5. Bố cục của luận văn
4.4.1. Một số kiến nghị đối với Chính phủ
4.4.1.1. Hoàn thiện thể chế chính sách
- Hoàn thiện thể chế liên quan đến nguồn vốn ODA:
Tiếp tục hoàn thiện khung khổ thể chế và ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn cho Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ về việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.
Cần có hướng dẫn giám sát, theo dõi đánh giá dự án ODA theo một quy chuẩn chung trên cả nước; thiết lập hệ thống dữ liệu chính thức về các chương trình, dự án ODA phục vụ công tác theo dõi, đánh giá và phân tích việc sử dụng nguồn vốn này. Xây dựng cơ chế đảm bảo việc theo dõi và giám sát từ phía cộng đồng, góp phần thực hiện các biện pháp phòng chống thất thoát, lãng phí và tham nhũng.
Đồng thời rà soát, sửa đổi hệ thống các văn bản pháp quy trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, đất đai, môi trường theo hướng phù hợp với quy định về quản lý nguồn vốn ODA và hài hòa thủ tục với các nhà tài trợ.
- Hoàn thiện thể chế liên quan đến nguồn vốn ODA và các khoản vay ưu đãi khác cho khu vực tư nhân:
Trên cơ sở Nghị định số 38/2013/NĐ-CP được ban hành, đề nghị có văn bản hướng dẫn cụ thể đối với việc cho phép tư nhân tiếp cận và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vay ưu đãi khác. Đặc biệt cần có quy định cụ thể về các tiêu chí, điều kiện cần và đủ đối với khu vực tư nhân trong việc tiếp cận và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vay ưu đãi khác.
Minh bạch hóa, thuận lợi hóa quy trình tiếp cận và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vay ưu đãi khác đối với khu vực tư nhân. Từ khâu hoạch định chính sách ở cấp Trung ương cho tới khâu thực hiện tại các địa phương. Thực hiện tiêu chí vay và hoàn trả vốn gốc và lãi đúng hạn là một trong các tiêu chí ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vay ưu đãi khác.
- Hoàn thiện chính sách về tài chính trong nước đối với nguồn vốn ODA: Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về phân bổ vốn đối ứng, xác định lãi suất vay lại, đơn giản hóa thủ tục rút vốn, chính sách thuế cũng như điều chỉnh lại cơ cấu chi của vốn ODA như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Kịp thời phân bổ vốn đối ứng
Xác định lãi suất cho vay lại của các khoản vốn ODA Đơn giản hóa thủ tục rút vốn
Nhà nước cần có chính sách thuế phù hợp, áp dụng thống nhất cho các dự án ODA Điều chỉnh lại cơ cấu chi của nguồn vốn ODA
4.4.1.2. Chống thất thoát, lãng phí vốn ODA
Chính phủ, các cơ quan tổng hợp và các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, các địa phương đã có những bước đi quan trọng, phát huy các sáng kiến nhằm cải thiện thủ tục chuẩn bị ngân sách và giải ngân. Các nhà tài trợ cũng đã tích cực trong việc tăng cường năng lực quản lý tài chính và cải cách các thủ tục nhằm hỗ trợ các nước tiếp nhận ODA. Về vấn đề này, WB đã có một dự án hỗ trợ kỹ thuật nhằm tăng cường năng lực thực hiện các dự án. Ngoài ra, ADB cũng có những hỗ trợ nhất định nhằm nâng cao năng lực quản lý tài chính cho chính phủ việt nam. Ngững hoạt động này đã có tác dụng tích cực nhất định trong cải tiến công tác thực hiện dự án, tuy nhiên cho đến nay vẫn còn phải hỗ trợ thêm, đặc biệt là hộ thống quản lý tài chính ở cấp tỉnh và các ngành. Các vấn đề cần tiếp tục được giải quyết là:
a. Về cơ cấu phân bổ ngân sách
Cần xây dựng các hướng dẫn rõ ràng về định mức chi phí như lương tư vấn trong nước, mức thù lao cho công tác phiên dịch, biên dịch… đối với công tác quản lý dự án phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Như vậy mới giải quyết được tình trạng chậm trễ trong quá trình chuẩn bị và phê duyệt ngân sách.
