G = *100 Tổng số hạt theo dõ
4.1.4. Chất lượng sinh hóa và năng suất của các giống rau mầm
Các hạt khác nhau chứa hàm lượng và thành phần các loại vitamin khác nhau. Khi hạt nảy mầm, cùng với việc sử dụng lượng vitamin có sẵn còn diễn ra quá trình tái tạo mạnh mẽ các vitamin. Việc tổng hợp đó là do đòi hỏi về mặt sinh lý của hạt đối vitamin đó [21]. Cùng với việc tạo mới còn diễn ra sự phân bố vitamin trong các bộ phận khác nhau và được chuyển tới các cơ quan đang phát triển. Nhờ vậy đã tạo ra sự phát triển bình thường cho cây mầm.
Vitamin C là một trong những loại vitamin rất cần thiết cho các hoạt động trao đổi chất, sinh trưởng, phát triển và sức đề kháng cho cơ thể.
Chỉ tiêu Giống Vitamin C (mg/100g) Khối lượng/cây (g) Năng suất lí thuyết (kg rau/kg hạt) Năng suất thực thu (kg rau/kg hạt) Rau dền 46.18b 0.49 3.53e 3.08d Hành 73.63a 0.11 23.51b 5.97c Rau muống 8.83d 1.87 28.76a 5.88c Hướng dương 27.31c 0.88 8.77d 6.85b Cải củ (Đối chứng) 25.70 c 0.19 13.92c 8.87a CV% 63.01 61.96 31.18 LSD(0.05) 3.03 3.04 0.59
Biểu đồ 4.2. Năng suất các giống rau mầm
- Vitamin C và khối lượng/cây
Hàm lượng vitamin C thấp nhất là 8.83 mg/100g (rau muống Đài Loan) cao nhất là 73.63 mg/100 (hành Italy TN5). Cải củ chứa (25 mg/100g) và hướng dương Úc TN8 (27.31 mg/100g) không có sự sai khác.
Khối lượng/cây của các giống dao động từ 0.11-1.87g. Cao nhất là rau muống. Các giống khác nhau có dạng thân rỗng hay chắc, nhuyễn hay cứng khác nhau do vậy có khối lượng không giống nhau. Khối lượng/cây là một trong những yếu tố cấu thành năng suất vì vậy nếu cây càng có khối lượng lớn khả năng cho năng suất càng cao.
- Năng suất lý thuyết
Năng suất lý thuyết là chỉ tiêu đánh giá tiềm năng cho năng suất của các giống. Nó được quyết định bởi các yêú tố cấu thành năng suất. Đối với rau mầm yếu tố cấu thành năng suất là tỉ lệ nảy mầm, P1000 hạt và khối lượng/cây. Nhìn chung qua bảng số liệu trên, năng suất lí thuyết dao động từ 3.53 – 28.76 kg rau/kg hạt. Cao nhất là rau muống Đài Loan TN30 tiếp đến là hành Italy TN5 với 23.51 kg rau/kg hạt. Cải củ khá cao với 13.92 kg rau/kg hạt và hướng dương Úc TN8 8.77 kg rau/kg hạt. Các công thức có sự sai khác nhau rõ rệt bởi có tỉ lệ nảy mầm, khối lượng/cây và trọng lượng 1000 hạt của các giống là khác nhau.
- Năng suất thực thu
Năng suất thực thu là chỉ tiêu đánh giá thực tế khả năng cho năng suất của các giống. Năng suất thực thu chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện ngoại cảnh nên thường có năng suất thấp hơn năng suất lý thuyết. Đây là sản phẩm thu được sau sản xuất và là mục tiêu cuối cùng mà nhà sản xuất mong đợi. Trong thí nghiệm này các giống được bố trí cùng một điều kiện: Cùng khối lượng hạt giống, cùng loại giá thể, diện tích, ánh sáng và chăm sóc như nhau. Như vậy, năng suất thực thu thu được có sự chênh lệch là do yếu tố giống và khả năng thích nghi của giống đó với loại giá thể hay điều kiện ngoại cảnh sản xuất.
Qua bảng 4.4 và biểu đồ 4.2, năng suất thực thu ở rau dền Mỹ thấp nhất 3.08 kg rau/kg hạt đạt 87.25% so với năng suất lý thuyết, cao nhất là cải
củ 8.87 kg rau/kg hạt đạt 63.72% so với năng suất lý thuyết. Rau muống Đài Loan và hành Italy TN5 tuy có năng suất lý thuyết cao, nhưng năng suất thực thu lại thấp và không có sự sai khác lần lượt thu được 5.88 và 5.97 kg rau/kg hạt, chỉ đạt 20.44 và 25.39% so với năng suất lý thuyết. Hướng dương khá cao sau cải củ với 6.85 kg rau/kg hạt đạt 78.10% so với năng suất lý thuyết. Như vậy cùng 1kg hạt thì cải củ cho năng suất rau mầm cao nhất. Các giống có bản chất di truyền và khả năng thích nghi với ngoại cảnh khác nhau sẽ cho năng suất khác nhau.