Đối tượng thực nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của pha cấu tạo đến độ chứa đầy của vải dệt thoi một lớp1 (Trang 65)

Giới hạn người mẫu thực nghiệm: để đảm bảo được quá trình xuyên suốt và

logic cho đề tài từ khâu phân tích phân loại vóc dáng, nhận thức về vóc dáng, sở thích lựa chọn trang phục. Đảm bảo cho việc đánh giá đúng, khách quan, định hướng lại nhận thức từ phía người mặc, tác giả chọn ra người mẫu trong 107 người đã tham gia khảo sát ở phần nội dung nghiên cứu 4 của đề tài. Trong mỗi nhóm vóc dáng chọn hai người mẫu, một người nhận thức vóc dáng đúng, một người nhận thức vóc dáng sai.

Số đo: người mẫu tham gia thử nghiệm có số đo vòng ngực gần với số đo trung

bình của mỗi nhóm.Tiến hành may mẫu thực nghiệm trên số đo thu thập được từ mẫu.

Chất liệu: chất liệu vải không co giãn, phù hợp cho việc may mẫu cũng như đánh

giá mẫu.

Phom dáng trang phục: có nhiều phương pháp kết hợp các loại trang phục tạo

nên phom dáng của trang phục. Tuy nhiên trong luận văn này tác giả chọn giới hạn thử nghiệm trên năm bộ đầm (bộ áo váy liền thân) với năm phom dáng cơ bản: Phom ôm, phom chữ H, phom chữ A, phom chữ V và phom chữ X.

Căn cứ vào bốn tiêu chí yêu cầu trên, mẫu thực nghiệm đánh giá của đề tài gồm: - Sáu người mẫu gồm hai người mẫu vóc dáng chữ X, hai người mẫu vóc dáng chữ

H, hai người mẫu vóc dáng chữ A.

- Chín bộ trang phục được phân bố cho các vóc dáng cơ thể như sau: 1 bộ phom dáng ôm sát cho vóc dáng chữ X, 1 bộ phom dáng ôm sát cho vóc dáng chữ H, 1 bộ phom dáng ôm sát cho vóc dáng chữ A, 1 bộ phom dáng chữ X cho vóc dáng chữ X, 1 bộ phom dáng chữ X cho vóc dáng chữ H, 1 bộ phom dáng chữ X cho vóc dáng chữ A, 1 bộ phom dáng chữ A, 1 bộ phom dáng chữ V, 1 bộ phom dáng chữ H.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của pha cấu tạo đến độ chứa đầy của vải dệt thoi một lớp1 (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)