- Lực lượng lao động qua đào tạo 288.783 459.899 775
3. Giải pháp xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động
3.2.2 Giải pháp thu thập, xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin thị trường lao động.
3.2.2.1 Đánh giá nhu cầu sử dụng thông tin.
Qua khảo sát sơ bộ nhu cầu thông tin của các tổ chức, cơ quan có nhu cầu sử dụng thông tin thị trường lao động đã cơ bản xác định các chỉ số thông tin cần thiết của các đối tượng có nhu cầu sử dụng như sau:
Đối tượng có nhu cầu sử dụng thông
tin
Nhu cầu sử dụng thông tin
Người lao động - Thông tin chổ làm việc trống, yêu cầu của công việc
- Triển vọng phát triển các ngành nghề, các yêu cầu về kỹ năng - Thông tin về nội dung, yêu cầu của các chương trình đào tạo
giúp cho người lao động lựa chọn các nội dung, hình thức đào tạo phù hợp
Đơn vị sử dụng lao động
- Thông tin cơ cấu lực lượng lao động của tỉnh (theo tuổi, giới tính, trình độ, khu vực)
- Nguồn lao động qua đào tạo theo ngành nghề từ các cơ sở đào tạo
- Khả năng cung ứng nguồn lao động của các TTGTVL.
- Nhằm để doanh nghiệp lên kế hoạch sử dụng nhân lực trong doanh nghiệp, thu hút lao động ở địa phương, đánh giá cơ hội tuyển dụng nhằm phát triển sản xuất kinh doanh
Cơ sở đào tạo - Nhu cầu nguồn nhân lực qua đào tạo từ thị trường lao động, xu hướng phát triển các ngành nghề để làm cơ sở cho định hướng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội
Trung tâm GTVL - Thông tin nhu cầu việc làm các doanh nghiệp trong và ngoài địa phương, điều kiện tuyển dụng và mức lương…
- Các chương trình, thông tin về giáo dục, đào tạo để phục vụ cho người tìm việc
- Cung cấp và chia sẽ thông tin giữa các Trung tâm. Cơ quan quản lý,
hoạch định chính sách về thị trường lao
- Tỷ lệ tăng dân số, lực lượng lao động, việc làm, thất nghiệp, số lượng đào tạo, nhu cầu về nhân lực nhằm cung cấp bức tranh tổng quát về động thái cung, cầu của thị trường lao
động động, xu hướng chuyển đổi cơ cầu kinh tế và việc làm, sự mất cân đối giữa cung và cầu, tình hình thất nghiệp………..
Trên cơ sở xác định các chỉ số nhu cầu thông tin, tiến hành xác định các sản phẩm đầu ra của hệ thống thông tin thị trường; kế hoạch thu thập, xử lý, thông tin và cơ chế cung cấp thông tin cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin.
3.2.2.2 Dữ liệu đầu ra của hệ thống thông tin thị trường lao động. Các sản phẩm đầu ra ở [Phụ lục 21] gồm các biểu 1,2,3,4,5,6,7,8,9
a. Thông tin cầu lao động
- Tổng hợp, thống kê thông tin cầu lao động theo ngành nghề gồm 27 lĩnh vực ngành nghề và phân theo các cấp trình độ [biểu số 1 - phụ lục 21] qua thu thập thông tin của Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh hàng tháng, quí.
- Cập nhật, tổng hợp thông tin cầu lao động hàng quí theo Thông tư 25 ngày 14/7/2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Trích dẫn Thông tư ở phần phụ lục)
về việc hướng dẫn thu thập và xử lý thông tin cung, cầu lao động.
