Sự phát triển của phom dáng trang phục

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của pha cấu tạo đến độ chứa đầy của vải dệt thoi một lớp1 (Trang 37 - 39)

Về mặc lịch sử [21], quần áo thời trang được thiết kế để tăng cường và lý tưởng hóa phom dáng tự nhiên của con người bằng cách phóng đại các phần của cơ thể. Hình dạng cơ thể lý tưởng vẫn tiếp tục được dựa trên “hình dạng đồng hồ cát”.

Đầu thế kỷ 16: áo nịt ngực chui đầu có dây xiết được sử dụng. Bên cạnh đó

ngày càng xuất hiện nhiều phụ kiện thay thế khác nhau để thêm vào áo nịt ngực nhằm phóng đại hông và mông theo nhiều cách khác nhau.

Váy lót, váy phồng, váy lưới, miếng độn, là các phụ kiện thời trang tại các thời điểm khác nhau trong năm trăm năm qua để nhấn mạnh đường khuôn của cơ thể con người và để lý tưởng phom dáng cả nữ và nam. (hình 12, 13)

Trong thập niên 20: phom dáng trang phục thay đổi trở nên gọn gàng hơn so

với trước đó, phụ nữ được yêu cầu phải làm phẳng ngực với phom hình trụ (chữ nhật) và buộc tóc để phù hợp. (hình 14)

Hình 14: Phom dáng trang phục thập niên 20, tạp chí “Delineator”. [42]

Hình 12: Áo nịt ngực, váy lót thêm các chi tiết độn phom. [21]

Hình 13: Phom dáng trang phục. [21]

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

Những năm đầu thập niên 30: phom dáng trang phục vẫn có phần kế thừa

những năm cuối thập niên 20, tuy nhiên những năm cuối thì lại bắt đầu thắt phần eo cao hơn và đẩy mạnh nhấn phom ở phần vai. (hình 15)

Thập niên 40: phom dáng trang phục tiếp tục được nhấn mạnh phần vai và

phần hông có xu hướng đẩy xòe ra. (hình 16)

Thập niên 50: bộ sưu tập “New look” của Dior năm 1947 chính là đại diện

tiêu biểu cho việc đổi mới hình ảnh của người phụ nữ sau những năm chiến tranh, thể hiện tính nữ tính mạnh qua phom dáng thắt chặt phần eo với phần thùng váy xòe rộng được độn lên ở phần hông. Phom dáng này được sử dụng trong suốt thập niên 1950. Trang phục thời này được may bằng cách các loại vải sang trọng, tạo vẻ quý phái cho người mặc. (hình 17)

Hình 17: Phom dáng tiêu biểu của thập niên 50.

“New look” of Dior 1947

[21]

Hình 16: Phom dáng trang phục từ năm 1940 đến năm 1953. (Được vẽ bởi Pauline Weston Thomas) [30]

Hình 15: Phom dáng tiêu biểu của thập niên 30. “Patterns from 1930s” [31]

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

Thập niên 60, 70: phom dáng đã theo xu hướng nam tính hơn. Phụ nữ tóc

ngắn, ngực bằng phẳng, vai hẹp và độn hông để mặc váy ngắn và đầm. (hình 18)

Trong thập niên 80 và thập niên 90: sử dụng miếng đệm vai phóng đại

nhằm làm tăng tính mạnh mẽ. Phom dáng lúc này đồng nghĩa với sức mạnh, quyền lực của chủ nghĩa tư bản. (hình 19, 20, 21)

Ngày nay hầu hết quần áo theo hình dạng vốn có của cơ thể và việc phóng đại phom dáng ít hơn so với trước đây. Loại bỏ các phụ kiện như áo nịt ngực hoặc những phụ liệu khác làm thay đổi hình dạng cơ thể vốn có bằng cách sống lành mạnh hoặc sử dụng phẫu thuật thẩm mỹ. Sự tiến hóa của phom dáng cũng liên quan đến việc thay đổi xu hướng xã hội và văn hóa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của pha cấu tạo đến độ chứa đầy của vải dệt thoi một lớp1 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)