Những căn cứ dự báo cung, cầu nguồn nhân lực tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2010-

Một phần của tài liệu Dự báo cung cầu lao động và xây dựng hệthống thông tin thị trường lao động tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2010-2020 (Trang 42 - 47)

- Thống kê của Sở Kế hoạch & Đầu tư, Cục Thống kê thông tin về doanh

1.Những căn cứ dự báo cung, cầu nguồn nhân lực tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2010-

TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2010-2020

1. Những căn cứ dự báo cung, cầu nguồn nhân lực tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2010-2020 2020

1.1 Phân tích những nhân tố tác động, những điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức đốivới phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động tỉnh Tiền Giang với phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động tỉnh Tiền Giang

1.1.1 Những điểm mạnh cơ bản

- Tiền Giang có nguồn lao động dồi dào, với sức cung lớn nếu tập trung đào tạo sẽ trở thành nguồn nhân lực quan trọng cho phát triển nói chung và là nhân tố để phát triển thị trường lao động của tỉnh nói riêng.

- Nằm trên các trục giao thông - kinh tế quan trọng và khi các tuyến đường cao tốc, đường sắt nối liền TP HCM hình thành, với khoảng cách 70 km, thời gian đi lại không quá 1 giờ... sẽ tác động mạnh đến sự hợp tác phát triển kinh tế giữa Tiền Giang với các tỉnh trong vùng KTTĐPN, thúc đẩy phát triển thị trường lao động.

- Điều kiện tự nhiên, sinh thái phong phú đa dạng, khí hậu ôn hòa, an ninh trật tự xã hội, vệ sinh đô thị được đánh giá khá tốt so với các tỉnh trong khu vực ... Một khi hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội được cải thiện, Tiền Giang sẽ hội đủ các yếu tố tạo nên môi trường thuận lợi cho nhu cầu làm việc, nghỉ dưỡng, cư trú… tạo động lực thu hút dân cư, nhân lực, phát triển thị trường lao động.

1.1.2 Những điểm yếu cơ bản

- Tiền Giang có nguồn nhân lực dồi dào, nhưng thiếu trầm trọng nguồn nhân lực có kỹ năng, có trình độ chuyên môn cho phát triển. Hệ thống cơ sở đào tạo hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nhân lực sẽ là lực cản đối với phát triển nguồn nhân lực cũng như thị trường lao động.

- Với xuất phát điểm thấp và qui mô nền kinh tế còn nhỏ bé, cơ cấu kinh tế chưa tiên tiến, công nghiệp dịch vụ chậm phát triển, chưa tạo nên sức cầu lớn về nhân lực, yếu tố phát triển thị trường lao động.

1.1.3 Những cơ hội cho phát triển

- Gia nhập vùng KTTĐPN, Tiền Giang có nhiều cơ hội tham gia vào quá trình tái phân bổ nguồn lực. Trong quá trình tái phân bổ nguồn lực và phân công hợp tác phát triển, Tiền Giang có cơ hội phát triển các ngành công nghiệp và một số lĩnh vực dịch vụ như giáo dục – đào tạo, y tế. Đây chính là cơ hội để Tiền Giang mời gọi đầu tư phát triển các cơ sở

đào tạo, phát triển chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy phát triển thị trường lao động về chất.

- Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ giúp cả nước cũng như Tiền Giang có cơ hội thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài và tiếp cận công nghệ đào tạo tiên tiến để phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động của tỉnh.

1.1.4 Những thách thức đối với sự phát triển

Gia nhập vùng KTTĐPN là cơ hội, nhưng cũng là thách lớn trong việc cạnh tranh huy động các nguồn lực cho phát triển, đặc biệt là nguồn nhân lực có kỹ năng. Trong tương lai hệ thống giao thông khu vực thông suốt, rút ngắn thời gian đi lại giữa Tiền Giang với các tỉnh vùng KTTĐPN và với các tỉnh “sân sau” Tiền Giang. Sự cạnh tranh thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển, trong đó có nguồn nhân lực sẽ ngày càng khốc liệt hơn. Sự yếu thế trong cạnh tranh thu hút nguồn nhân lực sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển thị trường lao động.

