9. Kết cấu của Luận văn
1.2.2. Vị trí, vai trò của cán bộ, công chức xã
Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta luôn xác định, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, “Cán bộ là nhân tố quyết định đến sự thành bại của cách mạng gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước, của chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” (Nguồn: Đảng Cộng sản Việt
Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, trang 34).
Ở nước ta, cấp xã có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng không chỉ trong cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước mà còn là yếu tố chi phối mạnh mẽ đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các cộng đồng dân cư và toàn thể người dân trong xã; là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là mắt xích
quan trọng trong cơ chế thực hiện quyền lực nhân dân. Mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đều phải thực hiện ở cấp xã. Với vị trí là “nền tảng”, vai trò của cán bộ, công chức cấp xã được thể hiện qua các mối quan hệ: với đường lối, chính sách và pháp luật; với bộ máy chính quyền; với công việc và với quần chúng nhân dân, cụ thể ở các điểm cơ bản sau:
- Quan hệ giữa đường lối, nhiệm vụ chính trị với cán bộ, công chức cấp xã là mối quan hệ nhân - quả. Cán bộ, công chức cấp xã có phẩm chất và năng lực tốt mới có thể cụ thể hóa, bổ sung hoàn chỉnh đường lối và tổ chức thực hiện tốt đường lối. Nếu cán bộ, công chức cấp xã không vững mạnh thì cho dù đường lối, nhiệm vụ chính trị có đúng đắn cũng khó biến thành hiện thực. Như vậy, cán bộ, công chức cấp xã góp phần quyết định sự thành bại của đường lối và nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước.
- Cán bộ, công chức cấp xã là những người trực tiếp đem chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành; đồng thời nắm bắt tình hình triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước phản ánh cho Đảng và Nhà nước để có sự điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho đúng và phù hợp với thực tiễn. Vì vậy, vị trí, vai trò của cán bộ, công chức cấp xã là cầu nối giữa Đảng, Chính phủ và quần chúng nhân dân.
- Cán bộ, công chức cấp xã là nhân tố chủ yếu, hàng đầu và là nhân tố “động” nhất ở cơ sở, tuy nhiên cán bộ, công chức cấp xã lại chịu sự chi phối, ràng buộc của tổ chức. Tổ chức bộ máy chính quyền cấp xã buộc người cán bộ, công chức cấp xã phải hoạt động theo những nguyên tắc và khuôn khổ nhất định. Tổ chức bộ máy chính quyền cấp xã khoa học và hợp lý sẽ nhân sức mạnh của cán bộ, công chức cấp xã lên gấp nhiều lần. Cán bộ, công chức cấp xã chỉ có sức mạnh khi gắn với tổ chức chính quyền và nhân dân, nếu tách rời thì cán bộ, công chức cấp xã mất sức mạnh quyền lực và hiệu lực do nhân dân tạo nên.
- Cán bộ, công chức cấp xã là lực lượng “nòng cốt” trong quản lý và tổ chức công việc ở cấp xã. Mỗi cán bộ, công chức cấp xã được giao thực hiện một khối lượng công việc rộng, nhiều và có tác động ảnh hưởng lớn trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Chính họ cũng có khả năng đóng góp một khối lượng lớn ý kiến đề xuất với các cơ quan nhà nước cấp trên để xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, phù hợp hướng tới Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
- Cán bộ, công chức cấp xã là những người gần dân nhất, có vai trò trực tiếp bảo đảm kỷ cương phép nước tại cơ sở, bảo vệ các quyền tự do dân chủ, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm trật tự xã hội, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật. Họ là những người đóng vai trò tiên phong, đi đầu trong đấu tranh chống các hiện tượng quan liêu, tham nhũng, cửa quyền và các tiêu cực khác, làm cho tổ chức Đảng, bộ máy chính quyền cấp xã trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Thông qua hoạt động của cán bộ, công chức cấp xã, nhân dân thể hiện được quyền làm chủ và trực tiếp thực hiện quyền tự quản của mình.
Tóm lại, cán bộ, công chức cấp xã có vị trí, vai trò hết sức to lớn. Cán bộ, công chức cấp xã là lực lượng gần dân nhất, trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, làm cầu nối giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước; là lực lượng đông nhưng trình độ lại thấp trong đội ngũ cán bộ, công chức của cả nước nói chung.
Cán bộ, công chức cấp xã đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và là lực lượng chiếm số lượng hết sức đông đảo trong tổng số biên chế hiện nay. Chính vì vậy, việc xác định rõ đặc điểm, vị trí, vai trò của cán bộ, công chức cấp xã là vấn đề cần thiết để có chủ trương, chính sách phù hợp.
1.2.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng của cán bộ, công chức cấp xã
Một là, cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm.
