Kết luận chương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của pha cấu tạo đến độ chứa đầy của vải dệt thoi một lớp1 (Trang 72)

Đề tài tiến hành nghiên cứu với 4 nội dung: - Nội dung 1: Phân loại vóc dáng.

- Nội dung 2: Thiết kế công thức phân loại vóc dáng.

- Nội dung 3: Khảo sát và đánh giá về mức độ quan tâm và sự tự nhận thức vóc dáng.

- Nội dung 4: Đánh giá nhận thức vóc dáng.

- Nội dung 5: Đánh giá sự lựa chọn phom dáng trang phục cơ bản theo vóc dáng. Đã tìm ra phương pháp nghiên cứu đi kèm phù hợp cho từng nội dung. Đề tài đã tiến hành thu thập số liệu nhân trắc thông qua một Cơ quan trung gian có uy tính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, từ đó phân tích phân loại vóc dáng, thiết kế công thức.

Tiến hành khảo sát một số Công ty trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để đánh giá mức độ quan tâm cũng như tự đánh giá về vóc dáng. Thu thập số đo của các đối tượng tham gia khảo sát để phân tích đánh giá vóc dáng của từng đối tượng.

So sánh kết quả đánh giá khách quan của từng mẫu về cơ thể của mình, đối chiếu với kết quả chủ quan mà tác giả tiến hành đánh giá một cách có khoa học để thấy được kết quả nghiên cứu của đề tài là cần thiết cho nền may mặc thời trang trong nước.

Thực nghiệm đánh giá sự phù hợp của năm phom dáng trang phục cơ bản trên mỗi vóc dáng. Bằng phương pháp thực nghiệm, đánh giá khách quan của người mặc và đánh giá ngoại quan của chuyên gia. So sánh kết quả khảo sát sự lựa chọn phom dáng trang phục cơ bản trước khi thực nghiệm của 107 mẫu với kết quả đánh giá của chuyên gia về sự phù hợp của phom dáng trang phục đối với từng loại vóc dáng để thấy được việc nhận thức đúng về vóc dáng cơ thể có ảnh hưởng đến sự lựa chọn phom dáng trang phục phù hợp.

Sử dụng phần mềm SPSS Statistics V22.0, làm phần mềm chính để phân tích số liệu chính cho toàn bộ đề tài.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Kết quả phân tích vóc dáng

3.1.1. Mô tả dữ liệu thu thập được

Kết quả thống kê số liệu của 530 nữ nhân viên văn phòng tại thành phố Hồ Chi Minh, với các thông số đo cơ bản như: chiều cao đứng, ngang vai, vòng ngực, vòng eo, vòng mông, chênh lệch mông-ngực, chênh lệch ngực- eo, chênh lệch mông-eo. Đã cung cấp các thông tin cơ bản như giá trị trung bình của mỗi thông số, thông số nhỏ nhất, thông số lớn nhất, và độ lệch chuẩn của mỗi thông số đo trên được trình bày trong bảng 15.

Bảng 15: Bảng thống kê mô tả các thống số đo530 mẫu.

Stt Tên các thông số đo lượng Số Phvi ạm nhGiá trỏ nhất ị

(cm) Giá trị lớn nhất (cm) Giá trị trung bình (cm) Độ lệch chuẩn SD (cm)

1 Chiều cao đứng 530 22 145 167 157,3 4,3089

2 Ngang vai 530 11 31 42 36,28 1,700 3 Vòng ngực 530 30 72 102 83.45 3.702 4 Vòng eo 530 35 57 92 68.47 5.043 5 Vòng mông 530 24 80 104 90.57 3.554 6 Chênh lệch mông –ngực 530 17 2 19 7.12 2.845 7 Chênh lệch ngực-eo 530 27 2 29 14.99 3.607 8 Chênh lệch mông-eo 530 31 4 35 22.10 3.978 Số lượng mẫu hợp lệ 530 Qua bảng 15 ta thấy:

- Chiều cao trung bình của mẫu là 157,3 cm, nằm trong khoảng nhỏ nhất là 145cm đến 167cm, với chênh lệch giữa hai giá trị này nằm trong phạm vi 22cm, độ lệch chuẩn 4,3089cm. Điều này cho thấy có sự chênh lệch khá lớn giữa các đối tượng nghiên cứu.