Cần xem xét việc áp dụng kế hoạch luân chuyển 3 năm (kế hoạch chi trung hạn). Khi ngân sách không được sử dụng hết trong năm tài chính đã được lập kế hoạch, các chi phí còn lại được tính phân bổ vào ngân sách của năm sau đã gây nên tình trạng thiếu vốn cho hoạt động của năm sau. Trong một giải pháp tình thế, mang tính ngắn hạn, bộ tài chính đã cho phép thực hiện một hệ thống "luân chuyển tịnh tiến'' - Sử dụng phần phân bổ năm vào quý I năm sau, nhưng đây chỉ là giải pháp tình thế cần có những kế hoạch luân chuyển mang tính dài hạn hơn.
b. Về quy chế cho vay lại
Chính sách cào bằng các điều kiện tài chính của việc cho vay lại đã gây nên nhiều tranh cãi. Với việc cho vay lại bằng đồng ngoại tệ bằng 2/3 lãi xuất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thương mại tham chiếu (CIR) tại thời điểm ký Điều ước quốc tế cụ thể về ODA cộng với phí ngoài nước và phí dịch vụ cho vay lại, các dự án ODA sử dụng vốn vay ưu đãi của các ngành đều đánh giá như nhau mà không tính đến điều kiện đặc thù của mỗi ngành, mỗi dự án là không hợp lý.
Các điều kiện tài chính cho vay lại cần được xác định trên cơ sở đặc điểm riêng biệt của mỗi dự án, được xác định theo các điều theo các điều kiện tài chính của chính Hiệp định vay vốn mà chính phủ Việt Nam đã ký kết với nhà tài trợ, Bộ Tài chính cần xem xét tỷ lệ “gia tăng hợp lý” đối với các điều kiện tài chính như lãi suất, thời gian ân hạn, thời gian trả nợ để đảm bảo được sự cân đối và đảm bảo được việc “bảo hiểm rủi do” của dự án ODA.
4.4.1.3. Hài hoà thủ tục giữa Việt Nam và các nhà tài trợ
a. Hài hoà các thủ tục của nhà tài trợ:
Số lượng các nhà tài trợ càng nhiều thì càng có nhiều thủ tục và các quy định khác nhau mà chính phủ phải tuân theo để tiếp nhận và thực hiện các dự án đầu tư được hỗ trợ bằng nguồn vốn ODA. Hiện có khoảng 23 quốc gia, 6 tổ chức quốc tế và liên Chính phủ, 18 tổ chức quốc tế và khu vực cung cấp ODA cho Việt Nam. Thái Nguyên hiện có 10 nhà tài trợ nhưng trong tương lai sẽ phát triển thêm nhiều nhà tài trợ ODA cho tỉnh, trong khi đó mỗi nhà tài trợ đều có một quy trình thủ tục cung cấp ODA khác nhau. Tất nhiên điều này được tiếp nhận rộng rãi nhưng cũng đặt những gánh nặng lên các quốc gia tiếp nhận tài trợ về nguồn nhân lực, tài chính và thời gian. Do đó, cần có dự kêu gọi các bên tài trợ có sự thống nhất và hài hoà các thủ tục càng nhiều càng tốt để giảm thiểu những gánh nặng này cho Chính phủ tiếp nhận ODA. Việc tiêu chuẩn hoá giữa các nhà tài trợ quốc tế về các hiệp định tín dụng, các hướng dẫn và các văn kiện pháp lý liên quan khác cũng sẽ tạo ra những tác động tích cực đối với việc giảm thiểu khối lượng công việc của Chính phủ.
b. Hài hoà giữa chu kỳ dự án của nhà tài trợ và Chính phủ:
Độ trễ thời gian giữa chu kỳ dự án của nhà tài trợ và của Chính phủ trên thực tế là thường xuyên xảy ra, chẳng hạn như trong quá trình phê duyệt dự án đã dẫn đến sự chậm trễ trong quá trình thực hiện dự án.
