Lựa chọn phân nhóm hình dạng và nhân tố chính để phân tích vóc dáng:
Dựa trên cơ sở nghiên cứu phân loại vóc dáng của phần 1.1. Kích thước cơ thể được xem là điểm chủ chốt trong việc phát triển hệ thống định cỡ, phản ánh chiều cao, kích cỡ và tỉ lệ hình dạng cơ thể (Beazley, 1998; Gupta & Gangadhar, 2004).
Qua nghiên cứu tổng quan về phân tích phân loại vóc dáng, đề tài kế thừa và sử dụng các nhân tố chính để phân tích phân loại vóc dáng là: [16]
+ Chiều cao đứng của cơ thể: là thông số quan trọng trong việc thiết kế và phân phối hàng may mặc.
+ Số đo vòng ngực và vòng mông: là những kích thước đặc trưng, đây cũng là hai thông số nổi bật ảnh hưởng đến sự vừa vặn của quần áo.
+ Số đo vòng eo: là đường nằm giữa ngực và mông, đây là kích thước quan trọng đóng vai trò như một cán cân cho sự đánh giá hình dạng cơ thể.
- Các tỉ lệ được chọn làm nhân tố chính để phân tích vóc dáng trong đề tài này là: [11,16]
+ Chênh lệch vòng mông và vòng ngực (vòng mông – vòng ngực). + Chênh lệch vòng ngực với vòng eo (vòng ngực – vòng eo). + Chênh lệch vòng mông với vòng eo (vòng mông – vòng eo). Sở dĩ tác giả chọn các nhân tố chính này để phân tích là vì:
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang
+ Đây là các thông số chính để thiết kế quần áo cũng như phân tích vóc dáng cơ thể người.
+ Mục tiêu cho ra công thức phân loại đơn giản nhất để khách hàng cũng như người tư vấn có thể đánh giá tổng quan về hình dạng cơ thể nhanh nhất, từ đó có thể định hướng phom dáng cơ bản trong bước đầu thiết kế cũng như chọn mẫu có độ phù hợp cao.
+ Số đo dễ dàng thu thập và có độ chính xác cao nhất đó chính là số đo các vòng của cơ thể.
- Kích thước đo được thu thập trong đề tài này tuân theo tiêu chuẩn “phép đo cho quần áo ISO – 8559. [9]
Phương pháp phân tích vóc dáng:
- Tiến hành phân tích theo thứ tự giảm dần số lượng nhóm, từ năm nhóm trở xuống, phân tích sự tương đồng và khác biệt giữa các nhóm cho đến khi đạt được sự tách biệt rõ ràng nhất, từ đó xác định được số lượng nhóm cần phân tích để xây dựng công thức [1]. Trong đề tài này tác giả chỉ phân loại hình dạng cơ thể theo phương pháp loại suy từ năm dạng phổ biến nhất đó là: dạng chữ A, dạng chữ V, dạng chữ H, dạng chữ X, dạng chữ O [20].
- Phân tích ANOVA và phân tích biệt số (Discriminat analysis) để kiểm tra, đánh giá tính chính xác của phân loại và có hay không tồn tại sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm. Dựa vào kết quả phân tích này để phân dạng vóc dáng cơ thể của mỗi nhóm.