4. KÉT QUẢ NGHIÊN cứu
4.3.2. Phân loại hệ thống điểm dân cư
1. Mục đích phân loại
Vấn đề phân loại hệ thống điểm dân cư là rất cần thiết để đảm bảo cho nhu cầu phát triến trong tương lai. Trong quá trình phân loại có thế thấy được đặc điểm, tính chất quy mô của từng điểm dân cư, xác định được vai trò và vị trí của các điếm dân cư đó trong quá trình phát triển. Trên cơ sở đó, các điếm dân cư nào đóng vai trò là trung tâm xã, trung tâm cụm xã giữ chức năng quyết định tới sự phát triến của hệ thống dân cư thì trong tương lai sẽ được phát triến mở rộng cả về quy mô và tính chất. Còn các điếm dân cư nào quá nhỏ, cơ sở hạ tầng thấp kém và phân bố phân tán thì trong giai đoạn tương lai sẽ được xoá bỏ, sát nhập vào các điểm dân cư lớn hơn.
Việc phân loại hệ thống điếm dân cư sẽ là căn cứ để đưa ra những định hướng cho phát triển hệ thống điếm dân cư trong tương lai một cách hợp lý.
2. Ket quả phân loại
Dựa trên các Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 4418, 1987 chúng tôi dã tiến hành phân loại hệ thống điểm dân cư trên địa bàn huyện Chí Linh được kết quả cụ thê như sau :
STT Điểm dân cư Số lượng Tính chất
1 Loại 1 33 Là các điếm dân cư trung tâm
2 Loại 2 123 Là các điếm dân cư phụ thuộc
3 Loại 3 3 Là các xóm, ấp nhỏ
Tổng 159
Tống số điếm dân cư trên địa bàn huyện Chí Linh là 159 điếm, trong đó có 21 điểm dân cư đô thị và 138 điểm dân cư nông thôn.
Đối với điểm dân cư đô thị:
Trong số 21 điếm dân cư đô thị có 16 điếm dân cư loại 1. Đây là những điểm dân cư thuộc các khu vực trung tâm các thị trấn, trung tâm huyện, trung tâm xã thuộc các thị trấn Sao Đở, Phả Lại, Ben Tăm. Tại các điếm dân cư này hệ thống cơ sở hạ tầng đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, hệ thống đường giao thông, các công trình công công đã được xây dựng đầy đủ, hiện đại và khang trang phục vụ tốt cho nhu cầu đời sống và sinh hoạt của người dân trên địa bàn. Hệ thống các điếm dân cư ở đây có mối quan hệ chặt chẽ với bên ngoài, quy mô dân sổ tại các điểm dân cư này tăng nhanh chủ yếu là dân số cơ học.
Ngoài ra còn có 5 điểm dân cư loại 2 bao gồm các điểm dân cư còn lại trong các khu vực đô thị, chúng được bố trí gần các điểm dân cư loại 1, đây là các điếm dân cư phụ thuộc vào các điếm dân cư chính. Tại các điếm dân cư này hệ thống cơ sở hạ tầng đã được xây dựng nhưng chưa hoàn chỉnh, mức độ phục vụ chưa cao, trong giai đoạn tương lai cần phải được đầu tư xây dựng và hoàn thiện hơn.
Đối với điếm dân cư nông thôn :
Trong tổng số 138 điểm dân cư nông thôn có 17 điểm dân cư loại 1 , 1 1 8 điếm dân cư loại 2 và 3 điếm dân cư loại 3.
+ Điểm dân cư loại 1, đây là những điểm dân cư trung tâm của xã, đã được đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng tương đổi hoàn chỉnh như là trường học, trạm y tế, bưu điện, sân vận động.. .vv. Đáp ứng tốt nhu cầu về đời sống và sinh hoạt của người dân, những điếm dân cư này đóng vai trò là trung tâm kinh tế văn hoá của cả xã.
+ Điếm dân cư loại 2, phần lớn các điếm dân cư này được phân bố xung quanh các điểm dân cư trung tâm, phụ thuộc vào các điểm dân cư trung tâm. Các điểm dân cư này tồn tại từ lâu đời, tập trung với quy mô lớn, cơ sở hạ tầng
chưa thực sự đồng bộ mặc dù nhiều công trình đã được xây dựng nhưng chưa hoàn chỉnh, mức độ phục vụ chưa cao, chất lượng còn thấp, đời sống của những người dân trong những điếm dân cư này còn nhiều khó khăn, nhưng trong giai những điểm dân cư này sẽ có nhiều ý nghĩa trong sự phát triển bởi vì tại các điếm dân cư này có nhiều tiềm năng về đất đai và lao động.
