9. Kết cấu của Luận văn
3.3.2. Xây dựng đội ngũ giảng viên, báo cáo viên đảm bảo chất lượng
Đào tạo nguồn nhân lực là một vấn đề bức thiếu và có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định đến sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong bối cảnh nền kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ hiện nay. Để công tác đào tạo nguồn nhân lực thực sự có hiệu quả thì không thể thiếu đội ngũ giảng viên, báo cáo viên có trình độ cao. Chất lượng đội ngũ giảng viên, báo cáo viên có vai trò quyết định trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng công tác đào tạo nguồn nhân lực nói chung và đào tạo theo vị trí việc làm nói riêng.
Giảng viên, báo cáo viên có thể từ bên ngoài các cơ sở đào tạo là những người có kinh nghiệm thực tế, hoặc các nhà lãnh đạo, quản lý tại các đơn vị có người tham gia đào tạo theo vị trí việc làm. Theo kinh nghiệm các nước về đào tạo theo nhu cầu công việc thì xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức trên cơ sở có quy chế giảng biên kiêm chức sẽ có được một đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, có kiến thức thực tế, kinh nghiệm quản lý,…Vì vậy, những cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cần phải tìm kiếm
những nhà quản lý giỏi, những cán bộ công chức giỏi về cả lý thuyết và thực hành trong lĩnh vực làm việc của họ để làm giảng viên kiêm chức.
Trong quá trình tiến hành công tác đào tạo, đội ngũ giảng viên, báo cáo viên cần phải cập nhật những kiến thức, kỹ năng, công nghệ mới nhằm đảm bảo tính phù hợp với môi trường làm việc của các đối tượng tham gia đào tạo, tránh tình trạng sau khi tham gia đào tạo vẫn không đáp ứng được yêu cầu của công việc. Khi cần chuyển tải các kiến thức, kỹ năng, công nghệ mới mà lực lượng giảng viên thuộc các cơ sở đào tạo chưa thể đáp ứng kịp thì có thể mời các giảng viên, báo cáo viên bên ngoài. Thực tế cho thấy, việc áp dụng hình thức trên để đảm bảo chuyển tải kiến thức, kỹ năng là cần thiếu và đem lại hiệu quả cao nhất cho các đối tượng tham gia đào tạo.