Công nghiệpxây dựng 42.658 125.257 185

Một phần của tài liệu Dự báo cung cầu lao động và xây dựng hệthống thông tin thị trường lao động tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2010-2020 (Trang 50 - 54)

- Dịch vụ 32.938 95.715 160.360

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

Kết quả dự báo nhu cầu việc làm tăng thêm giai đoạn 2007-2020 ở 2 phương pháp có sự khác biệt khá lớn, phương pháp co giãn gần 550.000 người, còn phương pháp năng suất lao động trên 310.000 người (chênh lệch nhau 240.000 người). Ở phương pháp thứ hai, lao động ngành nông nghiệp giảm về cơ cấu và cả số lượng tuyệt đối so với năm 2007, nhưng còn chiếm tỷ trọng khá lớn. Cơ cấu lao động nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ ở 2 phương pháp lần lượt là: 41/32/27 và 42/25/33.

Nghiên cứu quá trình CNH của một số nước ASEAN, có những điểm tương đồng như quá trình CNH của Việt Nam hiện nay (bảng 2.6), cho thấy tốc độ tăng năng suất lao động bình quân thời kỳ 1988 – 2005 thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng năng suất lao động trung bình của Tiền Giang tính được từ kết quả hồi quy giai đoạn 1996-2007. So sánh này cho phép dự báo năng suất lao động trung bình giai đoạn 2008-2020 có thể thấp hơn giai đoạn 1996-2007 và như vậy nhu cầu lao động để thực hiện mục tiêu tăng trưởng có khả năng nhiều hơn kết quả dự báo thể hiện ở bảng 2.5. Phân tích này cho phép nhận định nhu cầu lao động để thực hiện mục tiêu tăng trưởng theo quy hoạch kinh tế xã hội sẽ gần với kết quả dự báo theo phương pháp 1( phương pháp co giãn). Hay nói cách khác, kết quả dự báo theo phương pháp có độ tin cậy cao hơn.

Bảng 2.6 Tốc độ tăng năng suất lao động một số quốc gia bình quân thời kỳ 1988-2005

Đơn vị tính: %

Quốc gia Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

Malaysia 3,024 3,079 2,980

Thailand 3,080 2,669 0,297

Indonesia 2,502 0,559 1,550

Nguồn: Tính toán của tác giả từ báo cáo ngân hàng phát triển châu Á (Asian Development Bank) năm 2006.

4. Đánh giá cung, cầu nhân lực trong dài hạn và một số gợi ý chính sách

Từ kết quả dự báo ở trên cho thấy nhu cầu nhân lực để thực hiện mục tiêu kinh tế cao hơn cung lực lượng lao động trong cùng thời kỳ từ 130.000 (PP2) đến 370.000 người (PP1). Nếu không có những điều chỉnh về cơ cấu và chiến lược phát triển kinh tế, trong những năm tới, Tiền Giang sẽ thiếu hụt nhân lực trầm trọng.

Tiền Giang là tỉnh có mật độ dân số cao, điều kiện hạ tầng kinh tế, kỹ thuật yếu và ít có lợi thế cạnh tranh (so với các tỉnh hạt nhân vùng KTTĐPN) trong việc thu hút nguồn nhân lực, cho nên Tiền Giang không nên hướng đến mục tiêu huy động một số lượng lớn nguồn nhân lực từ bên ngoài để bù đắp sự thiếu hụt nhân lực mà không có sự chọn lọc. Mặc dù theo dự báo cầu nhân lực cho phát triển lớn nguồn cung nhân lực của tỉnh, tuy nhiên, trong những năm tới trước sức hút của thị trường lao động Khu vực vùng KTTĐPN, xu hướng xuất cư vẫn chiếm ưu thế hơn nhập cư và ưu thế còn kéo dài đến năm 2020 nhưng sẽ giảm dần cùng với quá trình đầu tư phát triển của tỉnh.

Với những nhận định trên, để thực hiện được mục tiêu tăng trưởng theo quy hoạch (12,5%/năm) một số gợi ý chính sách đối với Tiền Giang như sau:

- Điều chỉnh cơ cấu các ngành công nghiệp trong quá trình thu hút đầu tư theo hướng giảm dần các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, tăng dần các ngành có hàm lượng công nghệ cao và giá trị gia tăng cao. Tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp cơ khí, điện-điện tử, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống ở dạng tinh chế, có giá trị gia tăng cao. Phát triển có mức độ và có chọn lọc các ngành may công nghiệp, các ngành chế biến lượng thực thực phẩm, thủy sản ở dạng sơ chế, giá trị gia tăng thấp. Sự thay đổi cơ cấu các ngành công nghiệp và bố trí công nghệ phải đảm bảo năng suất lao động tăng từ 10,98% giai đoạn 1996-2007 lên 12,43% giai đoạn 2010-2020. (Bảng .7)

- Đối với ngành nông nghiệp cần thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính nhằm đẩy mạnh cơ giới hóa và các giải pháp kỹ thuật, sinh học để có bước đột phá về năng suất lao động trong nông nghiệp vừa giải quyết bài toán nhân lực vừa tạo tiền đề chuyển dịch cơ cấu lao động. Các giải pháp trong nông nghiệp phải đảm bảo năng suất lao động tăng từ 4,34% giai đoạn 1996-2007 lên 6,21% giai đoạn 2010-2020.

