ có kinh nghiệm giảng dạy cũng như làm nghề lâu năm, trình độ cử nhân đến thạc sĩ. Có 10 chuyên gia được mời tham gia vào việc đánh giá lần này.

Các tiêu chí đánh giá dành cho chuyên gia được xây dựng nhằm mục đích đánh giá mức độ vừa vặn cho mỗi phom dáng trang phục trên mỗi vóc dáng, sự phù hợp của mỗi phom dáng trang phục cho mỗi vóc dáng qua ảnh chụp: mặt trước, mặt nghiêng và mặt sau của sản phẩm.

Các chuyên gia đánh giá độc lập, không trao đổi để đảm bảo tính khách quan. Chuyên gia và người mẫu không biết nhau, không gặp nhau để tránh sự ảnh hưởng ý kiến của nhau. Ngoại quan dành cho chuyên gia được trình bày trong bảng14, các tiêu chí được chấm điểm theothang đo linkert 5, sử dụng mức 1 cho mức đánh giá thấp nhất – rất không hài lòng, mức 2 – không hài lòng, mức 3 – tương đối hài lòng, mức 4 – hài lòng, mức 5 – rất hài lòng. Mười chuyên gia tham gia đánh giá cho tất cả các mẫu thí nghiệm. Kết quả tổng hợp từng tiêu chí của mỗi phom dáng trang phục trên mỗi vóc dáng hình thể được xác định bằng cách tính điểm trung bình cộng của 10 phiếu đánh giá. Phom dáng được đánh giá số điểm cao nhất trên tổng các tiêu chí là phom dáng trang phục phù hợp nhất với vóc dáng ấy.

Kết quả tổng hợp từng tiêu chí của mỗi phom dáng trang phục cơ bản trên mỗi vóc dáng được xác định bằng cách tính trung bình cộng của 10 phiếu đánh giá. Mỗi tiêu chí phù hợp với vóc dáng phải từ 3 điểm trở lên, phom dáng được đánh giá số điểm cao nhất trên tổng tiêu chí là phom dáng trang phục phù hợp nhất với vóc dáng, được chọn là cơ sở để đối chiếu với sự lựa chọn phom dáng trang phục của người mặc.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

PHIẾU ĐÁNH GIÁ NGOẠI QUAN DÀNH CHO CHUYÊN GIA

Họ và tên: Đơn vị công tác:

Sau khi quan sát sản phẩm, bạn hãy vui lòng cho nhận xét của mình về sản phẩm theo các tiêu chí dưới đây:

S T T PHOM DÁNG TRANG PHỤC VỊ TRÍ ĐÁNH GIÁ Tiêu chí đánh giá Thang đo Rất không hài lòng Khôn g hài lòng Tươn g đối hài lòng Hài lòng Rất hài lòng 1 2 3 4 5 1 Mặt trước

Độ vừa vặn của trang phục đối với cơ thể

2 Trang phục khắc phục được nhược điểm về mặt vóc dáng

3 Phom dáng trang phục phù hợp với người mặc 4

Mặt nghiêng

Độ vừa vặn của trang phục đối với cơ thể

5 Trang phục khắc phục được nhược điểm về mặt vóc dáng

6 Phom dáng trang phục phù hợp với người mặc 7

Mặt sau

Độ vừa vặn của trang phục đối với cơ thể

8 Trang phục khắc phục được nhược điểm về mặt vóc dáng

9 Phom dáng trang phục phù hợp với người mặc 10

Mặt trước

Độ vừa vặn của trang phục đối với cơ thể 11 Trang phục khắc phục được nhược điểm về mặt

vóc dáng

12 Phom dáng trang phục phù hợp với người mặc 13

Mặt nghiêng

Độ vừa vặn của trang phục đối với cơ thể 14 Trang phục khắc phục được nhược điểm về mặt

