9. Kết cấu của Luận văn
3.1 Phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả công tác đào tạo theo vị trí việc làm
- Tiếp tục cơ cấu lại đội ngũ cán bộ và đổi mới công tác tuyển chọn, bố trí sử dụng cán bộ
Tiếp tục rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ toàn huyện; cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức theo yêu cầu tăng cường chất lượng, tinh giảm biên chế. Xây dựng phương án bố trí, sử dụng cán bộ cho phù hợp, có cơ cấu hợp lý giữa các chức danh lãnh đạo quản lý, giữa các độ tuổi, địa bàn, lĩnh vực công tác; tăng cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ xuất thân từ công nhân, gia đình có công với cách mạng; khắc phục tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ. Đổi mới công tác tuyển chọn cán bộ vào các chức danh lãnh đạo cấp phòng và tương đương; trước mắt thực hiện thí điểm thi tuyển trưởng phòng ở một số sở, ngành cấp tỉnh, một số phòng, ban cấp huyện, thành và cấp trưởng một số đơn vị sự nghiệp để rút kinh nghiệm.
Thực hiện tốt chế độ miễn nhiệm, từ chức, cho thôi việc, thay thế cán bộ kém phẩm chất năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ theo phương châm
"có lên, có xuống, có vào, có ra" được thực hiện bình thường trong bố trí sử
dụng cán bộ. Xây dựng phương án tuyển dụng, tiếp tục thực hiện Đề án thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy về làm công chức tại địa phương, có chính sách ưu tiên đối với cán bộ trẻ, có năng lực công tác ở tỉnh, huyện, thành về cơ sở xã, phường, thị trấn để rèn luyện, đào tạo. Thực hiện phân công cán bộ theo đúng chức danh, chuyên môn được đào tạo và phù hợp với năng lực sở trường cán bộ. Xây dựng cơ chế đảng viên và nhân dân tham gia giám sát cán bộ và công tác cán bộ.
- Về công tác quy hoạch cán bộ
Cụ thể hóa tiêu chuẩn cho từng chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý làm cơ sở cho sự lựa chọn giới thiệu nguồn. Xây dựng quy hoạch cán bộ từ huyện
đến cơ sở, quy hoạch cấp dưới làm cơ sở cho quy hoạch cấp trên; chú trọng tính toàn diện trong xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán bộ chuyên môn.
Đổi mới quy trình giới thiệu cán bộ vào nguồn quy hoạch các chức danh lãnh đạo quản lý, nhất là cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ có thành tích xuất sắc, con em công nhân, nông dân, gia đình có công với cách mạng. Thực hiện cơ chế "mở" trong quy hoạch cán bộ; một chức danh cần quy hoạch một số cán bộ và một cán bộ có thể quy hoạch vào một số chức danh mà người đó có khả năng đảm nhận; không khép kín trong từng địa phương, cơ quan, đơn vị;... đảm bảo đủ tiêu chuẩn và điều kiện đảm nhiệm chức danh quy hoạch.
Hàng năm, trên cơ sở kết quả đánh giá cán bộ tiến hành rà soát, bổ sung, phê duyệt quy hoạch, bảo đảm theo sát sự phát triển của cán bộ; đưa ra khỏi quy hoạch những người không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện; bổ sung vào quy hoạch những nhân tố mới có triển vọng phát triển.
Quy hoạch cán bộ được thông báo công khai trong cấp ủy, tập thể lãnh đạo cơ quan và cá nhân cán bộ diện quy hoạch biết. Việc đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ, bổ nhiệm hoặc giới thiệu để bầu cử giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải căn cứ vào quy hoạch cán bộ; khi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức danh nào thì trước hết phải chọn những cán bộ được quy hoạch vào chức danh đó; trường hợp đặc biệt mới chọn các đồng chí quy hoạch ở chức danh tương đương.
Thường xuyên kiểm tra, tổng kết nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ cấp xã. Quy hoạch cán bộ không phải chỉ làm một lần là xong. Tình hình cán bộ luôn luôn biến động do đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội, do yêu cầu ngày càng cao về tiêu chuẩn của từng chức danh được đảm nhận nên công tác quy hoạch phải thường xuyên được kiểm tra, rà soát, theo dõi chặt chẽ để điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Sau khi được cấp trên phê duyệt quy hoạch, cần thực hiện ngay các bước tiếp theo và hai năm một lần, các đơn vị, địa phương phải tiến hành xem xét lại để điều chỉnh, bổ sung. Đồng thời hàng
năm có đánh giá, nhận xét và có thể điều chỉnh cục bộ. Mọi điều chỉnh, bổ sung phải thực hiện theo đúng quy trình xây dựng quy hoạch nêu trên và báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Về công tác luân chuyển cán bộ
Việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý là nhằm tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách cán bộ trong thực tiễn, giúp cho cán bộ có thêm kiến thức thực tế và phát triển nhanh, toàn diện hơn.