1.2 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2010-2020

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Tiền Giang đến năm 2020 đưa ra mục tiêu kinh tế xã hội như sau:

1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển kinh tế nhanh và bền vững, tạo được sự chuyển biến lớn về năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hoá và của toàn nền kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp, hiện đại hóa gắn liền với đô thị hóa. Phát triển kinh tế đồng bộ với phát triển văn hoá, xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, không ngừng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng Tiền Giang trở thành một tỉnh phát triển mạnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và của cả nước, có nền kinh tế phát triển nhanh, toàn diện và bền vững, xã hội văn minh, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh, quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội vững mạnh.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

1.2.2.1 Mục tiêu kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng bình quân 12,5%/năm thời kỳ 2006-2020; khu vực nông -lâm - ngư nghiệp tăng 4,0-4,2%/năm, công nghiệp-xây dựng tăng 19,0 -20,8%/năm, dịch vụ tăng 13,7-14,3%/năm. Trong đó, giai đoạn 2006-2010, GDP tăng bình quân khoảng 12% -13%/năm, khu vực nông-lâm-ngư nghiệp tăng 4,3-4,5%, công nghiệp-xây dựng tăng 22,6 - 25,9%, dịch vụ tăng 13,8-13,9%. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 1.025 - 1.080 USD (giá thực tế), tăng 3,4 lần so năm 2000, đến năm 2020 đạt khoảng 4.050 USD/người.

- Về cơ cấu kinh tế: tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP tăng từ 22,4% năm 2005 lên 33%-34% năm 2010 và 48,5% năm 2020; nông lâm nghiệp giảm từ 48,1% xuống 33-35% năm 2010 và 15,0% năm 2020; dịch vụ tăng từ 29,5% năm 2005 lên 32%-33% năm 2010 và 36,5% năm 2020 (phụ lục 16).

- Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Tạo mọi điều kiện cho mục tiêu tăng nhanh xuất khẩu, thu hút vốn và công nghệ từ bên ngoài. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt 400 triệu USD năm 2010 và trên 1.800 triệu USD năm 2020; tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân 17%/năm giai đoạn 2006-2010 và 16,2%/năm giai đoạn 2011-2020; giá trị xuất khẩu bình quân đầu người đạt trên 900 USD vào năm 2020.

1.2.2.1 Mục tiêu xã hội

Tạo chuyển biến cơ bản về văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, không ngừng nâng cao trình độ dân trí và chất lượng cuộc sống của nhân dân.

- Tỷ lệ tăng dân số bình quân thời kỳ 2006 - 2020 dưới 1,0%, giảm tỷ lệ sinh bình quân hàng năm 0,03%. Phấn đấu ổn định và từng bước giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp khu vực thành thị xuống còn dưới 4% từ năm 2010 và nâng thời gian sử dụng lao động khu vực nông thôn lên khoảng 85% vào năm 2010 và trên 90% năm 2020. Bằng mọi nguồn vốn và nhiều hình thức đầu tư để tạo nhiều việc làm mới, hàng năm thu hút trên 20 ngàn lao động (2006-2010) và trên 40 ngàn lao động (2011-2020). Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 40% năm 2010 và khoảng 51% vào năm 2020. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) xuống còn khoảng 10% năm 2010 và dưới 6% vào năm 2020.

- Phấn đấu đến năm 2010, tỷ lệ học sinh huy động so với dân số trong độ tuổi ở các bậc học như sau: nhà trẻ trên 15%; mẫu giáo trên 70%; tiểu học 100%; trung học cơ sở đạt 99% và phổ thông trung học là 62%. Đến năm 2010 không còn người mù chữ và toàn tỉnh đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Đến năm 2020, tỷ lệ huy động học sinh so độ tuổi, nhà trẻ là 50%, mẫu giáo 99%, tiểu học 100%, trung học cơ sở trên 99%, trung học phổ thông đạt trên 75%.

- Tốc độ đổi mới công nghệ phân đấu đạt bình quân 20-25%/năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đến năm 2010: 99,5% số hộ có điện sử dụng; 88% hộ dân nông thôn có nước sạch sử dụng; 100% xã có đường giao thông đến trung tâm xã và 85% được trải nhựa, dal, bê tông. Đến năm 2020, 100% số hộ có điện sử dụng ; 95% dân số nông thôn có nước sạch sử dụng.

