Phomdáng trang phục cơ bản hiện nay

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của pha cấu tạo đến độ chứa đầy của vải dệt thoi một lớp1 (Trang 39 - 43)

Phom được xác định bởi số lượng và vùng bao phủ của quần áo. Phom dáng tổng quát của một bộ trang phục có thể được tạo bởi sự kết hợp của nhiều kiểu dáng

Hình 18: Phom dáng trang phục thập niên 1960. (tạp chí “Quant in a fabric ‘terylene’”, được viết bởi Marilyn Mobbs Rhodes) [43] Hình 19: Phom dáng trang phục thập niên 80.[32] Hình 20: Một số phom dáng trang phục thập niên 1980.[33] Hình 21: Một số phom dáng trang phục thập niên 90.[33]

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

đơn lẻ, ví dụ như: áo kết hợp với váy, áo kết hợp với quần, áo liền váy (đầm), phom áo liền quần (jumpsuit), … vv [8]

Kiểu dáng cơ bản của áo, quần, váy, đầm được mô tả trong bảng 3. [8] [18] [6]

Loại phom dáng cơ bản Mô tả

Áo cơ bản: phom áo ôm sát cơ thể, có bâu và tay hoặc không có bâu và tay, được nhấn ben (darts) để tạo độ ôm theo đường cong cơ thể.

Váy cơ bản: phom ôm phần eo và sườn buông thẳng nhẹ nhàng từ mông đến lai, phần eo được nhấn ben để tạo độ ôm ở eo-hông.

Quần cơ bản: phom ôm phần eo và có ống suông đến mắt cá chân, phần eo được nhấn ben để tạo độ ôm ở eo- hông.

Đầm cơ bản: phom ôm từ trên vai xuống hông và đường sườn buông thẳng nhẹ nhàng từ mông đến lai, được nhấn ben để tạo độ ôm.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

Một số kiểu dáng biến thể từ áo, váy, quần, đầm cơ bản được mô tả trong bảng 4. [8]

Loại phom dáng Mô tả

Một số phom áo ngắn phát triển từ áo cơ bản.

Một số phom áo khoát phát triển từ áo cơ bản.

Một số phom váy phát triển từ váy cơ bản.

Một số phom quần phát triển từ quần cơ bản.

Một số phom đầm phát triển từ đầm cơ bản.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

Phom dáng của một bộ trang phục cơ bản được tạo thành từ sự phối kết của hai hay nhiều chủng loại trang phục mô tả trong bảng 5. [22]

Phom mảnh (slim): được kết hợp từ áo cơ bản và váy cơ bản, ôm theo hình dạng cơ thể nhưng đủ cho cơ thể chuyển động, được gọi là “style ease”. Phom chữ nhật (rectangle): phom dáng mảnh không bị thắt chặt vòng eo trở thành phom hình chữ nhật. Còn gọi là phom hình chữ “H”.

Phom hình nêm (wedge): từ phom dáng hình chữ nhật được đẩy tăng bề rộng của vai trở thành phom hình nêm. Còn gọi là phom hình chữ “V”, hình thang ngược.

Phom chữ “A” (A-line):

là sự đảo ngược của phom hình nêm, với phần vai thu hẹp và nhấn mạnh phần váy hoặc quần rộng. Còn được gọi là phom hình thang.

Phom đồng hồ cát (hourglass):

khi phom chữ “A” và chữ “V” được thắt chặt vòng eo lại tạo nên phom hình đồng hồ cát. Còn được gọi là phom hình chữ “X”.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của pha cấu tạo đến độ chứa đầy của vải dệt thoi một lớp1 (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)