Việc kết hợp hài hoà kế hoạch đầu tư được xem xét đến như một yếu tố có tầm quan trọng quyết định đến quy trình ODA. Hợp phần dự án trong đó Chính phủ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
phê duyệt theo quy trình nội bộ đôi khi khác với những gì đã được nhà tài trợ thẩm định và tiếp đó là hiệp định vay vốn được ký kết trên cơ sở kết quả thẩm định này. Điều này diễn ra khi chính phủ phê duyệt dự án đầu tư bắt buộc phải dựa trên báo cáo nghiên cứu khả thi đã được tiến hành trước đó vài năm và thường bị lỗi tại thời điểm sử dụng nó. Ví dụ ban QLDA dự án nhóm A phải tuân theo kế hoạch đấu thầu đã được thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Việc đấu thầu này dựa trên nghiên cứu khả thi đã được phê duyệt trước đây và sử dụng mức ước tính chi phí cũ và thiếu chính xác. Trong một số trường hợp, việc kế hoạch đấu thầu này (thường sử dụng phương pháp và kết quả ước tính chi phí khác với thẩm định của nhà tài trợ) đặt giá trần hợp đồng cho mỗi gói thầu và thường thấp hơn chi phí ước tính chi phí thực tế tại thời điểm đấu thầu thường dẫn đến kết quả của gói thầu đứng đầu vượt quá giá trần thì ban QLDA không thể chấp nhận nó và phải tiến hành đấu thầu lại. Thêm vào đó, các đặc trưng của dự án khác với kế hoạch đã được chính phủ phê duyệt và kế hoạch đã được nhà tài trợ thẩm định (về quy mô, chi phí ước tính và kế hoạch thực hiện) đã dẫn đến những khó khăn khác nhau trong qua trình thực hiện bao gồm cả việc thiếu vốn đối ứng cho một gói hợp đồng nhất định.
Như vậy, Chính phủ cần thiết phải có những cải cách, đơn giản hoá các thủ tục phê duyệt trong nước nhằm đảm bảo rằng kế hoạch của dự án ODA phù hợp với thoả thuận giữa Chính phủ và nhà tài trợ trên cơ sở sự thống nhất cao giữa kết quả thẩm định của nhà tài trợ và báo cáo nghiên cứu khả thi cũng như các kế hoạch khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
KẾT LUẬN
Phát triển KCHT là một vấn đề cần thiết cho sự phát triển của bất kỳ địa phương nào trên cả nước trong đó có tỉnh Thái Nguyên. Các dự án phát triển KCHT thường là các dự án đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn và nguồn vốn ODA là một trong những nguồn vốn quan trọng được Chính phủ ưu tiên dành cho phát triển KCHT ở các địa phương. Tuy nhiên, việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA dùng trong các dự án phát triển KCHT ở các địa phương cụ thể ở luận văn này là tỉnh Thái Nguyên làm sao cho hợp lý tránh lãng phí, thất thoát là một vấn đề vô cùng quan trọng.
Luận văn này đã đưa ra được một cái nhìn tổng quan các kiến thức nền về vấn đề quản lý và sử dụng vốn ODA cho các dự án phát triển KCHT và thực trạng việc quản lý và sử dụng vốn ODA cho phát triển KCHT ở tỉnh Thái Nguyên trong những năm gần đây. Luận văn cũng chỉ ra được những vấn đề tích cực và những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn. Từ đó, đưa ra những giải pháp cho tỉnh Thái Nguyên và một số kiến nghị đối với Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng vốn ODA cho các dự án phát triển KCHT tại tỉnh Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn 5
năm 2010 - 2015;
2. Bộ NN và PTNT (1996), Định hướng phát triển Nông lâm ngư nghiệp giai đoạn 2000 - 2010;
3. Đỗ Đức Bình, Ngô Thị Tuyết Mai (đồng chủ biên) (2012), Giáo trình Kinh Tế
Quốc Tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
4. Chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2010 - 2020; 5. Nguyễn Văn Đáng (2005), Quản lý dự án đầu tư xây dựng, Nhà xuất bản
Đồng Nai.
