Dự báo cầu nguồn nhân lực theo các khu vực kinh tế giai đoạn 2010-

Một phần của tài liệu Dự báo cung cầu lao động và xây dựng hệthống thông tin thị trường lao động tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2010-2020 (Trang 49 - 50)

- Thống kê của Sở Kế hoạch & Đầu tư, Cục Thống kê thông tin về doanh

3.Dự báo cầu nguồn nhân lực theo các khu vực kinh tế giai đoạn 2010-

Nhu cầu lao động cho phát triển kinh tế có thể được dự báo theo nhiều phương pháp. Để có cơ sở so sánh và lựa chọn kết quả phù hợp, đề tài dự báo tăng trưởng việc làm theo 2 phương pháp:

3.1 Dự báo theo phương pháp độ co giãn việc làm đối với GDP

Phương pháp này dựa vào hệ số co giãn việc làm đối với GDP và dự báo tăng trưởng GDP (mục tiêu kinh tế) để tính nhu cầu lao động tại năm dự báo. Việc dự báo được tính riêng cho từng khu vực kinh tế: nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Phân tích tác động tăng trưởng kinh tế đến tạo việc làm của Tiền Giang giai đoạn 1996- 2007, cho thấy hệ số co giãn việc làm đối với GDP ngành nông nghiệp là 0,1398, ngành công nghiệp là 0,3169 và ngành dịch vụ là 0,1316. Giả định hệ số co giãn việc làm trong những năm tới là không đổi, kết quả dự báo việc làm cho ở bảng 2.4 (Phương pháp và kết quả dự báo được trình bày chi tiết ở phụ lục 18)

Bảng 2.4 Dự báo việc làm đến năm 2020 (phương pháp co giãn)

Đơn vị tính: người

Chỉ tiêu 2007 2010 2015 2020

1. Việc làm tại năm dự báo 970.949 1.031.369 1.210.260 1.520.558 - Nông, lâm, ngư 571.043 580.328 599.152 621.282 - Nông, lâm, ngư 571.043 580.328 599.152 621.282 - Công nghiệp-xây dựng 140.429 175.045 288.440 491.989

- Dịch vụ 259.477 275.997 322.667 407.288

07-2010 07-2015 07-2020 2. Việc làm tăng thêm so 2007 60.420 239.311 549.609 2. Việc làm tăng thêm so 2007 60.420 239.311 549.609 - Nông, lâm, ngư 9.285 28.109 50.239 - Công nghiệp-xây dựng 34.616 148.011 351.560

- Dịch vụ 16.520 63.190 147.811

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

3.2 Dự báo theo phương pháp năng suất lao động

Phương pháp này tính nhu cầu lao động dựa vào dự báo tốc độ tăng năng suất lao động và dự báo tăng trưởng GDP. Việc dự báo cũng được tính riêng cho từng khu vực kinh tế: nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Kết quả hồi qui năng suất lao động theo thời gian, giai đoạn 1996-2007, cho thấy tốc độ tăng suất lao động bình quân trong nông nghiệp là 4,34%, công nghiệp – xây dựng là 10,89% và dịch vụ là 9,60%. Giả định tốc độ tăng năng suất lao động bình quân các năm tới là không đổi, kết quả dự báo việc làm cho ở bảng 2.5. (Phương pháp và kết quả dự báo được trình bày chi tiết ở phụ lục 19)

Bảng 2.5 Dự báo việc làm đến năm 2020 (phương pháp NSLĐ)

Đơn vị tính: người

Chỉ tiêu 2007 2010 2015 2020

Một phần của tài liệu Dự báo cung cầu lao động và xây dựng hệthống thông tin thị trường lao động tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2010-2020 (Trang 49 - 50)