Đẩy mạnh công tác luân chuyển để đào tạo cán bộ và thực hiện bố trí một số chức danh lãnh đạo, quản lý không là người địa phương ở địa phương. Xây dựng và thực hiện quy định về luân chuyển cán bộ, trong đó xác định cụ thể về điều kiện, tiêu chuẩn, đối tượng luân chuyển đào tạo theo quy hoạch và quy trình luân chuyển, bố trí một số chức danh lãnh đạo, quản lý ở cấp xã không là người địa phương. Thực hiện việc phân công cán bộ trong quy hoạch các chức danh cấp chiến lược đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo chủ chốt ở các địa bàn, lĩnh vực quan trọng, vùng có nhiều khó khăn để đào tạo, thử thách, tích lũy kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý. Lựa chọn cán bộ trong quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp huyện, có phẩm chất, năng lực luân chuyển để giữ chức vụ bí thư, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban nhân dân xã, thị trấn. Tiếp tục thực hiện chủ trương tăng thêm một số chức danh lãnh đạo cấp ủy, chính quyền ở những địa phương có nhiều khó khăn, hoặc ở những nơi thiếu cán bộ để vừa kết hợp luân chuyển, đào tạo, vừa tăng cường cán bộ về những địa phương có điều kiện khó khăn trong huyện.
Các cấp ủy, tổ chức đảng cần phải nâng cao nhận thức trong tổ chức thực hiện công tác luân chuyển cán bộ. Cần phải chỉ rõ việc luân chuyển cán bộ là để đào tạo, rèn luyện, thử thách cán bộ trong thực tiễn, nhất là đối với cán bộ trẻ, nhằm chủ động chuẩn bị nguồn cán bộ cho cả trước mắt và lâu dài. Các cấp ủy cần phải xây dựng đề án, kế hoạch thực hiện và cách làm thận trọng, thiết thực; coi trọng công tác tư tưởng đối với cán bộ được luân chuyển, với nơi có cán bộ đi và nơi có cán bộ được luân chuyển đến; giải
quyết tốt mối quan hệ giữa luân chuyển cán bộ để đào tạo, bồi dưỡng với ổn định, phát triển đội ngũ cán bộ tại chỗ và cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Xóa bỏ tư tưởng cục bộ, khép kín, trì trệ, bảo thủ trong công tác cán
bộ và đội ngũ cán bộ. Tiếp tục thực hiện tốt chủ trương luân chuyển cán bộ,
đưa công tác này trở thành nền nếp, thường xuyên. Các cấp ủy, tổ chức đảng, trên cở sở quy hoạch cán bộ xây dựng kế hoạch luân chuyển giữa các cấp, các ngành trong địa phương, đơn vị, bảo đảm đáp ứng nhiệm vụ chính trị và rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
- Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Xây dựng kế hoạch tổng thể lâu dài về đào tạo, đào tạo nguồn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến cơ sở; đào tạo theo chức danh; đào tạo cán bộ nữ. Đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo để nâng cao chất lượng hiệu quả công tác đào tạo; chú ý đào tạo cán bộ theo quy hoạch một cách toàn diện cả phẩm chất chính trị, trình độ nghề nghiệp, năng lực thực tiễn, phù hợp với yêu cầu sử dụng, chức danh công tác và cơ cấu ngành nghề theo hướng chuyên môn sâu; ưu tiên đào tạo sau đại học, kết hợp đào tạo dài hạn tập trung với các loại hình đào tạo khác; khuyến khích phong trào tự học, tự nâng cao trình độ của cán bộ bằng nhiều hình thức. Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức nhằm nâng cao trình độ và kỹ năng thực thi nhiệm vụ, công vụ cho cán bộ các
cấp. Xây dựng và thực hiện chế độ tập sự lãnh đạo, quản lý; cán bộ chủ chốt ở
cấp trên nói chung phải kinh qua vị trí chủ chốt ở cấp dưới để đào tạo, thử thách cán bộ. Đẩy mạnh việc cập nhật kiến thức mới cho cán bộ đương nhiệm và cán bộ trong nguồn quy hoạch. Cải tiến phương pháp, quy trình kiểm tra, thi cử, khắc phục tình trạng chạy theo bằng cấp, tuyệt đối hóa bằng cấp của cả cơ quan làm công tác cán bộ và cơ quan sử dụng cán bộ.
- Về công tác đánh giá cán bộ
Tiếp tục đổi mới công tác đánh giá cán bộ, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan, toàn diện, công tâm trong đánh giá cán bộ.
Xây dựng mới tiêu chuẩn chức danh cán bộ và tiếp tục hoàn thiện tiêu chí, phương pháp, quy trình đánh giá cán bộ cụ thể đối với từng chức danh, từng đối tượng cán bộ; trong đó trọng tâm là lấy chất lượng hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo chính để đánh giá cán bộ; mọi tiêu chuẩn, bằng cấp, danh hiệu,tài năng và cống hiến đều phải được kiểm nghiệm qua hoạt động thực tiễn. Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị; coi trọng và phát huy trách nhiệm của người đứng đầu, người trực tiếp sử dụng, quản lý cán bộ và ý kiến nhận xét của cấp ủy, chi bộ tại địa bàn cư trú. Kết quả đánh giá cán bộ được công khai trong tập thể cơ quan, đơn vị nơi cán bộ công tác và thông báo để người được đánh giá biết.
- Về chính sách đối với cán bộ, công chức
Thực hiện đúng và kịp thời chính sách đối với cán bộ, công chức; bổ sung hoàn thiện các quy định cụ thể về chính sách trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thu hút sinh viên, cán bộ về địa phương công tác; có chính sách hỗ trợ đối với những cán bộ, công chức tham gia đào tạo nhằm tạo điều kiện, khuyến khích cán bộ, công chức,... Thực hiện nền nếp và công bằng trong công tác thi đua khen thưởng đối với cán bộ.