Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 71 - 75)

III. Phân theo loại tiền

3.3.2.Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI TECHCOMBANK

3.3.2.Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thứ nhất, hoàn thiện cơ chế quản lý đối với các NHTM

Bổ sung, sửa đổi Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các Tổ chức tín dụng, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn nhằm thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh và ứng dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng. Quy định rõ phạm vi hoạt động cũng như loại hình dịch vụ ngân hàng mà các tổ chức tín dụng được phép thực hiện và cung ứng cho nền kinh tế.

Hoàn thiện cơ chế quản lý ngoại hối theo hướng tự do hóa các giao dịch vãng lai và kiểm soát có chọn lọc các giao dịch về vốn. Từng bước loại bỏ những bất hợp lý về mua, bán và sử dụng ngoại tệ, cho phép các tổ chức và cá nhân tham gia rộng rãi hơn các giao dịch hối đoái. Bên cạnh đó, tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng tự do hóa có kiểm soát, từng bước giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước tiến tới hình thành tỷ giá hối đoái theo quy luật cung cầu.

Hoàn thiện các quy định về tiếp cận thị trường dịch vụ ngân hàng trong nước theo lộ trình tự do hóa thương mại dịch vụ tài chính và mở cửa thị trường tài chính.

Tiếp tục định hướng cho các TCTD phát triển các hoạt động dịch vụ, đặc biệt là phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đảm bảo cho các TCTD đầu tư đúng hướng và có hiệu quả trong kinh doanh.

Thực hiện cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt trong mọi ngành, mọi cấp của nền kinh tế chứ không chỉ thực hiện ở phạm vị ngành ngân hàng. Bên cạnh đó, NHNN có thể hình thành trung tâm thanh toán bù trừ séc, hối phiếu nhằm tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tốc độ phát hành, lưu thông và sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.

Nhanh chóng xây dựng và triển khai hành lang pháp lý buộc các ngân hàng phải tuân thủ khi cung cấp dịch vụ Internet Banking cho khách hàng. Lấy thí dụ như Singapore có rất nhiều quy định liên quan đến ngân hàng điện tử, một trong số đó là khi một ngân hàng triển khai Internet Baning, họ sẽ phải áp dụng các biện pháp chứng

thực “2 factors” (2 nhân tố) như là quy định bắt buộc. Nhưng ở Việt Nam, chúng ta chưa có quy định cụ thể về việc chứng thực. Điều đó có thể dẫn đến một số ngân hàng không quan tâm, đầu tư cho bảo mật sẽ gây ra rủi ro lớn cho khách hàng.

Thứ hai, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng trên toàn hệ thống

Hầu hết các ứng dụng về công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc kết nối giao dịch toàn hệ thống mà chưa có chính sách phát triển dịch vụ công chúng. Mức độ ứng dụng công nghệ giữa các ngân hàng là chưa đồng đều, dẫn đến việc hạn chế phát triển ngân hàng bán lẻ liên kết.

Bởi vậy, NHNN cần đưa ra định hướng để các NHTM trong nước chuẩn bị cho một dự án liên kết quy mô lớn giữa các ngân hàng trong lĩnh vực công nghệ thông tin ngân hàng nhằm tạo ra các giá trị mới đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra kiểm tra của NHNN đối với các NHTM Thường xuyên tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với các TCTD nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh tồn tại và xử lý nghiêm các sai phạm, từ đó đảm bảo an toàn hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng.

Cấu trúc lại mô hình và chức năng hệ thống thanh tra theo chiều dọc gồm cả 4 khâu: cấp phép và các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, giám sát từ xa, thanh tra tại chỗ, xử lý vi phạm. Đổi mới phương pháp thanh tra, tiến dần đến thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Hoàn thiện quy định về an toàn hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời đảm bảo việc tuân thủ các quy định này; ban hành quy định mới về đánh giá xếp hạng TCTD theo tiêu chuẩn CAMELS.

Khẩn trương hoàn thành việc xây dựng Sổ tay thanh tra và phổ biến đến các cán bộ thanh tra ngân hàng để tạo điều kiện chuyển dần từ phương pháp thanh tra tuân thủ sang phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro. Thiết lập hệ thống cảnh báo sớm để phát hiện các TCTD đang gặp khó khăn thông qua giám sát từ xa và xếp hạng TCTD.

Nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn, đồng thời đẩy mạnh giáo dục tư cách đạo đức của đội ngũ cán bộ thanh tra ngân hàng. Tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn cán bộ thực hiện các quy trình thanh tra theo quy định.

Cần xây dựng hệ thống thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu quốc gia hiện đại, tập trung, thống nhất. Triển khai các đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thanh tra, giám sát, quản trị, điều hành, thông tin, báo cáo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của NHNN.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở thực trạng và định hướng phát triển hoạt động phát triển sản phẩm dịch vụ của Techcombank, chương 3 của chuyên đề tốt nghiệp đã đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hoạt động này của Ngân hàng trong thời gian tới. Tuy nhiên để các biện pháp đó phát huy được hiệu quả trong thực tế đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ của nhiều cơ quan, tổ chức. Vì vậy, chương này cũng đã đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, NHNN nhằm tạo điều kiện thực thi tốt các biện pháp trên.

KẾT LUẬN

Việc nghiên cứu về hoạt động dịch vụ ngân hàng đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng và phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam là một vấn đề vô cùng cần thiết. Quán triệt mục tiêu nghiên cứu, trên cơ sở vận dụng tổng hợp phương pháp nghiên cứu khoa học, đi từ lý thuyết đến thực tiễn, đề tài “Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam” đã tập trung giải quyết được một số nội dung quan trọng như sau:

Một là, nêu lên cơ sở lý luận về việc phát triển dịch vụ tại các NHTM. Đồng thời chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng cũng như những vấn đề quản trị rủi ro trong hoạt động phát triển dịch vụ ngân hàng.

Hai là, phân tích tình hình phát triển SPDV tại Techcombank. Từ đó thấy được những thành công, hạn chế để đưa ra định hướng, giải pháp cho việc phát triển và hoàn thiện các dịch vụ ngân hàng tại Techcombank.

Ba là, trên cơ sở định hướng phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và Techcombank nói riêng, chuyên đề đã nêu ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao công tác phát triển sản phẩm dịch vụ tại Ngân hàng.

Do thời gian nghiên cứu còn ít, kiến thức chuyên môn vẫn còn nhiều hạn chế nên chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự nhận xét, đóng góp ý kiến của các thầy cô để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 71 - 75)