Bảng 2.7 Dự báo tăng trưởng GDP và năng suất lao động giai đoạn 2010-2020 theo gợi ý chính sách

2007 2010 2015 2020

1. GDP 10.252 14.408 26.593 47.968

- Nông nghiệp 4.058 4.530 5.487 6.612

- Công nghiệp - xây dựng 2.340 4.160 10.122 20.824

- Dịch vụ 3.854 5.718 10.984 20.532

2. Cơ cấu GDP 100 100 100 100

- Nông nghiệp 40 31 21 14

- Công nghiệp - xây dựng 23 29 38 43

- Dịch vụ 38 40 41 43

3. Năng suất Lao động (tr.đ) 10,56 14,48 25,52 44,01

- Nông nghiệp 7,11 8,35 11,20 15,55

- Công nghiệp - xây dựng 16,66 25,34 46,26 76,42

- Dịch vụ 14,85 19,82 32,94 52,32 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2007-2010 2011-2015 2016-2020 2007-2020

4. Tốc độ tăng NSLĐ 11,10 12,00 11,51 11,61

- Nông nghiệp 5,54 6,05 6,78 6,21

- Công nghiệp - xây dựng 14,99 12,79 10,56 12,43

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 Tính toán của nhóm tác giả

Từ những gợi ý chính sách nêu trên, dự báo lực lượng lao động làm việc trong các ngành kinh tế chủ yếu đến năm 2020 cho ở bảng 2.8 và bảng 2.9

Bảng 2.8 Dự báo Lực lượng lao động làm việc trong các ngành kinh tế giai đoạn 2010 -2020

2007 2010 2015 2020

1.Tổng số 970.949 995.000 1.042.000 1.090.000 - Nông nghiệp 571.043 542.275 489.740 425.100 - Công nghiệp xây dựng 140.429 164.175 218.820 272.500 - Dịch vụ 259.477 288.550 333.440 392.400

2.Cơ cấu 100 100 100 100

- Nông nghiệp 59 54,5 47 39

- Công nghiệp xây dựng 14 16,5 21 25

- Dịch vụ 27 29 32 36

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả.

Bảng 2.9 Dự báo Lực lượng lao động làm việc trong các ngành kinh tế chủ yếu giai đoạn 2010 -2020

Đơn vị tính: Người 2007 2010 2015 2020 Tổng số 970.949 995.000 1.042.000 1.090.000 1 Nông nghiệp 571.043 542.300 489.700 425.100 - Trồng trọt - chăn nuôi 554.662 524.000 467.900 398.900 - Thủy sản 16.381 18.300 21.800 26.200

2 Công nghiệp - xây dựng 140.429 164.200 218.800 272.500

2.1 CN khai thác mỏ 1.601 2.100 3.400 5.500 2.2 CN chế biến 105.302 121.900 155.600 198.500 2.2 CN chế biến 105.302 121.900 155.600 198.500

Trong đó:

- CN LTTP và đồ uống 65.000 75.200 96.000 122.600 - CN dệt - may - da - giày 13.000 14.200 16.500 19.100 - CN dệt - may - da - giày 13.000 14.200 16.500 19.100 - CN cơ khí - điện - điện tử 5.100 6.800 12.000 21.000 2.3 CN SX phân phối điện nước 1.916 2.300 3.200 4.600 2.4 Xây dựng 31.610 36.600 46.700 59.600

3 Thương mại - Dịch vụ

Trong đó:

- Thương nghiệp 125.574 139.876 167.424 200.397 - Khách sạn nhà hàng 26.114 27.486 29.933 32.599 - Khách sạn nhà hàng 26.114 27.486 29.933 32.599 - Vận tải 38.307 40.268 43.764 47.563

Nguồn: tính toán của nhóm tác giả.

5. Dự báo cầu nguồn nhân lực qua đào tạo giai đoạn 2010 – 2020

Nghiên cứu xu hướng chất lượng nhân lực các tỉnh vùng KTTĐPN cho thấy trong 7 năm (2000-2007), tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 20,2% lên 47,74%, dự kiến có thể đạt mục tiêu trên 50% vào năm 2010. Đối với Tiền Giang có bước khởi đầu quá trình CNH chậm hơn các tỉnh trong vùng khoảng 10 năm, nên có thể đạt được trình độ CNH của vùng ở thời điểm hiện tại vào năm 2020 hoặc sớm hơn. Như vậy vào năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo ở Tiền Giang có thể đạt trên 50%.

Mặt khác, xem xét mối tương quan giữa cầu lao động qua đào tạo đối với tăng trưởng GDP giai đoạn 1996-2007, thời kỳ Tiền Giang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, cho thấy cứ 1% tăng trưởng GDP nhu cầu lao động qua đào tạo tăng thêm 0,683202 %. Giả định hệ số co giãn nhu cầu lao động qua đào tạo trong những năm tới không đổi thì nhu cầu lao động qua đào tạo đến năm 2010, 2015 và 2020 lần lượt là 29,02%, 40,46% và 54,16% (so với nhu cầu lao động tính theo phương pháp co giãn) (Phụ lục 20).

Đối chiếu với Quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 (tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2010: 35%, năm 2015: 45% và năm 2020: 51%), các dự báo này khá phù hợp nhất là ở thời điểm năm 2020.

Nếu dự báo tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 50% - 54% vào năm 2020 đủ độ tin cậy, quy mô lao động qua đào tạo được dự báo theo 2 phương án: dự báo theo nguồn cung lực lượng lao động (PA I) và dự báo theo cầu lực lượng lao động (PA II). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.10 Các phương án dự báo nguồn cung lao động qua đào tạo Tiền Giang đến năm 2020

Đơn vị tính : người

2007 2010 2015 2020

1. Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%) 23,85 28,00 38,00 51,002. Dự báo lực lượng lao động qua đào 2. Dự báo lực lượng lao động qua đào

tạo

2.1 Theo cung lực lượng lao động (PA I)

Một phần của tài liệu Dự báo cung cầu lao động và xây dựng hệthống thông tin thị trường lao động tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2010-2020 (Trang 50 - 54)