Thực trạng chính sách thu hút lao động có chuyên môn cao thúc đẩy phát triển thị trường lao động.

Một phần của tài liệu Dự báo cung cầu lao động và xây dựng hệthống thông tin thị trường lao động tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2010-2020 (Trang 40 - 42)

- Thống kê của Sở Kế hoạch & Đầu tư, Cục Thống kê thông tin về doanh

3.3Thực trạng chính sách thu hút lao động có chuyên môn cao thúc đẩy phát triển thị trường lao động.

TTGTVL Tiền Giang đã phối hợp với phòng Lao động – TBXH các huyện, thành, thị trong tỉnh để thu thập thông tin nhu cầu việc làm, học nghề, xuất khẩu lao động tại địa phương để vận động người lao động tham gia các Phiên giao dịch việc làm; đồng thời cung cấp thông tin nhu cầu tuyển dụng của Trung tâm về địa phương phổ biến cho người lao động. Các TTGTVL cũng đã cung cấp thông tin nhu cầu tuyển dụng cho các Đoàn thể tại địa phương.

Tuy hệ thống các TTGTVL phân bố không đồng đều chủ yếu ở Tp.Mỹ Tho, các Trung tâm còn hạn chế về đội ngũ cán bộ, cũng như công tác tư vấn, giới thiệu việc làm nhưng thông qua các hoạt động của mình các TTGTVL đóng vai trò rất quan trọng trong việc gắn kết cung cầu lao động, hỗ trợ thị trường lao động phát triển góp phần giải quyết vấn đề việc làm. Để nâng cao hơn nữa vai trò của các TTGTVL, đẩy mạnh tăng cường các hoạt động hỗ trợ thị trường lao động phát triển cần thiết phải có những chính sách phát triển các TTGTVL trong thời gian tới.

3.3 Thực trạng chính sách thu hút lao động có chuyên môn cao thúc đẩy phát triển thịtrường lao động. trường lao động.

3.3.1 Chính sách thu hút của nhà nước

Học hỏi kinh nghiệm từ sự thành công của một số địa phương, từ năm 2003, Tiền Giang ban hành chính sách trợ cấp đối với cán bộ công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng và thu hút, tạo nguồn nhân lực có trình độ cao. Chính sách đã được điều chỉnh nhiều lần theo hướng ưu đãi và khuyến khích hơn. Nhờ vậy, chính sách này đã có những thành công nhất định trong việc khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức Tiền Giang học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là trình độ sau đại học, góp phần vào việc thực hiện kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực có trình độ sau đại học của Tiền Giang giai đoạn 2004-2010.

Ở mục tiêu thứ hai của chính sách, thu hút, tạo nguồn nhân lực có trình độ cao (tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân đạt loại khá trở lên), hầu như đạt kết quả rất hạn chế. Từ khi ban hành chính sách hầu như chưa có trường hợp nào có trình độ sau đại học về tỉnh công tác trong các cơ quan nhà nước. Hỗ trợ tạo nguồn hơn 20 học sinh tốt nghiệp đại học tiếp tục học sau đại học và 19 học sinh đang học đại học ở nước ngoài. Thật ra, so với các tỉnh khác thì mức trợ cấp của Tiền Giang không thấp hơn, nhưng chính sách này không đạt kết quả là do các nguyên nhân:

Chính sách thu hút nhân lực ở Tiền Giang chỉ chú trọng đến lợi ích vật chất (khoản hỗ trợ bằng tiền). Trong khi đó, để đưa ra quyết định chọn một nơi làm việc, người lao động còn quan tâm đến những vấn đề khác như cơ hội việc làm, điều kiện làm việc, học tập, nghiên cứu, cơ hội thăng tiến; điều kiện sống, phúc lợi xã hội (giao thông, giáo dục, y tế...)

đảm bảo cho cuộc sống của họ và con cái họ; và thái độ “ trọng dụng ” của chính quyền địa phương, của tổ chức mà họ làm việc. Xét riêng khía cạnh thu nhập, do có sự khác biệt khá lớn về mặt bằng tiền lương giữa Tiền Giang với các địa phương hạt nhân vùng KTTĐPN cho nên mức trợ cấp từ chính sách (dù đó là sự cố gắng lớn đối với ngân sách địa phương) vẫn không đủ sức lấp đầy khoảng cách này (số tiền trợ cấp chỉ đáng bằng vài tháng lương nếu tìm được việc làm tốt ở TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương...). Đây là khó khăn chung của nhiều tỉnh có thị trường lao động chưa phát triển như Tiền Giang.

Kết quả khảo sát của Sở Lao động Thương binh và Xã hội năm 2008 đối với gần 300 sinh viên đang học tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy có 60% sinh viên muốn làm việc đúng chuyên môn, có từ 52-59% sinh viên quan tâm đến môi trường làm việc và cơ hội thăng tiến hơn là thu nhập.

3.3.2 Chính sách thu hút của doanh nghiệp

Phần lớn doanh nghiệp đều nhận thức vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Trong số 60 doanh nghiệp đã khảo sát, có 72,22% doanh nghiệp đã áp dụng những chính sách ưu đãi nhằm thu hút nhân lực có kỹ năng. Số doanh nghiệp còn lại chưa quan tâm đến chính sách này phần nhiều là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hoặc là các công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước. Trong các chính sách, biện pháp doanh nghiệp đã áp dụng, vấn đề cải thiện điều kiện làm việc được đặt lên hàng đầu với 27,27%, kế đến là ưu đãi về tiền lương 23,64%, xây dựng môi trường làm việc 20%, hỗ trợ chỗ ở 10,91%, phương tiện đi lại 3,64%, hỗ trợ khác 14,55%. Nhìn chung, các chính sách chưa đem lại hiệu quả như mong muốn, nhiều doanh nghiệp vẫn thường xuyên trong tình trạng thiếu hụt nhân lực, đặc biệt là nhân lực có kỹ năng (Báo cáo Sở Lao động TBXH).

Sự kém hiệu quả của chính sách thu hút nguồn nhân lực từ phía nhà nước và doanh nghiệp đã khiến Tiền Giang phải đối mặt ngày càng nghiêm trọng hơn đối với tình trạng “ chảy máu chất xám ” và gây nên những tác động tiêu cực đến thị trường lao động. Như đã nêu (phần phân tích nguồn cung nhân lực các cơ sở đào tạo ngoài tỉnh) sinh viên cao đẳng đại học không về tỉnh làm việc hoặc rời tỉnh tìm việc làm nơi khác, chiếm tỷ lệ 56,7% so với số học sinh tốt nghiệp.

PHẦN II

Một phần của tài liệu Dự báo cung cầu lao động và xây dựng hệthống thông tin thị trường lao động tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2010-2020 (Trang 40 - 42)