- Các số đo ngang vai, vòng mông, vòng ngực, vòng eo có giá trị chênh lệch từ số đo nhỏ nhất đến số đo lớn nhất lần lượt là 11cm, 24cm, 30cm ,35cm. Điều này cho thấy số đo vòng giữa các đối tượng nghiên cứu có sự chênh lệch khá lớn, trong đó lớn nhất là vòng eo.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

Độ lệch chuẩn của các thông số cũng khá lớn, điều này cho thấy có sự chênh lệch khá lớn giữa các đối tượng nghiên cứu. Bảng thông số thu thập được đáp ứng được các yêu cầu dùng để phân tích vóc dáng của đề tài đặt ra, do đó tiếp tục dùng bảng số liệu này để tính toán các chênh lệch số đo vòng.

Tiến hành tính và phân tích các chênh lệch số đo vòng ta thấy:

- Chênh lệch mông-ngực trung bình của mẫu là 7,12cm, nằm trong khoảng nhỏ nhất là 2cm và lớn nhất là 19cm, với độ lệch chuẩn 2,845cm.

- Chênh lệch ngực-eo trung bình của mẫu là 14,99cm, nằm trong khoảng nhỏ nhất là 2cm và lớn nhất là 29cm, với độ lệch chuẩn 3.607cm.

- Chênh lệch mông-eo trung bình của mẫu là 22,10cm, nằm trong khoảng nhỏ nhất là 4cm và lớn nhất là 35cm, với độ lệch chuẩn 3,978cm.

Ta thấy thông số tính được có sự giao động khá lớn. Do đó ta có thể thấy được sẽ có sự phân biệt khá rõ ràng về hình dạng cơ thể và vóc dáng cơ thể giữa các nhóm đối tượng nghiên cứu. Phù hợp với mục tiêu nghiên cứu phân loại vóc dáng của đề tài.

3.1.2. Kết quả lựa chọn nhân tố phần chính

Theo tiêu chuẩn ISO, ASTM, JIS, KS,…và các nghiên cứu trước về cách phân loại dạng người, theo nghiên cứu BSAS©

cho phụ nữ Kenya [15]

, theo kết quả phân loại vóc dáng từ dữ liệu 3D cho phụ nữ Việt Nam [11] đã xác định các thông số kích thước chính dùng để phân tích vóc dáng cơ thể là vòng ngực, vòng eo, vòng mông, chênh lệch mông-ngực, chênh lệch ngực-eo, chênh lệch mông-eo. Đề tài chia thành ba nhóm nhân tố, mỗi nhóm nhân tố đều có ý nghĩa giải thích và mô tả một cách khái quát nhất về đặc điểm hình dạng cơ thể.

- Nhóm nhân tố thứ nhất là nhóm kích thước vùng ngực gồm số đo vòng ngực và chênh lệch ngực-eo. Đây là nhóm số đo mô tả được kích thước và hình dạng vùng thân trên của cơ thể.

- Nhóm nhân tố thứ hai là nhóm kích thước vùng eo bao gồm các số đo vòng eo, chênh lệch ngực-eo, chênh lệch mông-eo. Đây là nhóm số đo mô tả được

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

kích thước và hình dạng của vùng thân giữa cơ thể, đây cũng chính là nhóm nhân tố có vai trò rất quan trọng nhất trong việc phân dạng cơ thể.

- Nhóm nhân tố thứ ba là nhóm kích thước vùng hông bao gồm các số đo vòng mông, chênh lệch mông-eo. Đây là nhóm số đo mô tả được kích thước và hình dạng vùng thân dưới cơ thể.

3.1.3. Kết quả phân tích phân nhóm dạng người

3.1.3.1. Kết quả phân tích cụm, phân tích biệt số lựa chọn phân nhóm hình dạng

Sau khi phân tích là lựa chọn các thành phần chính, kết hợp với nghiên cứu tổng quan tài liệu ở chương 1 (mục 1.1.2), để tránh sự trùng lặp phân dạng vóc dáng tác giả lựa chọn phân loại theo năm nhóm hình dạng: hình dạng chữ A, hình dạng chữ V, hình dạng chữ x, hình dạng chữ H, hình dạng chữ O. Tiến hành phân tích phân nhóm bằng K-mean theo thứ tự từ năm nhóm trở xuống.

Kết quả phân tích phân nhóm bằng K-mean theo thứ tự giảm dần từ năm nhóm cho đến ba nhóm cho thấy không xuất hiện số lạc trong cỡ mẫu thu thập.

 Kết quả phân tích biệt số cho năm nhóm ta thấy: các cụm được phân bố độc lập, giữa các nhóm có sự phân chia rõ ràng, thể hiện trên biểu đồ phân tán sau:

Hình 31: Biểu đồ phân tán của năm nhóm hình dạng cơ thể.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

• Cụm màu xanh dương biểu thị cho nhóm 1, nhóm này bao gồm những đối tượng có chênh lệch ngực-eo và mông eo khá nhỏ, vòng eo lớn. Đây là nhóm hình dạng chữ H_mỏng.