- Tỷ lệ đô thị hóa đạt 26% năm 2010 và trên 37% vào năm 2020.

- Đến năm 2010, 100% trạm y tế xã có bác sĩ, đạt 6 bác sĩ/vạn dân và khoảng 8 bác sĩ/vạn dân vào năm 2020; nâng tỷ lệ giường bệnh trên vạn dân lên 26 giường (2010) và 29 giường (2020.

1.3 Định hướng phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp giai đoạn 2010-2020 2020

Theo Quyết định số số 34478/QĐ-UBND ngày 03/11/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phê duyệt Đề án tổng thể điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, các khu công nghiệp tập trung chủ yếu tại 2 địa bàn Đông Nam huyện Tân Phước và huyện Gò Công Đông; đồng thời hình thành, phát triển 2 vùng đô thị công nghiệp hiện đại ở 2 khu vực trên.

Đến năm 2020 toàn tỉnh sẽ có 10 khu công nghiệp với diện tích hơn 4.360 ha và 30 cụm, tuyến công nghiệp được xây dựng với diện tích 1.471 ha. Ngoài 2 khu công nghiệp và 4 cụm công nghiệp đã có doanh nghiệp hoạt động sẽ đề nghị Chính phủ bổ sung thêm và kêu gọi đầu tư các khu, cụm công nghiệp như sau:

1. Vùng Công nghiệp khu vực Đông Nam huyện Tân Phước:

Bố trí 3 KCN với diện tích 1.627 ha, gồm: KCN Long Giang 540 ha, KCN Tân Phước 1 có 470 ha và KCN Tân Phước 2 có 490 ha cùng với việc bố trí khu đô thị công nghiệp. Theo kế hoạch đến năm 2015 lắp đầy trên 70% và 2020 lắp đầy 100% diện tích.

Là vùng công nghiệp đa ngành nghề, ít gây độc hại, gồm những ngành chủ yếu: - Thiết bị gia dụng và công nghiệp nhẹ;

- Sản xuất máy móc, thiết bị điện tử;

- Vật liệu xây dựng và sản phẩm hóa cơ bản; - Chế biến đồ gỗ, trang trí nội thất;

- Thuốc chữa bệnh và trang thiết bị y tế; - Dệt, may, các sản phẩm về da;

- Chế biến nông, thủy sản.

- Ngành nghề có kỹ thuật cao.

- Cơ khí chính xác, công nghệ sinh học, sản xuất đồ chơi trẻ em.

2. Vùng Công nghiệp khu vực Gò Công:

Vùng công nghiệp khu vực Gò Công diện tích 13.052 ha đất ven biển bị nhiễm mặn không thuận lợi cho sản xuất công nghiệp, nằm trãi dài từ các xã Vàm Láng, Gia Thuận, Tân Phước, Tân Trung, Bình Đông, Bình Xuân và Kiểng Phước thuộc huyện Gò Công Đông và thị xã Gò Công. Tổng diện tích 4 khu công nghiệp 2.773 ha gồm: KCN Tàu thủy Soài Rạp 285 ha, KCN Dầu khí 920 ha, KCN Bình động 211 ha và KCN Gia Thuận - cảng biển Tân Phước 594 ha và KCN Soài rạp 763 ha. Theo kế hoạch đến năm 2015 lắp đầy trên 85% và năm 2020 lắp đầy 100% diện tích.

Ngành nghề sản xuất:

- Đóng và sửa chữa tàu thuỷ, công nghiệp phụ trợ, vật liệu làm sạch vỏ tàu, cảng chuyên dùng tàu lash, kho bãi, dịch vụ cảng lash.

- Cơ khí lắp ráp, chế tạo

- Công nghiệp cơ khí chính xác, lắp ráp ô tô.

- Sản xuất các máy móc, thiết bị chuyên ngành dầu khí, hóa dầu.

- Hóa dầu, hóa chất, mỹ phẩm

- Công nghiệp lắp ráp điện tử, đồ điện gia dụng, hàng kim loại.

- Công nghiệp công nghệ cao.

- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

- Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, hàng nông thủy sản. - Công nghiệp may mặc, dệt, giầy da.

- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

- Cảng dịch vụ dầu khí

- Sản xuất các thiết bị, vật liệu trang trí nội - ngoại thất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Các cụm công nghiệp:

a. Thành phố Mỹ Tho: có 5 CCN với diện tích 136,5 ha. Một phần nhỏ diện tích để di dời các cơ sở sản xuất trong nôi ô thành phố, ngành nghề sản xuất: may mặc, cơ khí, nhựa gia dụng, chế biến lương thực-thực phẩm

b. Thị xã Gò Công: có 1 cụm công nghiệp với diện tích 150 ha, chuyên sản xuất: cơ khí chế tạo, vật liệu xây dựng, điện-điện tử.

c. Huyện Cái Bè: có 3 CCN với diện tích 115 ha. Ngành nghề sản xuất: chế biến lương thực thực phẩm, cơ khí, may mặc.

d. Huyện Cai Lậy: có 4 CCN với diện tích 227 ha. Ngành nghề sản xuất: chế biến lương thực thực phẩm, rau quả, dược phẩm, may mặc, cơ khí.

đ. Huyện Tân Phước: có 3 CCN với diện tích 311 ha. Ngành nghề sản xuất: chế biến lương thực thực phẩm, phân bón, dược phẩm, may mặc, cơ khí.

e. Huyện Châu Thành: có 4 CCN với diện tích 262 ha. Ngành nghề sản xuất: chế biến lương thực thực phẩm, thủy sản, cơ khí.

f. Huyện Chợ Gạo: có 3 CCN với diện tích 126 ha. Ngành nghề sản xuất: chế biến lương thực thực phẩm, các sản phẩm từ dừa, phân bón, dược phẩm, may mặc, vật liệu xây dựng, cơ khí.

g. Huyện Gò Công Tây: có 4 CCN với diện tích 100 ha. Ngành nghề sản xuất: chế biến lương thực thực phẩm, các sản phẩm từ dừa, chế biến khoáng sản, may mặc, cơ khí.

h. Huyện Tân Phú Đông: CCN Phú Thạnh diện tích 15 ha. Ngành nghề đầu tư: chế biến thủy sản, lương thực- thực phẩm, cơ khí, may.

Theo hiện trạng thu hút lao động ở các khu cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh thời gian qua, dự kiến tiến độ xây dựng, phát triển các khu, cụm công nghiệp trong thời gian tới

và quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội thì nhu cầu lao động tăng thêm của các khu, cụm công nghiệp giai đoạn 2010-2015 khoảng 75.000 lao động và giai đoạn 2016-2020 khoảng 120.000 lao động.

Trên cơ sở kết quả khảo sát lao động ở doanh nghiệp, dự báo lao động làm việc tại các khu, cụm công nghiệp qua đào tạo sẽ chiếm hơn 95%, trong đó trình độ sơ cấp chiếm khoảng 60%, trung cấp cao đẳng khoảng 25%, còn lại từ đại học trở lên.

Trên cơ sở định hướng phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, dự báo nhu cầu lao động trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh chia theo 3 khu vực như sau:

1. Khu vực 1, gồm các huyện: Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông, Tân Phú Đông và thị xã Gò Công chủ yếu phát triển các ngành: sản xuất-lắp ráp các thiết bị cơ khí, đóng sửa chữa tàu thuyền, điện, hóa dầu, chế biến nông-thủy sản; trong đó sản xuất và lắp ráp cơ khí là chủ đạo. Nhu cầu lao động tăng thêm: 100.000 lao động, trong đó giai đoạn 2010-2015: 40.000 lao động.

2. Khu vực 2, gồm 3 huyện phía tây: Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước chủ yếu phát triển các ngành: thiết bị gia dụng, điện tử, thuốc chữa bệnh, thiết bị y tế, dệt, may, chế biến lương thực, thực phẩm. nhu cầu lao động tăng thêm 75.000 người, trong đó giai đoạn 2010-2015 là 26.000 lao động.

3. Khu vực 3, gồm huyện Châu Thành và thành phố Mỹ Tho, chủ yếu phát triển các ngành: cơ khí lắp ráp, thuốc, may mặc, chế biến thủy sản, lương thực, thực phẩm. Nhu cầu lao động tăng thêm khoảng 20.000, trong đó giai đoạn 2010-2015 hơn 9.000 lao động.

Một phần của tài liệu Dự báo cung cầu lao động và xây dựng hệthống thông tin thị trường lao động tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2010-2020 (Trang 42 - 47)