Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trưòng Chí Linh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện chí linh tỉnh hài dương (Trang 30 - 35)

4. KÉT QUẢ NGHIÊN cứu

4.1.Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trưòng Chí Linh

Chí Linh

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

ỉ. Vị trí địa lý:

Chí Linh là huyện miền núi, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Hải Dương, cách Thành phố Hải Dương gần 40 km. Địa giới hành chính của huyện bao gồm:

- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang; - Phía Tây giáp tỉnh Bắc Ninh;

- Phía Đông giáp huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh; - Phía Nam giáp các huyện: Nam Sách, Kinh Môn.

Chí Linh nằm trong vùng tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Là huyện nằm ở nút giao thông quan trọng của tỉnh, thuộc địa bàn trọng điểm kinh tế phía Bắc. Toàn huyện có 20 đơn vị hành chính (17 xã và 3 thị trấn), trong đó Sao Đỏ là thị trấn huyện lỵ. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 28.189,78 ha, dân số tại thời điểm điều tra cuối năm 2006 có 150444 người. Mật độ dân số bình quân 528 người /km2, là huyện có mật độ bình quân thấp nhất tỉnh (mật độ trung bình toàn tỉnh là 1035 người /km2). Chí Linh có vị trí địa lý thuận lợi về kinh tế, có nhiều đường giao thông quan trọng chạy qua. Quốc lộ 18 chạy qua địa bàn huyện 20 km; quốc lộ 183 nối Chí Linh với thành phố Hải Dương và quốc lộ 5 tới thành phố cảng Hải Phòng. Đường 37 là đường vành đai chiến lược quốc gia từ trung tâm huyện đi tỉnh Bắc Giang, về đường thuỷ, huyện có 40 km đường sông với 3 con sông bao bọc là sông Kinh Thầy, sông Thương và sông Đông Mai, đó là những tuyến giao thông thuỷ thuận lợi giữa huyện với các vùng lân cận [15].

Vị trí địa lý có nhiều thuận lợi cho huyện trong giao lưu kinh tế, tiếp cận nhanh với thị trường trong vùng và cả nước; về vị trí quốc phòng Chí Linh là

ranh giới giữa vùng núi Đông Bắc và đồng bằng Bắc bộ nên có một tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược phòng thủ quốc gia.

2. Địa hình, địa mạo:

Địa hình Chí Linh có độ dốc nghiêng dần tù’ Bắc - Tây bắc xuống Đông nam. Địa hình đa dạng, có cả phần núi cao, đồi thấp và đồng bằng, được chia thành 3 tiếu vùng chính:

- Vùng núi cao thuộc cánh cung Đông Triều xen bãi bằng ở các xã phía bắc của huyện gồm: Hoàng Hoa Thám, Bắc An, Hoàng Tân, Hoàng Tiến, Lê Lợi, Hưng Đạo và một phần xã Cộng Hoà. Vùng này có dây núi cao nhất là Dây Diều cao 618 m, Đèo Trê cao 533 m, còn lại đại bộ phận là ỏ' độ cao tù' 200 - 300 m so với mực nước biến, cấu tạo địa chất chủ yếu là đá trầm tích.

- Vùng giữa huyện bám theo quốc lộ 18 là khu đồi lượn sóng, có độ cao khoảng 50 - 60 m, độ dốc khoảng 10 - 15°, có nhiều đồi thấp thuận tiện cho việc phát triển kinh tế nông lâm nghiệp với mô hình vườn đồi.

- Vùng đồng bằng phù sa ở phía nam quốc lộ 18 là các xã cố Thành, Nhân Huệ, Văn An, Chí Minh, Đồng Lạc, Tân Dân... Vùng này có địa hình tương đổi bằng phẳng, càng về phía nam địa hình càng thấp trũng. Đất phù sa chủ yếu do sự bồi đắp của sông Kinh Thầy độ cao tù’ 6-8 m so với mức nước biến, một số khu vực có thể là quỹ đất để phát triển đô thị.