+ Điểm dân cư loại 3, những điểm dân cư này là những xóm, ấp nhỏ, chúng phân bố tách ra khỏi khu dân cư trung tâm của xã, hệ thống cơ sở hạ tầng ít được đầu tư xây dựng, quy mô dân sổ và đất đai nhở nên chúng không có triến vọng phát triến trong tương lai. Đó là các điểm dân cư thôn Minh Tân (xã Hoàng Tân), điếm dân cư thôn Cải Canh (xã cố Thành), điếm dân cư thôn Đồng Vàng (xã An Lạc).
Bảng 4.5. Kết quả phân loại hệ thống điểm dân năm 2007
4.3.3. Thực trạng kiến trúc, cảnh quan trong xây dựng và phát triển điếmdân dân
CU'
4.3.3.1. Kiến trúc cảnh quan nhà ở
Kiến trúc cảnh quan khu dân cư huyện Chí Linh còn nhiều hạn chế, kiến trúc nhà ở có sự khác biệt rõ rệt về quy mô, tính chất và cảnh quan giữa các khu vực khác nhau trên địa bàn huyện. Sự khác biết đó bị chi phối bởi điều kiện kinh tế, xã hội của từng vùng, từng khu vực. Neu như ở các khu vực đô thị, các trung tâm, nhà ở của người dân được xây dựng với kiến trúc họp lý, hiện đại và nhiều hình thái khác nhau thì ở các khu vực nông thôn kiến trúc nhà ở được bố trí lộn
xộn, không hợp lý, khuôn viên nhà ở đơn giản, thô sơ và đơn điệu... a. Khu vực nông thôn
Tại các khu vực nông thôn như ở các xã : Lê Lợi, Nhân Huệ, Hưng Đạo... kiến trúc nhà ở của người dân trong khu vực này có đặc điếm của kiến trúc truyền thống Việt Nam, diện tích xây dựng nhà chiếm đất rất ít, đa phần là vườn cây, ao, nhà ở có cấu trúc thông thoáng.
Nhà ở khu vực này đa phần là nhà mài ngói, nhà mái bằng rất ít, tỷ lệ nhà mái ngói đạt trên 90% còn lại là nhà mái bằng và nhà tạm. Sự bố trí kiến trúc khuôn viên nhà không hợp lý tạo lên một kiến trúc lộn xộn. Nhà ở được bố trí gần các công trình phục vụ sản xuất như: Xay xát, chuồng chăn nuôi, nhà vệ sinh....vệ sinh môi trường chưa được đảm bảo, nước thải và rác thải trong sinh hoạt và chăn nuôi chưa được xử lý đúng quy định điều này đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân vùng nông thôn trên địa bàn huyện. Nhà ở các khu vục nông thôn được xây dựng tuỳ tiện không theo thiết kế, quy hoạch nên có rất nhiều sai sót, lãng phí vật liệu, dây truyền chức năng thiếu sự hợp lý, chắp vá, bề mặt kiến trúc loè loẹt và chất lượng cũng không cao.
Ảnh 4.1. Nhà ỏ' vùng nông thôn bố trí gần noi sản xuất, gây ô nhiễm môi trường sống
Hoàng Tân, Hoàng Tiến...đây là các xã gần trung tâm huyện, và gần các trung tâm đô thị. Kiểu kiến trúc nhà ở tại khu vực này đã có sự phát triển và hiện đại hơn so với khu vực nông thôn thuần tuý. Đời sống vật chất của người dân trong khu vực này đã được nâng cao trong những năm gần đây chính vì vậy, người dân đã chú ý hơn trong việc xây dựng nhà ở, khuôn viên nhà ở được bố trí họp lý hơn đã có sự phân cách giữa nơi ở và nời sản xuất, chăn nuôi và vệ sinh, kiến trúc nhà ở được bố trí đa dạng, và hiện đại dần lên. Ngoài chức năng đế ở, người dân còn kết hớp nhà ở làm nơi kinh doanh buôn bán. Tại các khu vực bán thị, diện tích vườn, ao, chuồng trại chăn nuôi dần bị thu hẹp, diện tích nhà ở tăng lên, xây dựng theo lối hiện đại hơn. Nhà ở đảm bảo bố trí tương đối hợp lý giữa khu ở và khu sản xuất đã góp phần bảo vệ vệ sinh môi trường, tạo được cảnh quan đẹp mắt nhưng nhà ở được xây dựng theo kinh nghiệm là chủ yếu, còn tồn tại nhiều hạn chế trong kiến trúc xây dựng, tuy nhiên bước đầu đã có sự manh nha xây dựng theo kiếu kiến trúc đô thị.