• Cụm màu xanh lá biểu thị cho nhóm 2, nhóm này bao gồm những đối tượng có chênh lệch mông – ngực lớn, ngực – eo nhỏ. Đây là nhóm hình dạng chữ A.

• Cụm màu nâu biểu thị cho nhóm 3, nhóm này bao gồm những đối tượng có chênh lệch mông – ngực, ngực – eo lớn và gần như bằng nhau. Đây là nhóm hình dạng chữ X.

• Cụm màu tím biểu thị cho nhóm 4, nhóm này bao gồm những đối tượng có chênh lệch mông – ngực, ngực – eo rất nhỏ, gần như bằng nhau và vòng eo lớn. Đây là nhóm hình dạng chữ H – dầy.

• Cụm màu vàng biểu thị cho nhóm 5, nhóm này bao gồm những đối tượng có chênh lệch mông – ngực lớn, ngực – eo và mông - eo lớn. Đây là nhóm hình dạng chữ X-mông.

Kết quả cho thấy có sự trùng lặp lại của hai dạng người chữ H và dạng người chữ X. Tiếp tục phân tích cho bốn nhóm.

 Kết quả phân tích biệt số cho bốn nhóm ta thấy: các cụm được phân bố độc lập, giữa các nhóm có sự phân chia rõ ràng, thể hiện trên biểu đồ phân tán sau:

Hình 32: Biểu đồ phân tán của bốn nhóm hình dạng cơ thể.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

• Cụm màu xanh dương biểu thị cho nhóm 1, nhóm này bao gồm những đối tượng có chênh lệch ngực-eo và mông eo khá nhỏ và gần như bằng nhau. Đây là nhóm hình dạng chữ H.

• Cụm màu xanh lá biểu thị cho nhóm 2, nhóm này bao gồm những đối tượng có chênh lệch mông – ngực lớn, ngực – eo và mông - eo lớn. Đây là nhóm hình dạng chữ X-mông.

• Cụm màu nâu biểu thị cho nhóm 3, nhóm này bao gồm những đối tượng có chênh lệch mông – ngực, ngực – eo lớn và gần như bằng nhau. Đây là nhóm hình dạng chữ X.

• Cụm màu tím biểu thị cho nhóm 4, nhóm này bao gồm những đối tượng có chênh lệch mông – ngực lớn, ngực – eo nhỏ. Đây là nhóm hình dạng chữ A.

Kết quả cho thấy có sự trùng lặp lại của dạng người chữ X. Tiếp tục phân tích cho ba nhóm.

 Kết quả phân tích biệt số cho ba nhóm ta thấy: các cụm được phân bố độc lập, giữa các nhóm có sự phân chia rõ ràng, thê hiện trên biểu đồ phân tán sau:

Hình 33: Biểu đồ phân tán mẫu của ba nhóm hình dạng.

- Kết quả thể hiện trong biểu đồ phân tán ở hình 33:

• Cụm màu xanh dương biểu thị cho nhóm 1, nhóm này bao gồm những đối tượng có chênh lệch ngực-eo và mông eo khá nhỏ và gần như bằng nhau. Đây là nhóm hình dạng chữ H.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

• Cụm màu xanh lá biểu thị cho nhóm 2, nhóm này bao gồm những đối tượng có chênh lệch mông – ngực lớn, ngực – eo nhỏ. Đây là nhóm hình dạng chữ A.

• Cụm màu nâu biểu thị cho nhóm 3, nhóm này bao gồm những đối tượng có chênh lệch mông – ngực, ngực – eo lớn và gần như bằng nhau. Đây là nhóm hình dạng chữ X.

Kết quả cho thấy không có sự trùng lặp các nhóm hình dạng người trong phân nhóm này.

Kết quả phân tích phân loại chính xác trong mọi trường hợp phân nhóm như sau: 99% các mẫu trong phân năm nhóm, 99,2% các mẫu trong phân bốn nhóm, 99,4% trong phân ba nhóm không có sự chồng chéo. Đồng thời giới hạn nghiên cứu của đề tài chỉ phân tích trên năm dạng người cơ bản [20], kết quả phân tích sự trùng lặp các dạng người trong các phân nhóm ta có thể kết luận việc phân ba nhóm hình dạng là thích hợp nhất để phân loại nhóm mẫu thu thập này. Ba nhóm này sẽ tiếp tục được phân tích so sánh ANOVA và tìm ra được đặc thù vóc dáng của từng nhóm.