Thông tin gồm các chỉ số: số lượng, loại hình, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; số lao động làm việc trong doanh nghiệp; trình độ học vấn, trình độ chuyên môn của lao động; số lao động đã ký hợp đồng lao động; số chổ làm việc trống [biểu số 2 - phụ lục 21] tổng hợp từ Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội các huyện/thành/thị xã (gọi chung là huyện)
Đánh giá tình hình biến động doanh nghiệp và biến động lao động từng huyện qua tổng hợp của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phần cầu lao động do các huyện báo cáo về Sở [biểu số 3 - phụ lục 21]
- Thông tin các doanh nghiệp chuẩn bị đầu tư, thành lập vào tỉnh chủ yếu là ở các khu – cụm công nghiệp, các thông tin về: quy mô, địa điểm, ngành nghề đầu tư, dự kiến nhu cầu lao động
Qua đó hình thành danh bạ doanh nghiệp của tỉnh, trong đó có các khu – cụm công nghiệp, các dự án đầu tư sử dụng nhiều lao động
- Trên cơ sở thu thập thông tin tiến hành phân tích, dự báo xu hướng nhu cầu lao động của các đơn vị, doanh nghiệp hàng tháng, quí, 6 tháng, từng năm theo từng địa phương, khu vực kinh tế, thành phần kinh tế, khu – cụm công nghiệp, thị trường lao động ngoài nước. b. Thông tin cung lao động
- Thống kê, phân tích nhu cầu tìm việc làm của người lao động theo ngành nghề và trình độ [biểu số 4 - phụ lục 21] qua thu thập của Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh hàng tháng
- Thống kê, cập nhật các thông tin về dân số và nguồn lao động qua thu thập thông tin từ kết quả điều tra lao động – việc làm hàng năm và điều tra dân số (Cục thống kê) [biểu số 5 - phụ lục 21] các thông tin:
+ Quy mô và tốc độ tăng dân số
+ Cơ cấu dân số theo đơn vị hành chính, thành thị - nông thôn, theo nhóm tuổi + Quy mô lực lượng lao động:
* Số người hoạt động kinh tế: gồm có việc làm và không có việc làm (thất nghiệp)
* Số người không hoạt động kinh tế: đi học, nội trợ, không có khả năng lao động, không làm việc không có nhu cầu làm việc
+ Cơ cấu lực lượng lao động theo nhóm tuổi
- Tổng hợp biến động về tình trạng việc làm của các hộ dân cư qua kết quả ghi chép cung lao động theo Thông tư 25 [biểu số 6 - phụ lục 21].
- Cơ cấu lực lượng lao động qua đào tạo [biểu số 7, 8, 9 phụ lục 21]
Thu thập thông tin tất cả các cơ sở đào tạo hình thành danh bạ các cơ sở đào tạo trong tỉnh với các thông tin cập nhật về:
+ Trình độ đào tạo, quy mô đào tạo từng ngành nghề
+ Số lượng tốt nghiệp và tuyển mới hàng năm và kế hoạch dự kiến các năm kế tiếp
3.2.2.3 Đối tượng và nội dung thu thập thông tin (dữ liệu đầu vào) Các sản phẩm đầu ra ở [Phụ lục 22] gồm các biểu 1,2,3,4,5,6,7
a. Đối với thông tin cầu lao động
Các Trung tâm Giới thiệu việc làm
- Gồm 4 Trung tâm Giới thiệu việc làm hiện nay trên địa bàn tỉnh gồm TTGTVL Tiền Giang thuộc Sở Lao động – Thương binh & Xã hội và 3 Trung tâm thuộc các tổ chức đoàn thể: Liên đoàn Lao động, Đoàn Thanh niên CSHCM và Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh.
- Nội dung: Thu thập thông tin của các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh qua đăng ký nhu cầu tuyển dụng tại Trung tâm hàng tháng theo mẫu [biểu số 1 - phụ lục 22]
- Thời gian: Biểu tổng hợp (biểu số 1) được hoàn thành và chuyển về Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh trước ngày 5 của tháng liền kề.
- Thu thập quí đầu năm 2010 gồm 150 doanh nghiệp. Do các doanh nghiệp vừa và nhỏ qua cuộc điều tra “Thực trạng lao động và nhu cầu sử dụng năm 2009” nhu cầu lao động và biến động lao động rất ít nên trước mắt với mẫu thu thập thông tin chỉ chọn các doanh nghiệp lớn có sử dụng nhiều lao động, thường xuyên có biến động lao động, thu hút lao động chủ yếu của tỉnh; trong quá trình thực hiện sẽ cập nhật thêm doanh nghiệp để thu thập các kỳ kế tiếp
+ Ở các khu – cụm công nghiệp: gồm 35 doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Mỹ Tho, Khu công nghiệp Tân Hương, Khu công nghiệp Long Giang, Cụm công nghiệp Trung An, Cụm công nghiệp Tân Mỹ Chánh.
