Hiệu trởng nên chỉ đạo trực tiếp cho tổ chuyên môn có kế hoạch cụ thể về các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Một phần của tài liệu biện pháp tăng cường quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng các trường thpt tỉnh hà tây (Trang 69 - 71)

cụ thể về các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Bên cạnh việc chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thì vai trò của tổ chuyên môn trong nhà trờng cũng có vị trí rất quan trọng, tổ chuyên môn chịu trách nhiệm chỉ đạo giáo viên bộ môn trong tổ thực hiện tốt nội quy chuyên môn do Bộ giáo dục quy định, đồng thời chịu trách nhiệm trớc nhà trờng về việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ năm học. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp không thể thiếu sự tham mu xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn.

Trong các nhà trờng PTTH hiện nay có các tổ chuyên môn sau: Ngời ta có thể chia nhỏ thành các tổ căn cứ vào đặc điểm môn học:

Ví dụ: Tổ văn, tổ toán lý, tổ sử địa, GDCD, tổ Hoá sinh, kỹ thuật

thể dục, tổ ngoại ngữ. ..

Các tổ chuyên môn thực chất là các tổ khoa học, phụ trách việc giảng dạy một bộ môn khoa học. Chính vì vậy khi xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tổ chuyên môn là ngời chịu trách nhiệm chính trong việc đề ra nội dung hoạt động (có liên quan tới các môn học ở trên lớp)... Sao cho nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp gắn liền với nội dung dạy học trên lớp. Những hoạt động khi họ da ra luôn bám sát chơng trình để học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu, là sự kết hợp hài hoà giữa lý thuyết và thực hành. Mỗi tổ chuyên môn đa ra nội dung có liên quan tới môn học của họ chẳng hạn: Thực hiện các chuyên đề văn học "Tìm hiểu giá trị của văn học kháng chiến", "Hình tợng ngời lính trong thơ ca cách mạng", “Thi bình giảng

thơ". Những nội dung trên giao cho tổ văn đảm nhiệm. Tổ thể dục đảm

nhiệm các hoạt động thể dục thể thao, tổ Toán, Lý, tổ Hoá, Sinh phụ trách các nội dung về nghiên cứu, thực nghiệm khoa học. Riêng tổ Sinh học, GDCD có những chuyên đề về "Giáo dục giới tính, giáo dục sức

khoẻ sinh sản vị thành niên".

Tổ chuyên môn sẽ soạn thảo những câu hỏi đóng, mở những hình thức hoạt động mà chủ yếu để cho học sinh giữ vai trò chủ động, phát huy tính tích cực, sáng tạo chứ không phải hình thức hoạt động theo

kiểu "thuyết trình". Học sinh là khán giả trong một thời gian dài sẽ tạo nên tâm lý nhàm chán, hiệu quả giáo dục không đạt đợc nh ý. Bản thân tổ chuyên môn cũng phải luôn đánh giá rút kinh nghiệm, những nội dung đa ra phải dễ thực hiện (tính khả thi). Bởi vì thực tế do hoàn cảnh điều kiện nhà trờng nhất là khu vực nông thôn không thể đáp ứng đầy đủ kinh phí, cũng nh các điều kiện khác. Do đó nếu các hoạt động đòi hỏi quá nhiều điều kiện thực hiện, chính nhà trờng còn thiếu và địa phơng cha thể đảm bảo thì việc tổ chức các hoạt động đó là rất khó khăn hoặc nếu đã đa vào hoạt động thì hiệu quả cũng không cao. Thậm chí chỉ mang tính hình thức.

Nhng muốn hoạt động đợc tốt cũng đòi hỏi các bộ phận khác của nhà trờng phải có sự kết hợp và tạo điều kiện tối đa cho phép.

Ví dụ: Tài liệu tham khảo....

Các tổ chuyên môn cũng có thể phối hợp lẫn nhau môn học này bổ trợ cho hoạt động kia, tạo nên sự phong phú cho nội dung. Bên cạnh đó nên chú ý tới khâu thiết kế, dàn dựng sân khấu, chơng trình (nếu là những hoạt động có quy mô ngoài lớp).

Tóm lại: Tổ chuyên môn là ngời chịu trách nhiệm khi xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hiệu trởng ngay từ đầu năm học cần chỉ đạo kịp thời để tổ chuyên môn lập kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp một cách tổng thể và chi tiết. Giáo viên chủ nhiệm, tổ chuyên môn cùng các lực lợng giáo dục khác phối kết hợp với nhau thống nhất trong một chơng trình chung sẽ góp phần quyết định tới chất lợng của những hoạt động giáo dục trong nhà trờng nhằm nâng cao uy tín và vị trí của nhà trờng trong việc dạy học và giáo dục.

3.2.5.Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh:

Tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là lực lợng nòng cốt trong việc thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, chịu sự chỉ đạo của chi bộ, Ban giám hiệu nhà trờng cũng nh chịu trách nhiệm thi hành các quyết định của cơ quan trực thuộc cấp trên là (Huyện đoàn, tỉnh đoàn, TW Đoàn). Đặc điểm hoạt động của Đoàn thanh niên là những hoạt động phong trào, tập thể của các đối tợng thanh niên, học sinh, sinh viên trong các trờng học. Chính vì thế không thể thiếu vai trò Đoàn thanh niên trong quá trình xây dựng chỉ đạo và thực hiện những hoạt động chung của Đoàn và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trờng. Thực tế hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ở các trờng

THPT mà chúng tôi khảo sát về cơ bản là đảm bảo các nội dung có tính giáo dục nhất là các hoạt động tuyên truyền ý thức, nghĩa vụ công dân, lý tởng trong sáng của ngời thanh niên xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp phát triển đất nớc, các hoạt động từ thiện làm cho học sinh có đợc giá trị đạo đức tốt dẹp. Song nhìn chung những hoạt động đó mới chỉ tập trung trong một phạm vi nhất định (các hoạt động Đoàn chủ yếu là các hoạt động chính trị, xã hội, từ thiện, văn hoá văn nghệ) cha thực sự mở rộng gắn với các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp một cách đa dạng. Do vậy khi chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hiệu tr- ởng cần có biện pháp sao cho Đoàn thanh niên phải là lực lợng xung kích đi đầu trong quá trình thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, phát huy cao nhất tinh thần của tuổi trẻ sáng tạovề phía Đoàn thanh niên phải chủ động kết hợp với nhà trờng làm sao hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trở thành một nội dung, chơng trình hoạt động của Đoàn. Bên cạnh đó, để thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có quy mô lớn bên ngoài phạm vi nhà trờng thì Đoàn thanh niên (đứng đầu là Bí th Đoàn trờng) phải chủ động liên hệ với Đoàn thanh niên địa phơng phối hợp thực hiện, chẳng hạn nh các hoạt động giao lu, các hoạt động lao động công ích ở địa phơng, tham quan những mô hình thanh niên lao động sản xuất giỏi. Có nh vậy sẽ tạo đợc mối quan hệ hài hoà giữa các lực lợng giáo dục nhất là lực lợng Đoàn thanh niên trờng học và cơ sở. Nếu các hoạt động của Đoàn phong phú sôi nổi sẽ góp phần tích cực tới phong trào chung của nhà trờng, nâng cao thành tích thi đua của trờng đó.

Một phần của tài liệu biện pháp tăng cường quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng các trường thpt tỉnh hà tây (Trang 69 - 71)