Phát triển giáo dục phổ thông tạo nguồn cho phát triển giáo dục nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Dự báo cung cầu lao động và xây dựng hệthống thông tin thị trường lao động tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2010-2020 (Trang 57)

- Lực lượng lao động qua đào tạo 288.783 459.899 775

1.1Phát triển giáo dục phổ thông tạo nguồn cho phát triển giáo dục nghề nghiệp

1. Giải pháp phát triển nguồn cung nhân lực qua đào tạo giai đoạn 2010-2020 đảm bảo cân đối, gắn kết giữa cung, cầu nhân lực

1.1Phát triển giáo dục phổ thông tạo nguồn cho phát triển giáo dục nghề nghiệp

Giáo dục phổ thông là tiền đề cho phát triển giáo dục nghề nghiệp. Do vậy, để chuẩn bị nguồn cung nhân lực cho thị trường lao động trong thời kỳ cất cánh công nghiệp, phát triển giáo dục phổ thông của Tiền Giang trong giai đoạn này cần đặt trọng tâm vào giáo dục THPT. Cùng với việc đẩy mạnh việc phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học các trường TCCN và trung cấp nghề để hướng đến mục tiêu phổ cập bậc trung học vào năm 2015. Song song đó, củng cố và duy trì phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập THCS. Sự phát triển giáo dục THPT tập trung vào các vấn đề chủ yếu:

- Tăng đầu tư ngân sách cả về quy mô và cơ cấu cho cho giáo dục THPT. Đầu tư xây dựng kiên cố hóa trường học, tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Đảm bảo mọi địa bàn đều có trường THPT, phấn đấu có 100% số trường đạt chuẩn quốc gia.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học sinh, thực hiện các chính sách hỗ trợ học phí cho các học sinh nghèo, không để học sinh không thể tiếp tục chương trình THPT vì lý do kinh tế. Phấn đấu tỷ lệ huy động học sinh vào học bậc trung học đạt trên 62% năm 2010 và 75% năm 2020 so với dân số trong độ tuổi.

- Có kế hoạch đào tạo giáo viên THPT đảm bảo đủ số lượng và đạt chuẩn theo quy định. Thực hiện đào tạo giáo viên theo hình thức cử tuyển, kết hợp hỗ trợ về vật chất trong quá trình học tập, cam kết tham gia giảng dạy sau khi tốt nghiệp. Có chính sách ưu đãi đặc biệt cho giáo viên về tỉnh nhận công tác giảng dạy trong các trường THPT, trợ cấp khó khăn cho giáo viên công tác ở các địa bàn xa trung tâm, điều kiện sinh hoạt đi lại khó khăn... Phấn đấu 100% giáo viên đều đạt chuẩn và 50% giáo viên đạt trình độ sau Đại học.

Một phần của tài liệu Dự báo cung cầu lao động và xây dựng hệthống thông tin thị trường lao động tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2010-2020 (Trang 57)