vóc dáng

15 Phom dáng trang phục phù hợp với người mặc 16

Mặt sau

Độ vừa vặn của trang phục đối với cơ thể

17 Trang phục khắc phục được nhược điểm về mặt vóc dáng

18 Phom dáng trang phục phù hợp với người mặc 19

Mặt trước

Độ vừa vặn của trang phục đối với cơ thể

20 Trang phục khắc phục được nhược điểm về mặt vóc dáng

21 Phom dáng trang phục phù hợp với người mặc 22

Mặt nghiêng

Độ vừa vặn của trang phục đối với cơ thể

23 Trang phục khắc phục được nhược điểm về mặt vóc dáng

24 Phom dáng trang phục phù hợp với người mặc 25

Mặt sau

Độ vừa vặn của trang phục đối với cơ thể

26 Trang phục khắc phục được nhược điểm về mặt vóc dáng

27 Phom dáng trang phục phù hợp với người mặc 28

Mặt trước

Độ vừa vặn của trang phục đối với cơ thể

29 Trang phục khắc phục được nhược điểm về mặt vóc dáng

30 Phom dáng trang phục phù hợp với người mặc 31 Mặt Độ vừa vặn của trang phục đối với cơ thể

ục khắc phục được nhược điểm về mặt

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

vóc dáng

33 Phom dáng trang phục phù hợp với người mặc 34

Mặt sau

Độ vừa vặn của trang phục đối với cơ thể

35 Trang phục khắc phục được nhược điểm về mặt vóc dáng

36 Phom dáng trang phục phù hợp với người mặc 37

Mặt trước

Độ vừa vặn của trang phục đối với cơ thể

38 Trang phục khắc phục được nhược điểm về mặt vóc dáng

39 Phom dáng trang phục phù hợp với người mặc 40

Mặt nghiêng

Độ vừa vặn của trang phục đối với cơ thể

41 Trang phục khắc phục được nhược điểm về mặt vóc dáng

42 Phom dáng trang phục phù hợp với người mặc 43

Mặt sau

Độ vừa vặn của trang phục đối với cơ thể

44 Trang phục khắc phục được nhược điểm về mặt vóc dáng

45 Phom dáng trang phục phù hợp với người mặc

2.2.5.5. So sánh kết quả đánh giá lựa chọn phom dáng trang phục giữa người

mặc và chuyên gia

Dựa trên kết quả đánh giá chủ quan người mặc, đánh giá khách quan chuyên gia sau khi mặc thử 5 bộ trang phục cho từng người mẫu, ta xác định được phom dáng trang phục cơ bản phù hợp nhất với từng vóc dáng.

So sánh kết quả đánh giá lần 1 và lần 2 của người mẫu ta biết được sự chọn lựa phom dáng trang phục của từng người mặc trước và sau thực nghiệm.

So sánh sự lựa chọn phom dáng trang phục cho từng vóc dáng của 107 người trả lời khảo sát trước thực nghiệm với phom dáng trang phục mà chuyên gia đã đánh giá cho từng vóc dáng sau khi thử nghiệm mẫu.

Đưa ra kết luận của sự ảnh hưởng nhận thức vóc dáng đến sự lựa chọn phom dáng trang phục cơ bản.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

2.3. Kết luận chương

Đề tài tiến hành nghiên cứu với 4 nội dung: - Nội dung 1: Phân loại vóc dáng.

- Nội dung 2: Thiết kế công thức phân loại vóc dáng.

- Nội dung 3: Khảo sát và đánh giá về mức độ quan tâm và sự tự nhận thức vóc dáng.

- Nội dung 4: Đánh giá nhận thức vóc dáng.

- Nội dung 5: Đánh giá sự lựa chọn phom dáng trang phục cơ bản theo vóc dáng. Đã tìm ra phương pháp nghiên cứu đi kèm phù hợp cho từng nội dung. Đề tài đã tiến hành thu thập số liệu nhân trắc thông qua một Cơ quan trung gian có uy tính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, từ đó phân tích phân loại vóc dáng, thiết kế công thức.

Tiến hành khảo sát một số Công ty trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để đánh giá mức độ quan tâm cũng như tự đánh giá về vóc dáng. Thu thập số đo của các đối tượng tham gia khảo sát để phân tích đánh giá vóc dáng của từng đối tượng.

So sánh kết quả đánh giá khách quan của từng mẫu về cơ thể của mình, đối chiếu với kết quả chủ quan mà tác giả tiến hành đánh giá một cách có khoa học để thấy được kết quả nghiên cứu của đề tài là cần thiết cho nền may mặc thời trang trong nước.

Thực nghiệm đánh giá sự phù hợp của năm phom dáng trang phục cơ bản trên mỗi vóc dáng. Bằng phương pháp thực nghiệm, đánh giá khách quan của người mặc và đánh giá ngoại quan của chuyên gia. So sánh kết quả khảo sát sự lựa chọn phom dáng trang phục cơ bản trước khi thực nghiệm của 107 mẫu với kết quả đánh giá của chuyên gia về sự phù hợp của phom dáng trang phục đối với từng loại vóc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của pha cấu tạo đến độ chứa đầy của vải dệt thoi một lớp1 (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)