Giải pháp thu hút nguồn nhân lực qua đào tạo

Một phần của tài liệu Dự báo cung cầu lao động và xây dựng hệthống thông tin thị trường lao động tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2010-2020 (Trang 65 - 66)

- Lực lượng lao động qua đào tạo 288.783 459.899 775

1.6Giải pháp thu hút nguồn nhân lực qua đào tạo

1. Giải pháp phát triển nguồn cung nhân lực qua đào tạo giai đoạn 2010-2020 đảm bảo cân đối, gắn kết giữa cung, cầu nhân lực

1.6Giải pháp thu hút nguồn nhân lực qua đào tạo

Tiền Giang có số lượng rất lớn học sinh, sinh viên người Tiền Giang tốt nghiệp đại học cao đẳng tại các trung tâm đào tạo của vùng. Đây là nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo từ nhiều trường với đa dạng các chuyên ngành khác nhau, kể cả đào tạo ngoài nước. Nếu có chính sách thu hút tốt, Tiền Giang sẽ có thêm nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển, góp phần phát triển chất lượng nguồn cung của thị trường lao động.

1.6.1 Chính sách ưu đãi thu hút nguồn nhân lực qua đào tạo

Không có những lợi thế cạnh tranh về hạ tầng kinh tế xã hội và sức hấp dẫn vật chất đủ mạnh làm tiền đề cho chính sách thu hút nguồn nhân lực, cho nên chính sách ưu đãi của Tiền Giang không nên quá chú trọng đến khuyến khích lợi ích vật chất (thu nhập, điều kiện sống...) và xem đó là yếu tố duy nhất mà cần quan tâm đúng mức các yếu tố khác như tạo môi trường, điều kiện làm việc, sự trọng dụng, cơ hội cống hiến, thăng tiến... Với quan điểm như vậy, chính sách ưu đãi thu hút nguồn nhân lực có kỹ năng tập trung vào các nội dung sau:

- Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính theo chính sách đào tạo, bồi dưỡng và thu hút cán bộ, công chức hành chính, viên chức sự nghiệp tỉnh đang áp dụng (nghị quyết số 196/2008/NQ-HĐND ngày 6/12/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang) đối với người tốt nghiệp sau đại học, đại học loại khá giỏi trở lên về tỉnh làm việc.

- Nhà nước, doanh nghiệp đặt hàng và chịu chi phí đào tạo đối với các trường, người học cam kết về làm việc cho cơ quan, doanh nghiệp.

- Hỗ trợ thêm thu nhập cho người có trình độ đại học trở lên có chuyên ngành mà tỉnh, doanh nghiệp đang cần. Thời gian hỗ trợ trong một thời gian nhất định từ 1-3 năm đầu mới làm việc có mức lương thấp. Mức hỗ trợ hàng tháng đảm bảo được mức sống tối thiểu, ổn định trong thời gian đầu làm việc.

- Tỉnh cần có chính sách tạo quỹ đất và xây nhà giá rẽ cho mua trả chậm với lãi suất thấp hoặc không lãi đối với người có trình độ sau đại học, trình độ đại học loại khá, giỏi trở lên về tỉnh làm việc cho cơ quan nhà nước và cả các doanh nghiệp. Chính sách hỗ trợ nhà ở sẽ tạo nên ưu thế cạnh tranh so với các thành phố lớn trong việc thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao. Do các nơi này thường có giá nhà đất đắt đỏ.

- Về phía người quản lý các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp, cần nhận thức và coi trọng việc sử dụng hiền tài. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp dưới, tỏ thái độ trọng dụng và tạo điều kiện để họ có cơ hội được cống hiến. Việc đề bạt, bổ nhiệm phải đúng người đúng việc, người có đức có tài, có năng lực thật sự. Xây dựng môi trường làm việc minh bạch, công bằng, cởi mở, thân thiện và các điều kiện vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ yêu cầu làm việc và nghiên cứu khoa học của giới trí thức. Để thực hiện điều này các cơ quan, doanh nghiệp phải xây dựng và thực hiện những quy định về tiêu chuẩn của

từng chức danh, công việc; quy chế làm việc, mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên; điều kiện để được tiếp tục đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm (thời gian, hiệu quả làm việc, thành tích công tác...)

- Xây dựng đội ngũ trí thức đầu đàn làm cầu nối liên kết, dẫn dắt, tập hợp trí thức trẻ thông qua việc hướng dẫn thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học. Tỉnh cũng cần đặt hàng nhiều đề tài nghiên cứu khoa học để trí thức tham gia. Thực hiện các đề tài vừa tạo điều kiện vật chất vừa tạo cơ hội cống hiến của trí thức.

- Đưa thông tin nhu cầu lao động tại các cơ quan doanh nghiệp trong tỉnh để học sinh, người lao động dễ dàng tiếp cận. Nội dung thông tin gồm ngành, nghề tuyển dụng, chính sách ưu đãi, điều kiện làm việc, cơ hội học tập... lên các trang web của tỉnh và của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.

Một phần của tài liệu Dự báo cung cầu lao động và xây dựng hệthống thông tin thị trường lao động tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2010-2020 (Trang 65 - 66)