+ Các doanh nghiệp khác: gồm 115 doanh nghiệp phân bố ở các địa phương: Thành phố Mỹ Tho 66, Cái Bè 7, Cai Lậy 6, Châu Thành 20, Tân Phước 3, Chợ Gạo 2, Gò Công Tây 4, Thị xã Gò Công 5, Gò Công Đông 2.
- Nội dung: Thu thập nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp từng quí và dự kiến nhu cầu quí liền kề, quí cuối của năm thu thập nhu cầu dự kiến năm liền kề theo mẫu phiếu thu thập [biểu số 2 - phụ lục 22]
- Thời gian: Phiếu thu thập thông tin của doanh nghiệp được hoàn thành và chuyển về Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh trước ngày 15 tháng đầu của quí liền kề.
Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội các huyện
- Tổng hợp thông tin doanh nghiệp qua ghi chép cầu lao động do Phòng Lao động – Thương binh Xã hội các huyện thực hiện cập nhật, thống kê từng quí theo Thông tư 25
- Nội dung: Các huyện tổng hợp theo sổ ghi chép cầu các thông tin cơ bản về doanh nghiệp [biểu số 3 - phụ lục 22]
- Thời gian: Biểu tổng hợp (biểu số 3) tại huyện hoàn thành và chuyển về Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh trước ngày 30 tháng đầu của quí liền kề.
b. Đối với thông tin cung lao động
Các Trung tâm Giới thiệu việc làm: Gồm 4 Trung tâm như ở phần trên
- Nội dung: Thu thập thông tin của người lao động đến đăng ký tìm việc làm tại Trung tâm hàng tháng theo mẫu biểu tổng hợp [biểu số 4 - phụ lục 22]
- Thời gian: Biểu tổng hợp (biểu số 4) được hoàn thành và chuyển về Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh trước ngày 5 của tháng liền kề.
- Báo cáo của huyện gởi về tỉnh trước ngày 30 tháng đầu quí liền kề [biểu số 5 - phụ lục 22] gồm các nội dung:
+ Tổng số người từ 10 tuổi trở lên
+ Số người tham gia hoạt động kinh tế: số người có việc làm và người thất nghiệp + Số người không tham gia hoạt động kinh tế
+ Biến động: số người chuyển đến và chuyển đi
+ Biến động về việc làm: Số người thay đổi từ thất nghiệp sang có việc làm, từ không hoạt động kinh tế sang có việc làm và thay đổi từ có việc làm sang thất nghiệp, số người từ có việc làm sang không hoạt động kinh tế.
Các cơ sở đào tạo trong tỉnh
- Thu thập thông tin của 23 cơ sở đào tạo trong tỉnh gồm: gồm 1 trường đại học, 2 trường cao đẳng, 6 trường trung cấp chuyên nghiệp, 3 trường trung cấp nghề, 1 trường CNKT, 2 trung tâm dạy nghề, 4 trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp và 4 cơ sở dạy nghề là các TTGTVL, các cơ sở đào tạo tư nhân hay công lập khác khi có phát sinh.
- Nội dung: Nội dung thu thập theo mẫu phiếu thu thập [biểu số 6, 7 phụ lục 22] gồm các thông tin cơ bản: quy mô, ngành nghề đào tạo…
- Thời gian: Mỗi năm thu thập 2 lần, lần 1 vào tháng 4 và lần 2 vào tháng 11 của năm. Các cơ sở đào tạo hoàn thành phiếu và gởi về Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh trước ngày 15 của tháng thực hiện thu thập thông tin.
Cục Thống kê tỉnh
Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh thường xuyên cập nhật số liệu dân số, lao động; thống kê, đánh giá tình hình biến động từng thời kỳ, giai đoạn từ kết quả các cuộc điều tra thống kê.