6. Hiệp định vay vốn (JICA) SPL III, SPL IV, SPL V, SPL VI, SPL VII. 7. Luật Đấu thầu (2005), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội. 8. Luật Ngân sách Nhà nước (2005), Nhà xuất bản Tài chính.
9. Hồ Quang Minh (2010), Đánh giá tình hình thực hiện Đề án định hướng thu
hút và sử dụng nguồn vốn ODA thời kỳ 2006-2010, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
10. Nghị định 17/2001/NĐ-CP của Chính phủ
11. Nghị định 87/CP của Chính phủ có hiệu lực ngày 20/8/1997
12. Nghị định số: 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 và Nghị định số: 17/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 Quy đinh quy chế và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức.
13. Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014); 14. Từ Quang Phương (2010), Giáo trình Kinh tế Đầu tư, Nxb Đại học KTQD; 15. Hồ Hữu Tiến (2009), “Bàn về vấn đề quản lý vốn ODA ở Việt Nam”, Tạp chí
Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng, Số 2 (31) - 2009
16. Nguyễn Ninh Tuấn (2006), Luận án Tiến sỹ kinh tế “Định hướng đổi mới đầu tư
phát triển CSHT phục vụ sản xuất nông nghiệp nước ta trong thời kỳ CNH, HĐH”;
17. UBND tỉnh Thái Nguyên, quy hoạch phát triển hạ tầng đến năm 2020;
18. Văn kiện đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ V, VI, VII, VIII, IX, X và XI. 19. Văn kiện đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVII, XVIII
20. Website tỉnh Thái Nguyên: http://www.thainguyen.gov.vn 21. Website Tổng cục Thống kê: http://www.gso.gov.vn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƢU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƢ GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-TTg
ngày tháng năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)
STT Tên dự án
I Công nghiệp - thƣơng mại
1 Hạ tầng các Khu Công nghiệp Điềm Thụy huyện Phú Bình, KCN Sông Công I, KCN Nam Phổ Yên
2 Dự án đầu tư cung cấp điện cho các xóm, bản chưa có điện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
3 Đầu tư xây dựng các chợ đầu mối, chợ nông thôn 4 Đầu tư cơ sở hạ tầng các Cụm Công nghiệp
5 Hạ tầng KCN Công nghệ cao thành phố Thái Nguyên
8 Dự án đầu tư mở rộng giai đoạn II Công ty Gang thép Thái Nguyên. 11 Tổ hợp công nghiệp - nông nghiệp, đô thị và dịch vụ Yên Bình 16 Trung tâm Hội chợ và triển lãm vùng Việt Bắc
19 Các dự án chế biến thực phẩm nông, lâm, thủy sản, thực phẩm, đồ uống 20 Các dự án công nghiệp chế tạo máy, điện tử, gia công kim loại và cơ khí
lắp ráp
21 Các dự án chế biến sâu khoáng sản trên địa bàn tỉnh 22 Các dự án sản xuất vật liệu xây dựng
23 Các dự án luyện kim, sản xuất kim loại
24 Các dự án sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, y tế, chăm sóc sức khỏe 25 Các dự án sản xuất hàng tiêu dùng
26 Các dự án trung tâm thương mại, siêu thị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
STT Tên dự án
1 Dự án đầu tư và phát triển giống nông lâm nghiệp thủy sản chất lượng cao 2 Các dự án bảo vệ và phát triển rừng
3 Xây mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh mương thủy lợi trên địa bàn tỉnh 4 Các dự án xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi, đảm
bảo an toàn hồ đập
5 Các dự án áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ tạo giá trị gia tăng cao tính trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp
6 Các dự án sản xuất, chế biến rau an toàn theo tiêu chuẩn Vietgap
7 Các dự án đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng chè trên địa bàn tỉnh 8 Các dự án chăn nuôi gia súc, gia cẩm, thủy sản và giết mổ gia súc, gia cầm