Ưu tiên và tập trung cao nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực dạy nghề

Một phần của tài liệu Dự báo cung cầu lao động và xây dựng hệthống thông tin thị trường lao động tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2010-2020 (Trang 58 - 61)

- Lực lượng lao động qua đào tạo 288.783 459.899 775

1.3Ưu tiên và tập trung cao nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực dạy nghề

1. Giải pháp phát triển nguồn cung nhân lực qua đào tạo giai đoạn 2010-2020 đảm bảo cân đối, gắn kết giữa cung, cầu nhân lực

1.3Ưu tiên và tập trung cao nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực dạy nghề

Định hướng phát triển sản xuất công nghiệp Tiền Giang dự báo nhu cầu lớn về CNKT lành nghề và bán lành nghề. Để đáp ứng nhu cầu này, Tiền Giang cần có có sự chuẩn bị và tập trung đầu tư trong lĩnh vực dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu CNKT về số lượng và

chất lượng. Phát triển nhanh dạy nghề còn nhằm mục tiêu từng bước điều chỉnh cơ cấu nhân lực hợp lý giữa các cấp trình độ.

Để có bước phát triển vượt bậc trong lĩnh vực dạy nghề, Tiền Giang nên thực hiện các giải pháp đầu tư phát triển và nâng cao năng lực đào tạo của hệ thống các cơ sở dạy nghề (trường và trung tâm dạy nghề) bao gồm đầu tư về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, thiết bị dạy nghề đủ về số lượng và đạt trình độ công nghệ tiên tiến. Hàng năm tỉnh cần dành khoản ngân sách đủ lớn để thực hiện bằng được mục tiêu nâng cao năng lực đào tạo nghề. Giai đoạn 1 (từ nay đến 2012) đầu tư phủ kín các cơ sở dạy nghề theo quy hoạch được duyệt. Giai đoạn 2 (từ 2015 đến 2020) đầu tư mở rộng qui mô và phát triển về chất.

1.3.1 Đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất phục vụ dạy nghề

Để tăng nhanh số lượng, năng lực các cơ sở dạy nghề, trong điều kiện chưa thể đẩy mạnh xã hội hóa, việc đầu tư ngân sách của tỉnh để phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề công lập là rất cần thiết. Một số hướng cần ưu tiên sau:

- Đầu tư 3 trường dạy nghề trọng điểm của tỉnh (Trường Cao đẳng nghề TG, Trường Trung cấp nghề KV Cai Lậy, Trường Trung cấp nghề KV Gò Công) theo hướng hiện đại đạt chuẩn trường quốc gia và Trường Trung cấp nghề Giao thông vận tải. Các cơ sở dạy nghề cần được đầu tư hoàn chỉnh về phòng học lý thuyết, xưởng thực hành, phòng thí nghiệm, thư viện, ký túc xá, nhà làm việc, nhà ăn, nhà tập, sinh hoạt thể dục thể thao... và các công trình phụ khác đảm bảo yêu cầu về quy mô và chất lượng đào tạo.

- Đầu tư 7 trung tâm dạy nghề, đối với những huyện chưa có trường dạy nghề, đạt các yêu cầu về phòng học lý thuyết, xưởng thực hành, phòng thí nghiệm, thư viện, trang trại phục vụ dạy nghề lao động nông thôn...

- Đối với thiết bị dạy nghề, đầu tư đủ thiết bị, dụng cụ, mô hình đủ số lượng theo đầu học sinh đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành. Từng bước hiện đại hóa để rút ngắn khoảng cách về trình độ công nghệ giữa thiết bị thực hành tại cơ sở dạy nghề và thiết bị hoạt động sản xuất tại doanh nghiệp. Để tránh lãng phí nguồn vốn đầu tư, đối với thiết bị thực hành hiện đại, có giá trị lớn, cần đầu tư tập trung theo từng lĩnh vực thuộc thế mạnh của từng trường, từng trung tâm dạy nghề và gắn với định hướng phát triển kinh tế của các vùng kinh tế trong tỉnh. Tránh việc đầu tư dàn đều, manh mún dẫn đến lãng phí, kém hiệu quả trong khai thác, sử dụng.