Cán bộ chủ chốt cấp xã đều được thực hiện theo cơ chế: Đảng cử, dân bầu. Do vậy, nếu không làm tốt công tác nhân sự hoặc do ảnh hưởng của yếu
tố họ tộc trong nông thôn Việt Nam dễ dẫn đến tình trạng “phân chia” chức vụ mà không chú trọng đến trình độ, năng lực của người được đề cử.
Việc tuyển dụng, bổ nhiệm chưa gắn với việc thi tuyển, lựa chọn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tuyển dụng nhiều khi mang tính hính thức, “sắp đặt” để có chức danh mà không quan tâm đến trình độ chuyên
môn nghiệp vụ. Như vậy, khó tránh khỏi tuyển dụng những người yếu kém về năng lực, phẩm chất làm ảnh hưởng đến chất lượng của cán bộ, công chức cấp xã.
Hai là, chế độ chính sách.
Các chế độ, chính sách về cán bộ của các địa phương trong toàn quốc hầu hết đều chú trọng thu hút nhân lực làm ở các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện hoặc các đơn vị sản xuất kinh doanh mà ít chú trọng đến cán bộ, công chức ở cấp xã, tất yếu tạo nên đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã vừa yếu lại vừa thiếu. Trừ một số cán bộ, công chức được tăng cường từ quận, huyện. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 798/2010/QĐ-UBND ngày 11/3/2010 về việc chính sách thu hút người có trình độ đại học trở lên về công tác tại xã, phường, thị trấn. Huyện Yên Định là một trong những huyện đi đầu trong việc thực hiện chính sách của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, bước đầu triển khai thực hiện chính sách của huyện còn bộc lộ một số hạn chế. Thứ nhất: do đặc thù địa bàn của huyện phân bố các xã, thị trấn phát triển kinh tế, xã hội và hình thái canh tác, kinh doanh sản xuất không đồng đều, nên việc phân bổ và thu hút các đối tượng về đảm nhiệm các chức danh công chức vẫn còn gặp không ít khó khăn. Thứ hai: các đơn vị xã, thị trấn do đã sắp xếp cán bộ, công chức cũ có công việc từ trước đó hiện đang đảm nhiệm các chức danh chuyên môn chính nên khi bố trí công việc cho công chức mới còn vướng phải một số bất cập. Thứ ba: công chức các xã, thị trấn thường được các đơn vị quy hoạch và là nguồn chủ yếu để đảm nhiệm các chức danh chuyên trách và các vị trí lãnh đạo chủ chuốt của địa phương, nên khi có công chức mới ở nhiều địa
phương khác đến công tác nên các đơn vị cũng lúng túng khi tiếp cấn, sử dụng. Do vậy chưa làm thay đổi được nhiều về cơ cấu trình độ và năng lực của cán bộ, công chức cấp xã.
Chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức nói chung, cán bộ, công chức cấp xã nói riêng vẫn chưa đồng bộ từ quy hoạch đến đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng đến cơ chế kiểm tra, giám sát. Do đó dẫn đến thiếu tính nhất quán trong đào tạo, bồi dưỡng lẫn bố trí, sử dụng, làm ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ, công chức cấp xã là điều khó tránh khỏi.
Ba là, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng.
Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã được hình thành và chịu ảnh hưởng chủ yếu là thông qua đào tạo, bồi dưỡng. Có thể nói, qua đào tạo, bồi dưỡng mà mỗi người tiếp thu được tri thức, kinh nghiệm, các quy luật vận động của tự nhiên, xã hội và tư duy để vận dụng vào thực tiễn, nhận thức được cái đúng, cái sai để từ đó đề ra phương hướng, mục tiêu trong hành động, tự hoàn thiện bản thân và để phấn đấu vươn lên.
Tuy vậy, hiện nay cán bộ, công chức cấp xã nhìn chung là yếu kém về năng lực, trình độ, có sự sa sút về phẩm đạo đức, phẩm chất, chưa thực sự đảm đương được nhiệm vụ trong tình hình mới. Đánh giá về nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém đó, Hội nghị Trung ương 5 khóa IX chỉ rõ: “…Chưa
nhận thức đúng vai trò, vị trí của cơ sở, quan liêu, để một thời gian khá dài không có chính sách đồng bộ đối với cán bộ, thiếu chăm lo bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ ở cơ sở” (Nguồn: Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nhà xuất ban
Chính trị quốc gia, Hà Nội).
Công tác đào tạo, bồi dưỡng hiện nay thực tế chưa thực sự đáp ứng về truyền thụ kiến thức, nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ, công chức cấp xã để hoàn thành nhiệm vụ trong thời kỳ mới, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cán bộ, công chức cấp xã, thể hiện qua một số bất cập sau:
Đào tạo, bồi dưỡng chưa thực sự đúng đối tượng cần nâng cao năng lực trình độ để thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành công tác được giao. Đào tạo, bồi dưỡng nhiều khi không gắn với quy hoạch, do đó, tình trạng người cần đi học thì không đi học, không được cử đi học và không có chỗ đi học, người không cần đi học lại được cử đi học, buộc phải đi học, nhiều cán bộ, công chức đi học về không được bố trí công việc, một số sau khi được đào tạo, bồi dưỡng cũng đồng thời nghỉ hưu.