3.1.3.2. Kết quả phân tích so sánh Anova cho ba nhóm

Thành phần chính hiệu Nhóm chung N= 530 (100%) Nhóm 1 N=62 (11.7%) Nhóm2 N=317 (59.8%) Nhóm 3 N= 151 (28,5%) F .Sig Trung bình (cm) SD Trung bình (cm) SD Trung bình (cm) SD Trung bình (cm) SD Thông số vòng Vòng ngực Vn 83,57 3,905 85,82 C 6,018 82,81 A 3,072 84,25 B 3,923 19,892 0,000 Vòng eo Ve 68,53 5,091 75,08 C 5,045 68,99 B 3,403 64,87 A 3,572 139,758 0,000 Vòng mông Vm 90,55 3,605 89,55 A 3,050 91,15 B 3,028 89,70 A 3,771 11,468 0,000 Chênh lệch số đo vòng Mông – Ngực MN 6,98 3,127 3,73 A 2,609 8,34 C 2,001 5,46 B 3,093 117,594 0,000 Ngực – Eo NE 15,05 3,652 10,74 A 3,458 13,82 B 1,503 19,38 C 2,561 451,636 0,000 Mông – Eo ME 22,03 4,024 14,47 A 3,561 22,17 B 2,228 24,83 C 3,146 326,355 0,000 Ghi chú: A<B<C

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

Kết quả ANOVA (bảng 16) cho thấy các thông số của thành phần chính số đo vòng và chênh lệch số đo vòng đều có sự khác biệt ở mức Sig<0.05.

Tỉ số F của các thông số lớn hơn rất nhiều lần so với giá trị F theo số bậc tự do được tra ở bảng (F2, 527, 0.05 =2,996) [2], điều này chứng tỏ ba nhóm này hoàn toàn tách biệt. So sánh giá trị trung bình các thông số giữa ba nhóm ta có thể kết luận:

 Nhóm một: là dạng người có vòng eo lớn nhất, vòng mông nhỏ nhất, chênh lệch mông-ngực, ngực-eo, mông-eo nhỏ nhất. Có thể kết luận đây là dạng người chữ H.

 Nhóm hai: là dạng người có vòng ngực nhỏ nhất, vòng eo lớn hơn nhóm ba, vòng mông lớn nhất, chênh lệch mông-ngực lớn nhất, chênh lệch ngực-eo và chênh lệch mông eo nhỏ hơn nhóm ba. Có thể kết luận đây là dạng người chữ A.

 Nhóm ba: là dạng người có vòng ngực lớn hơn nhóm hai, vòng eo nhỏ nhất, chênh lệch mông-ngực nhỏ hơn nhóm hai, chênh lệch ngực-eo và mông-eo lớn nhất. Có thể kết luận đây là dạng người chữ X.

Hình 34: So sánh kết quả ba dạng cơ thể.

Kết luận: Như vậy trong dữ liệu thu thập được của 530 mẫu có ba dạng

người chính: dạng người chữ H, dạng người chữ A và dạng người chữ X. Trong đó dạng người chữ A có số lượng người lớn nhất là 317 người chiếm 59,8%, dạng người chữ X có 151 người chiếm 28,5%, dạng người chữ H có 62 người chiếm 11.7%. Tiến hành xây dựng công thức phân dạng cho ba dạng người này.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

3.2. Kết quả xây dựng công thức phân loại vóc dáng

Như vậy theo kết quả mục 3.1 dựa vào chênh lệch số đo ba vòng ngực, vòng eo, vòng mông của cơ thể phụ nữ, ta có thể phân loại được 530 nữ nhân viên văn phòng TP.HCM thành 03 dạng người khác nhau. Tuy nhiên chưa có 1 quy luật rõ ràng. Các nghiên cứu trước đây đã đưa ra khoảng giá trị giới hạn cụ thể để xác định dạng người cụ thể cho phụ nữ Việt Nam độ tuổi 35-55 [12], nghiên cứu này đã phối hợp số đo chênh lệch vòng mông-ngực và tỷ lệ ngực:eo, mông :eo nên mức độ nhận dạng khá chính xác. Tuy nhiên với hệ thống nhận diện này, các con số giá trị tỉ lệ mông:eo, ngực:eo lại rất nhỏ lẻ khó nhớ gây khó khăn cho người mặc nhận thức được dạng cơ thể mình. Nghiên cứu [15] đã đưa ra quy luật phân dạng vóc dáng phụ nữ Kenya theo các giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của chênh lệch mông-ngực và chênh lệch ngực-eo. Ta có thể thấy rõ ràng rằng thông số của người Kenya khá lớn và khác biệt hẳn với người Việt Nam về mặt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của pha cấu tạo đến độ chứa đầy của vải dệt thoi một lớp1 (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)