3. Khí hậu:

Huyện Chí Linh cũng nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt, mùa khô lạnh từ tháng 10 đến thàn 4 năm sau, mùa mưa tù' tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Ngoài ra còn pha chút khí hậu miền đồi núi.

- Nhiệt độ trung bình năm khoảng từ 22°c đến 23°C; nhiệt độ cao nhất vào các tháng 6 và tháng 7 khoảng 36°c đến 38°C; tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 và tháng 2 khoảng 10°c đến 12°c.

- Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.463 mm, độ ẩm không khí trung bình là 81,6%.

Nhìn chung khí hậu của huyện Chí Linh tương đối thuận lợi cho việc phát triển và xây dựng các điểm dân cư, tuy nhiên cần phải đề phòng thoái hoá đất do rủa trôi, xói mòn.

4. Thuỷ văn:

Chí Linh chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ triều của sông Phả Lại và sông Thương. Lưu lượng nước trung bình là 286 m3/s, thấp nhất là 181 m3/s. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có 33 hồ đập tự nhiên với dung lượng tự thuỷ khoảng 400 ha. Đặc biệt huyện có nguồn nước ngầm sạch, trữ lượng lớn, đủ khả năng khai thác phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.

4.1.2. Các nguồn tài nguyên

1. Tài nguyên đất:

Chí Linh là huyện miền núi của tỉnh Hải Dương với tổng diện tích tự nhiên là 28.189, 78 ha được phân ra thành các loại đất sau:

Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 28.189,78 ha bao gồm:

+ Đất nông nghiệp: 21209,23 ha;

+ Đất phi nông nghiệp: 6790,77 ha;

+ Đất chưa sử dụng: 189,78 ha.

Phần diện tích đất của huyện bao gồm cả đất đồi núi và đồng bằng phù sa. phần lớn là đất đồi núi được hình thành trong quá trình phong hoá đá mẹ, đất dốc tụ hoặc xen kẽ giữa phù sa với quá trình dốc tụ. Có thể phân ra 2 nhóm đất chính là:

+ Nhóm đất đồi núi được hình thành tại chỗ, phát triến trên các đá sa thạch. + Nhóm đất thuỷ thành do phù sa sông Kinh Thày và sông Thái Bình bồi tụ

2. Tài nguyên rùng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 7536,21 ha chiếm 26,7% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Trước những năm 1990 rừng bị chặt phá nhiều, tỷ lệ đất đồi trọc chiếm tới 78,7% diện tích đất lâm nghiệp, rừng tụ’ nhiên chỉ còn khoảng

20% tập trung ở các xã Hoàng Hoa Thám, Bắc An, trữ lượng gỗ tụ' nhiên không lớn, chủ yếu là các cây gồ thuộc nhóm 5, 6, 7, 8. Thảm thực vật thưa thớt, động vật rừng hầu như không còn, sản lượng gỗ tự' nhiên chủ yếu dùng làm củi đun. Từ năm 1991 trở lại đây rừng được trồng mới thông qua các chương trình quốc gia: Chương trình 327; Chương trình 5 triệu ha rùng; Chương trình xoá đói giảm nghèo... Hiện nay diện tích rùng trồng đã có khoảng trên 5.000 ha và rùng tự’ nhiên phục hồi khoảng trên 2000 ha, trong đó rừng phòng hộ chiếm 85%, rừng đặc dụng chiếm 15%. Các loại cây được trồng chủ yếu là bạch đàn, keo tai tượng, thông...

3. Tài nguyên nước:

Nguồn nước mặt cũng như nước ngầm trên địa bàn huyện khá phong phú. Ba mặt của huyện được bao bọc bởi 3 con sông lớn: Sông Thương, sông Đồng Mai và sông Kinh Thầy. Các sông này cùng với hệ thống thuỷ nông từ Phao Tân đến An Bài và nhiều hồ đập tự nhiên cũng như nhân tạo đã cung cấp nước cho phần lớn diện tích canh tác trên địa bàn huyện.

về lâu dài nước mặt vẫn là nguồn chính cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là nguồn nước từ sông Thương được đánh giá là có chất lượng tốt.