1.3.2 Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề về số lượng và chất lượng

Giáo viên dạy nghề là yếu tố đầu vào quan trọng đối với chất lượng đào tạo nghề và để có được lực lượng giáo viên đạt yêu cầu về số lượng và trình độ đòi hỏi phải có quá trình chuẩn bị dài hơi hơn so với các yếu tố đầu vào khác như cơ sở vật chất, thiết bị... Do vậy, Tiền Giang cần sớm có sự chuẩn bị đội ngũ giáo viên.

Căn cứ vào quy hoạch mạng lưới, quy mô đào tạo của các cơ sở dạy nghề đến năm 2020, dự báo nhu cầu giáo viên dạy nghề năm 2020 khoảng 2.200 người như vậy từ nay đến năm 2020 phải bổ sung khoảng 2.000 giáo viên trong đó trình độ trên đại học chiếm 5%, Đại học 31%, cao đẳng 49% trình độ khác 15%.

Để có đủ số lượng giáo viên, Tiền Giang quan tâm thực hiện các biện pháp:

- Tuyển dụng mới giáo viên từ sinh viên khá, giỏi ở các trường đào tạo giáo viên dạy nghề, các trường đại học cao đẳng thuộc các lĩnh vực phù hợp và những người đã qua làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh. Dự báo nhu cầu giáo viên dạy nghề sẽ tăng đột biến trong những năm tới. Do vậy, Tiền Giang cần có kế hoạch tổ chức đào tạo giáo viên dạy nghề theo hình thức cử tuyển thông qua ký hợp đồng đào tạo giữa tỉnh và các trường đào tạo giáo viên dạy nghề. Nguồn đào tạo từ học sinh tốt nghiệp THPT loại khá, giỏi, có nguyện vọng làm việc trong lĩnh vực dạy nghề. Đào tạo giáo viên có trình độ cao đẳng trở xuống từ nguồn học sinh tốt nghiệp từ các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề trong tỉnh.

- Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho giáo viên thông qua các hình thức học tập nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ tại các trường, tham quan học tập kinh nghiệm đào tạo nghề tại các trường nghề, tiếp cận công nghệ sản xuất hiện đại tại các doanh nghiệp.

- Có chính sách hỗ trợ về vật chất và tinh thần đối với giáo viên dạy nghề, cụ thể như: + Tạo điều kiện về nhà ở theo các hình thức: cho thuê, mua nhà trả góp từ quỹ nhà của nhà nước, vay tín dụng ưu đãi (được nhà nước hỗ trợ lãi suất) để tự xây nhà.

+ Giáo viên đủ điều kiện tuyển dụng được hưởng ngay chế độ của viên chức nhà nước để họ yên tâm làm việc, thay vì thông qua hình thức hợp đồng lao động như hiện nay.

+ Có chế độ thưởng vật chất cho giáo viên dạy giỏi để khuyến khích giáo viên nâng cao trình độ giảng dạy. Tôn vinh những giáo viên có thành tích xuất sắc và thâm niên cao trong lĩnh vực dạy nghề.

1.3.3 Đổi mới chương trình, giáo trình và phương pháp giảng dạy

Việc đổi mới chương trình, giáo trình và phương pháp giảng dạy được thực hiện theo các biện pháp:

- Đổi mới kết cấu chương trình dạy nghề hiện nay theo hướng tăng cường rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh bằng cách giảm thời lượng lý thuyết, tăng thời lượng thực hành; kết hợp các chương trình môn học lý thuyết và môn học thực hành thành các mô-đun tích hợp; gắn kết giữa thực tập kỹ năng nghề với sản xuất tạo ra sản phẩm...

- Nội dung chương trình, cần có sự tham gia của doanh nghiệp trong quá trình xây dựng, thẩm định. Đảm bảo các kiến thức và kỹ năng của người học nghề sau khi được đào tạo đáp ứng được phần lớn yêu cầu của đa số các doanh nghiệp.

- Các cơ sở dạy nghề cần đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo trong học tập của người học nghề. Tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề về phương pháp giảng dạy, tổ chức hội giảng để các giáo viên học tập trao đổi chuyên môn, kinh nghiệm trong giảng dạy. Tổ chức cho giáo viên tham quan học tập các cơ sở dạy nghề nước ngoài để tiếp cận công nghệ và phương pháp giảng dạy hiện đại, tiên tiến.

Một phần của tài liệu Dự báo cung cầu lao động và xây dựng hệthống thông tin thị trường lao động tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2010-2020 (Trang 58 - 61)