Ảnh 4.2. Nhà ở khu vực bán thị có kết họp với buôn bán, kinh doanh
c. Khu vực đô thị
Đây là khu vực có điều kiện kinh tế, xã hội phát triên ở mức cao của cả huyện, đời sống về vật chất và tinh thần của người dân trong khu vực này được nâng cao rõ rệt do vậy mà người dân đã rất quan tâm, trú trọng tới tổ chức cuộc
sống nhất là trong việc xây dựng nhà ở. Nhà ở của người dân được xây dựng đa
dạng hơn, hiện đại hơn cả về chất lượng và loại nhà, khuôn viên nhà ở được bố trí hợp lý và hiện đại, nhiều nhà cao tầng được xây dựng kế cả các nhà biệt thự với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt, không gian sống đước sắp đặt ngăn nắp, hợp lý trên toàn bộ khuôn viên đất ở đã tạo nên một kiến trúc cảnh quan khu ở hiện đại đáp ứng nhu cầu về một cuộc sống chất lượng cao cho người dân khu vục đô thị.
Đây là khu vực có tốc độ xây dựng phát triển mạnh nhất, nhà ở bổ trí hiện đại hơn, tỷ lệ nhà chia lô chiếm tương đối nằm dọc hệ thống các tuyến đường giao thông. Nhà ở có sự kết họp với kinh doanh phi nông nghiệp như buôn bán, dịch vụ....
Ảnh 4.3. Nhà ở kiểu biệt thự, kiến Ảnh 4.4. Nhà ở chia lô, có kết họp trúc hiện đại, sạch đẹp, khang trang với kinh doanh, buôn bán.
4.3.3.2. Kiến trúc cảnh quan các công trình trong khu dân cư a. Công trình y tế
Đen nay 100% số xã của huyện đều có trạm y tế, 60% số trạm y tế cơ sở có bác sĩ làm việc. Tuy nhiên quy mô các công trình y tế và trang thiết bị đầu tư cho y tế còn nghèo làn, toàn huyện có 1 khu khám bệnh tập trung tại trung tâm huyện, 1 phòng khám đa khoa tại khu vực Phả Lại và 20 trạm y tế xã, vẫn có sự khác biệt lớn về chất lượng các công trình y tế của khu vực đô thị và nông thôn. Tại các đô thị, các trung tâm kinh tế các công trình y tế được đầu tư xây dựng hiện đại hơn và chất lượng tốt hơn còn tại các khu vực nông thôn các trạm y tế rất nghèo làn, thiếu cơ sở vật chất, thiếu bác sĩ do đó mà chất lượng phục vụ
người dân chưa được đảm bảo.
Ảnh 4.5. Bệnh viện khu vực đô thị khang trang, sạch đẹp
Ảnh 4.6. Trạm y tế xã khu vực nông thôn còn nhiều hạn chế
b. Công trình giảo dục
Toàn huyện có 13 trường đạt chuấn quốc gia, đội ngũ giáo viên được bồi dưỡng thường xuyên, trình độ và chất lượng giảng dạy được nâng cao. Trang thiết bị trường học cũng được đầu tư nhiều hơn. Tỷ lệ trường lớp được kiên cố hoá bình quân toàn huyện đạt 70%. Tổng diện tích đất dành cho giáo dục đào tạo toàn huyện là 86,17 ha, đạt mức bình quân khoảng 25 m2/đầu học sinh. Như vậy diện tích trường học đã đáp ứng đủ nhu cầu theo tiêu chuấn trường học tuy nhiên vẫn không đồng đều giữa các trường của các khu vực khác nhau.
Ảnh 4.7. Trưcmg học khu vực đô thị Ảnh 4.8. Trưímg học khu vực nông khang trang, sạch đẹp, hiện đại thôn đã được đầu tư, cải tạo
c. Công trình văn hoả thông tin, thế dục thê thao
Hiện tại đã có trên 10 đơn vị hành chính có sân vận động và nhiều điếm vui chơi thể thao văn hoá tại các làng. Tại trung tâm huyện có sân vận động huyện và sân gôn quốc gia, còn lại các xã khu vực nông thôn xã nào cũng có sân vận động, nhà văn hoá, buu điện nhưng chất lượng còn hạn chế chưa được đầu tư xây dựng nên chưa đáp ứng được nhu cầu vui chơi giải trí của người dân. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có nhiều các công trình văn hoá có giá trị như: nhà thờ Nguyễn Trãi, đền thờ Chu Văn An, đền thờ bà chúa Sao Sa Nguyễn Thị Duệ, khu du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc...đã và đang được đầu tư xây dựng, cải tạo, trùng tu đã tạo nên những kiến trúc văn hoá có giá trị.