Nước ngầm khá dồi dào và chất lượng được đánh giá là rất tốt có thể đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất phi nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

4. Tài nguyên khoáng sản:

Trên địa bàn huyện có một số loại khoáng sản phi kim loại với trữ lượng khá lớn như cao lanh trữ lượng khoảng 40 vạn tấn, sét chịu lửa khoảng 8 triệu tấn, đá, cát vàng xây dựng, than nâu trữ lượng hàng tỷ tấn. Ngoài ra còn ngiều loại khoáng sản khác. Những loại khoáng sản này là nguồn nguyên liệu dồi dào đế phát triên công nghiệp gôm sứ, thuỷ tinh và sản xuất các vật liệu xây dựng khác. Than nâu có ở Văn Đức, An Lạc đã được khai thác từ một số năm nay, tuy nhiên trữ lượng các mỏ than này không lớn.

5. Tài nguyên nhân văn, tiềm năng du lịch:

Chí Linh có 151618 người, trong đó có nhiều dân tộc anh em sinh sống, với sự kết hợp hài hoà giữa thiên nhiên và tài năng lao động của các dân tộc, sức sáng tạo của con người đã tạo cho Chí Linh một vùng đất trù phú, cảnh quan đa dạng, có nhiều di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh. Mảnh đất và con người nơi đây được coi là “vùng đất địa linh nhân kiệt”, với những địa danh nổi tiếng như: Côn Sơn, Kiếp Bạc, mảnh đất đã đi vào lịch sử với những chiến công oanh liệt của người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Con người Chí Linh tài hoa, thông minh, cần cù chăm chỉ, nối tiếng với những truyền thống hiếu học và đỗ đạt như danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi, nhà giáo Chu Văn An, tiến sỹ Nguyễn Thị Duệ... Tất cả đã tạo cho Chí Linh một tiềm năng du lịch khá lớn.

Huyện có nhiều di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng, 9 di tích được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia như: Chùa Côn Sơn thờ thiền phái Trúc Lâm Tam Tổ và là nơi gắn với tên tuổi của Nguyễn Trãi, vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới; Đen Kiếp Bạc gắn với tên tuổi và sự nghiệp của vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo ba lần đánh tan quân Nguyên vào thế kỷ XIII; Đen thò' nhà giáo Chu Văn An; Đen thò' bà chúa Sao Sa (nữ tiến sỹ đầu tiên của Việt Nam Nguyễn Thị Duệ); Đen Gốm thờ vị tướng tài của dân tộc Trần Khánh Dư; Cụm di tích đền Cao tại xã An Lạc thờ vua Lê Đại Hành...

Trên địa bàn huyện còn có 7 di tích cố đang được nghiên cứu phục hồi. Địa danh Phả Lại lịch sử là phòng tuyến của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Trần Quốc Tuấn và Lý Thường Kiệt chống quân Tống xâm lược.

4.1.3. Cảnh quan môi trường

về cảnh quan thiên nhiên và môi trường, huyện có nhiều phong cảnh đẹp và nhiều di tích lịch sử, ngoài ra còn có các hồ nước tự nhiên, đồi núi và nhiều cảnh quan đẹp có khả năng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ ngơi điều dưỡng như hồ Ben Tắm, hồ Côn Sơn, hồ Mật Sơn... Hiện nay khu Côn Sơn - Kiếp Bạc đang được xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tạo môi trường như làm đường giao thông, trồng cây xanh, xử lý chất thải, cấp điện, cấp nước sạch cho một khu du

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng Sản phẩm (giá 1994 - tỷ đồng) 854.838 1.461.76 8 2.250.19 4 3.035.74 7 3.138.59 2 328859 2

Cơ cấu kinh tế (%) 100 100 100 100 100 100

dựng góp phần làm tăng thêm triển vọng của ngành du lịch, dịch vụ trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện chí linh tỉnh hài dương (Trang 30 - 35)