Cơ cấu tổ chức của Techcombank

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 35 - 37)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

2.1.2.Cơ cấu tổ chức của Techcombank

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Techcombank

(Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng Techcombank năm 2011)

Các cơ quan của Techcombank bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban điều hành và Ban kiểm soát. Trong đó cấp có thẩm quyền cao nhất là Đại hội đồng cổ đông.

Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị ngân hàng, có toàn quyền nhân danh ngân hàng để quyết định đến các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Ban điều hành đứng đầu là Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày của ngân hàng.

Ban kiểm soát là cơ quan kiểm tra hoạt động tài chính của ngân hàng, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ ngân hàng.

Trợ giúp cho Hội đồng quản trị và Ban điều hành là các Ủy ban: Kiểm toán và rủi ro; Nhân sự và lương thưởng; Quản lý tài sản nợ và có…Với mục đích tư vấn và tham mưu trong việc: Tăng cường năng lực hoạch định chiến lược nhân sự và lương thưởng của Hội đồng quản trị trong toàn hệ thống, qua đó hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy định về quản lý nguồn nhân lực và chính sách đãi ngộ; Tăng cường năng lực và hoạt động giám sát rủi ro của Hội đồng quản trị trong toàn hệ thống, qua đó nâng cao các tiêu chuẩn quy định về rủi ro phù hợp với thông lệ quốc tế. Từ đó, góp phần quan trọng trong việc xác định chiến lược, nâng cao hiệu quả hoạt động và mang lại lợi ích cho cổ đông.

Dưới sự chỉ đạo của Ban điều hành có các Khối trực tiếp quản lý và thực hiện các hoạt động nghiệp vụ, bao gồm:

- Khối khách hàng doanh nghiệp: Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến khách hàng doanh nghiệp.

- Khối dịch vụ và tài chính cá nhân: Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến khách hàng cá nhân.

- Khối nguồn vốn và thị trường tài chính: Quản lý và thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ và đầu tư tài chính.

- Khối bán hàng và kênh phân phối: Thực hiện các hoạt động bán hàng và phân phối sản phẩm cho khách hàng.

- Khối vận hành và công nghệ: Thực hiện các hoạt động liên quan đến hỗ trợ phát triển ứng dụng, đầu tư công nghệ hiện đại, bảo mật thông tin.

- Khối quản trị nguồn nhân lực: Thực hiện các hoạt động quản lý nhân sự, tuyển dụng và tiền lương.

- Khối tiếp thị và xây dựng thương hiệu: Thực hiện việc tiếp thị sản phẩm, quảng bá, tuyên truyền, xây dựng hình ảnh tốt đẹp của ngân hàng trong lòng khách hàng và công chúng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 35 - 37)