Ảnh 4.9. Trung tâm thể thao đô thị hiện đại, khang trang,
Ảnh 4.10. Sân vận động khu vực nông thôn chất lưọng thấp, còn nhiều hạn chế
d. Công trình điện nước, xử lỷ rác thải
Hiện tại việc cấp nước sạch cho đô thị và nông thôn còn gặp nhiều khó khăn. Tại khu vực các thị trấn, tỷ lệ cấp nước sạch đạt khoảng 80%, ở vùng nông thôn mới triến khai chương trình nước sạch bằng việc tố chức xây dựng giếng khoan đang từng bước nâng tỷ lệ dùng nước sạch lên khoảng 50%, nhiều xã đã được sử dụng hệ thống nước sạch như xã Văn An, cố thành....
Cho đến nay 100% số xã đã được cấp điện lưới khá ốn định. Trên địa bàn huyện có nhà máy nhiệt điện Phả Lại, đây là nguồn cung cấp điện năng cho toàn bộ huyện và các vùng khác ngoài huyện, đã đáp ứng đủ nhu cầu về điện năng cho sinh hoạt và sản xuất của người dân toàn huyện.
Hệ thống thoát nước mặt và nước thải sinh hoạt như mương, rãnh, cống chưa hoàn chỉnh. Chủ yếu nguồn nước mặt tự’ tiêu, rãnh thoát nước không được cải tạo gây ô nhiễm môi trường, ở các khu vục đô thị như thị trấn Sao Đỏ, Phả Lại, Ben Tắm vấn đề nước thải và môi trường đã được chú trọng hơn, các cống xả nước thải đã được xây dựng có nắp đậy tuy nhiên nước thải hầu như vẫn chưa được xử lý, nước thải được thải tự do ra các con sông nên đã và đang gây hại đến môi trường sản xuất và sinh hoạt của người dân. ở khu vực nông thôn, nước thải được thải bừa bãi, chưa được xử lý, rãnh thoát nước không được cải tạo nạo vét dẫn đến ứ đọng gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan của các điểm dân cư.
Ảnh 4.11. Trạm xử lý nước thải sinh hoạt đang được xây dựng.
Ảnh 4.12. Rác thải sinh hoạt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường sống.
e. Đường giao thông
Trên địa bàn huyện có nhiều hệ thống giao thông như: giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông với mật độ tương đối cao nhưng kết cấu cứng chưa nhiều, chất lượng các tuyến đường chưa cao. Chỉ ở những khu vực đô thị, hệ thống giao thông được chú trọng xây dựng nên chất lượng tốt đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân và cũng tạo nên một cảnh quan khuôn viên đường phố sạch đẹp. Nhưng ở những khu vực nông thôn, hệ thống giao thông chưa được đầu tư nên chất lượng đường còn chưa tốt, mùa khô thì bụi bấn, mùa mưa thì ngập lụt, nhiều ô gà, đi lại khó khăn. Trong những năm gần đây phong trào xây dựng đường giao thông huyện, xã được phát triển và có hiệu quả. Bằng nhiều nguồn vốn: nhân dân tự' đóng góp, vốn hỗ trợ của tỉnh, huyện, các tổ chức tài trợ đã góp phần xây dựng đường giao thông khang trang sạch đẹp trong khu dân cư, tạo bộ mặt mới cho nông thôn.
Ảnh 4.13. Giao thông khu vực đô Ảnh 4.14. Giao thông khu vực nông thị khang trang, sạch đẹp. thôn xuống cấp, chất lưọng thấp.
f. Đánh giá chung về kiến trúc cảnh quan
* Những mặt tích cực
- Cơ cấu sử dụng đất trong khu dân cư đã có sự thay đổi rõ nét, tăng dần diện tích đất cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu của nhân dân.
- Kiến trúc cảnh quan nhà ở và các công trình công cộng phát triển đa dạng và phong phú, tạo bộ mặt mới cho điểm dân cư theo hướng đô thị hoá.
- Nhiều công trình vui chơi, giải trí như sân vận động, nhà văn hoá, khu du lịch...được xây dựng đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
* Những mặt tồn tại
- Kiến trúc đa dạng nhưng còn lộn xộn, các chỉ tiêu kỹ thuật xây dựng của