3.2.2.4 Xây dựng cơ chế, chính sách và trách nhiệm trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin thị trường lao động
Các cơ quan chức năng cần xây dựng các cơ chế, chính sách về chế độ báo cáo, thu thập và cung cấp thông tin về thị trường lao động cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, các trường, cơ sở đào tạo, các Trung tâm Giới thiệu việc làm, Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội các huyện,…..tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của hệ thống thông tin thị trường lao động của tỉnh.
- Quán triệt nội dung công tác xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thị trường lao động của tỉnh đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện, các doanh nghiệp, các Trung tâm Giới thiệu việc làm thực hiện tốt, đúng thời gian việc cung cấp thông tin về Trung tâm Giới thiệu việc làm của tỉnh để tổng hợp báo cáo.
- Chỉ đạo các Phòng ban chuyên môn của Sở: Phòng Lao động – Việc làm, phòng Quản lý – đào tạo nghề hỗ trợ nghiệp vụ và cung cấp các thông tin về lao động - việc làm, đào tạo nghề cho Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh cập nhật và dần hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan: Cục Thống kê, Sở Kế hoạch – Đầu tư, Sở Giáo dục – Đào tạo, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Trường Đại học Tiền Giang, các trường Cao đẳng để hỗ trợ cho Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh thực hiện tốt việc thu thập thông tin.
b. Cơ sở đào tạo:
Các cơ sở đào tạo cần thành lập trung tâm hay bộ phận chuyên trách làm đầu mối tiếp nhận và cung cấp thông tin, có thể là trung tâm hỗ trợ sinh viên (phụ trách công tác chính trị sinh viên, hỗ trợ việc làm cho sinh viên, liên hệ với doanh nghiệp, TTGTVL)
c. Doanh nghiệp:
Doanh nghiệp cần phân công trách nhiệm cho bộ phận tiếp nhận cung cấp thông tin (bộ phận nhân sự) cung cấp thông tin theo đúng thời gian, thông tin đầy đủ và chính xác
d. Các Trung tâm Giới thiệu việc làm:
Các Trung tâm cần thực hiện thống kê đầy đủ nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và nhu cầu đăng ký tìm việc của người lao động theo các biểu mẫu cung cấp, phân công cụ thể cán bộ phụ trách liên hệ công tác với Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh.
e. Cơ quan, ban ngành liên quan:
- Cục Thống kê tỉnh hỗ trợ cung cấp thông tin kết quả các cuộc điều tra: Lao động - việc làm, điều tra dân số; niên giám thống kê hàng năm của tỉnh, các kết quả thống kê có liên quan về thị trường lao động.
- Sở Giáo dục – Đào tạo hỗ trợ cung cấp cho Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh thông tin về giáo dục, đào tạo do Sở quản lý.
- Sở Kế hoạch - Đầu tư, Cục Thuế tỉnh hỗ trợ cho Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh cập nhật danh sách doanh nghiệp để hình thành niên giám doanh nghiệp, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh liên quan tác động đến cung – cầu lao động
- Ban quản lý các khu công nghiệp của tỉnh hỗ trợ cho Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh thu thập thông tin các doanh nghiệp trong các khu - cụm công nghiệp.
f. Trung tâm Giới thiệu việc làm Tiền Giang
- Phòng Thông tin thị trường – Dự báo nguồn lao động thuộc TTGTVL TG trực tiếp thực hiện công tác xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động của tỉnh
- Phát hành biểu mẫu, phiếu thu thập thông tin, hướng dẫn cho các đơn vị cung cấp thông tin đúng tiến độ
- Xử lý, tổng hợp thông tin lập báo cáo định kỳ hàng tháng, quí và đột xuất lên cơ quan quản lý cấp trên khi cần.
- Quản lý, sử dụng kết nối website, các phần mềm quản lý thị trường lao động với Cổng thông tin điện tử việc làm của cả nước
3.2.2.5 Quy trình và phương pháp dự báo
a. Quy trình: Quy trình dự báo được tóm tắt cơ bản chia thành 9 bước như sơ đồ bên dưới.
Sơ đồ: Quy trình dự báo cung – cầu nhân lực