Việc quản lý đào tạo, bồi dưỡng vẫn còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ. Nhiều khi đào tạo, bồi dưỡng chỉ để hoàn thành chỉ tiêu do cấp trên giao, chưa chú trọng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Nhiều lúc, việc đào tạo, bồi dưỡng là hình thức hợp thức hóa các tiêu chuẩn cán bộ, công chức thông qua các văn bằng, chứng chỉ hơn là truyền đạt kiến thức để nâng cao trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu công tác của cán bộ, công chức.
Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại Trường Chính trị tỉnh và các trung tâm chính trị huyện là chủ yếu và rất quan trọng. Ở đó, cán bộ, công chức cấp xã không chỉ được truyền thụ kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, mà còn được trang bị những kiến thức về lý luận chính trị, những kinh nghiệm xử lý trong quản lý tại địa phương. Qua đó, một mặt giúp cán bộ, công chức cấp xã nắm vững hơn đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, mặt khác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức cho cán bộ, công chức.
Tuy vậy, hiện nay nhiều cơ sở đào tạo, bồi dưỡng vẫn chưa đáp ứng về nhu cầu dạy học, cơ sở vật chất không đảm bảo, số lượng và chất lượng giáo viên thiếu và yếu, cả về năng lực chuyên môn và sư phạm trong khi nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng ngày một cao. Ở nhiều nơi, do kinh phí hạn hẹp nên hàng năm số lượng cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng vẫn còn ít. Với những hạn chế trên nhiều cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chắc chắn không khỏi tiến hành đào tạo, bồi dưỡng theo chỉ tiêu, kế hoạch, thành tích mà không chú trọng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.
Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng dành cho cán bộ, công chức cấp xã còn mang nặng lý thuyết, thường nặng về lý luận chính trị, trùng lặp và chưa đi sâu vào khoa học chuyên ngành, kỹ thuật tác nghiệp hành chính, nghiệp vụ quản lý nhà nước. Chương trình thường giống nhau cho nhiều đối tượng; các kiến thức nghiệp vụ để cán bộ, công chức cấp xã làm việc thì quá khái lược, sơ sài. Trên thực tế, cán bộ, công chức cấp xã đi học về vẫn khó áp dụng kiến thức học được vào thực tiễn, vào xử lý công việc ở địa phương. Có những cán bộ trúng cử nhiều nhiệm kỳ, được cử đi bồi dưỡng nhưng kiến thức không được nâng cao nhiều vì chương trình lần nào cũng tương tự nhau. Với nội dung chương trình như vậy khó có thể nói là kiến thức tiếp thu được có thực sự đạt yêu cầu để phục vụ cho công tác vốn rất linh động và phức tạp ở cơ sở hay không.
Chế độ, chính sách của Nhà nước về quyền lợi của cán bộ, công chức tham gia đào tạo chưa thật sự khuyến khích cán bộ, công chức cấp xã đi học nâng cao năng lực, trình độ, chưa tạo điều kiện để họ yên tâm học tập và làm thay đổi nhận thức của họ trong học tập.
Tóm lại, đào tạo, bồi dưỡng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và nâng cao chất lượng của cán bộ, công chức cấp xã. Tuy nhiên, với những hạn chế, bất cập còn tồn tại đã làm cho đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng cho cán bộ, công chức cấp xã.
Bốn là, công tác quản lý, kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức cấp xã.
Công tác kiểm tra, giám sát có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã. Thông qua công tác quản lý, kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức cấp xã mới có thể phát hiện được những tiêu cực, bất cập nảy sinh từ cán bộ và công tác cán bộ. Qua đó để khen thưởng những nhân tố tích cực, xử lý kịp thời những sai phạm nhằm phát huy nhân tố tích cực, tạo lập lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chính quyền. Đồng thời, nắm được thực trạng chất lượng của cán bộ, công chức cấp xã để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với những cán bộ, công chức có trình độ, năng
lực còn hạn chế, luân chuyển cán bộ, thay thế cán bộ yếu kém, tăng cường cán bộ có chất lượng cho những nơi yếu kém, mất đoàn kết nội bộ hoặc nơi có phong trào yếu về mọi mặt.
Như vậy, các yếu tố trên có ảnh hưởng qua lại với nhau. Trong đó, đào tạo được coi là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và nâng cao chất lượng của cán bộ, công chức cấp xã. Tuy nhiên, với những hạn chế, bất cập còn tồn tại đã làm cho đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng cho cán bộ, công chức cấp xã.
1.2.4 Tiêu chuẩn về vị trí việc làm của cán bộ, công chức cấp xã
Tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức cấp xã được xác định theo Quy định tiêu chuẩn đối với CBCC xã, phường, thị trấn (Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của