Bối cạnh trong và ngoài tỉnh tác động đến quản lý và sử dụng vốn ODA

Một phần của tài liệu Quản lý và sử dụng vốn ODA nhằm phát triển kết cấu hạ tầng tỉnh Thái Nguyên (Trang 78)

5. Bố cục của luận văn

4.1.Bối cạnh trong và ngoài tỉnh tác động đến quản lý và sử dụng vốn ODA

nhằm phát triển kết cấu hạ tầng ở tỉnh Thái Nguyên

Hiện nay hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội năm 2014 đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Một số chỉ tiêu tăng khá như: tốc độ tăng trưởng kinh tế 18,6%, vượt 3,6%; giá trị sản xuất công nghiệp 160 nghìn tỷ đồng, tăng 530%; thu nhập bình quân đầu người 38 triệu đồng, tăng 8,6%; tạo việc làm mới cho 22 nghìn người, đạt 100%; giảm tỷ lệ hộ nghèo 2,43%… Tuy nhiên, tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn phục hồi còn chậm, một số công trình trọng điềm chưa đạt tiến độ; tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội còn nhiều diễn biến phức tạp. Trên cơ sở phân tích thuận lợi, khó khăn, một số chỉ tiêu chủ yếu của năm 2015 dự kiến là: tốc độ tăng trưởng kinh tế 15%, giá trị sản xuất công nghiệp 283.000 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người 45 triệu đồng, thu ngân sách đạt 4.828 tỷ đồng…

Năm 2014, Thái Nguyên cấp giấy chứng nhận đầu tư cho gần 40 dự án vốn FDI, với tổng vốn đăng ký trên 3 tỷ đô la Mỹ. Thái Nguyên trở thành địa phương xếp thứ nhất cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Nổi bật là thu hút tập đoàn Sam Sung đầu tư 6,4 tỷ đô la Mỹ xây dựng thành cứ điểm hoàn chỉnh mạnh nhất toàn cầu tại Thái Nguyên. Điều này chứng tỏ các dự án đầu tư phát triển KCHT ở Thái Nguyên được các nhà tài trợ nước ngoài quan tâm và đánh giá cao về tiềm năng thực hiện.

Cũng năm 2014, cơ sở hạ tầng của tỉnh Thái Nguyên có nhiều bước đột phá. Hoàn thành đường Cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 3 cũ; Khởi công đường cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới, là năm công tác giải phóng mặt bằng tiếp tục được chỉ đạo quyết liệt và đạt kết quả nổi bật, tạo mặt bằng sạch thúc đẩy công tác thu hút đầu tư của tỉnh, hạ tầng các khu công nghiệp, hạ tầng điện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nước, viễn thông được quan tâm đầu tư, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kiểm toán tiếp tục được phát triển với sự có mặt của 23 ngân hàng trong và ngoài nước được tăng cường, đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH và phục vụ đời sống nhân dân.

Ngoài ra, công tác quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cũng luôn được đảm bảo. Kiểm soát tốt an ninh trật tự sau vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam. Đấu tranh triệt phá nhiều ổ nhóm tội phạm nguy hiểm, bắt giữ thu 1 tấn thuốc nổ, bắt vụ ma túy lớn nhất từ trước đến nay với 100 bánh Heroin không để xảy ra thương vong. Cũng năm 2014, tỉnh đã thực hiện tốt chủ đề năm “Văn hóa giao thông”, siết chặt kiểm soát tải trọng xe. Là năm thứ 4 thực hiện Đề án giảm thiểu tai nạn giao thông, Thái Nguyên liên tục giảm trên cả 3 tiêu chí số vụ, số người chết và số người bị thương.

Những bối cảnh về kinh tế, chính trị trong tỉnh Thái Nguyên càng thể hiện được những dự án phát triển KCHT của Thái Nguyên vẫn là những dự án có sức thu hút cao đối với các nhà tài trợ quốc tế. Điều này cũng ảnh hưởng tích cực tới công tác quản lý và sử dụng vốn ODA cho các dự án này.

4.1

Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tình hình kinh tế chung của một số các tỉnh, Thành lân cận tỉnh Thái Nguyên như tỉnh Vĩnh Phúc, Thành phố Hà Nội,... đều có những chuyển biến tích cực. Sự phát triển KCHT liên thông giữa các địa phương đem lại chất lượng tốt, tạo điều kiện cho sự phát triển về kinh tế và xã hội ở cả các tỉnh lân cận và Thái Nguyên. Như một số các dự án đường Cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, dự án phát triển nông thôn mới,...điều này chứng tỏ các dự án phát triển KCHT đã có sự đồng bộ giữa các địa phương với nhau và đem lại hiệu quả tốt rõ rệt.

Theo Cục thống kê thành phố Hà Nội, 5 tháng đầu năm 2015 thì các chỉ số về kinh tế đều có những tăng trưởng tốt. Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng 6,8% so với cùng kỳ, một số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,9%; sản xuất phối điện, khí đốt tăng 12,8%. Về dịch vụ: tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán ra và doanh thu dịch vụ nội thương tăng 7,5% so với cùng kỳ; về ngoại thương thì ước tính kim ngạch xuất khẩu lại giảm 4,8% so với cùng kỳ, ước tính kim ngạch nhập khẩu tháng năm tăng 2,5% so với tháng 4. Về chỉ số giá tiêu dùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

CPI tháng 5 tăng 0,12% so với tháng trước và tăng 0,93% so với cùng kỳ. Về nông nghiệp, tình hình gieo trồng và thu hoạch lúa và hoa mầu toàn thành phố để tăng. Nhìn chung, tình hình kinh tế của thành phố Hà Nội trong 5 tháng đầu năm nay có những tăng trưởng tốt.

Tại tỉnh Vĩnh Phúc, quý I năm 2015 cũng có những chỉ số về kinh tế xã hội khá tốt. Các chỉ số kinh tế với các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đều tăng. Chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 3 tăng 0,27% so với tháng trước và tăng 0,26% so với cùng kỳ. Ngoài ra, một số các vấn đề xã hội cũng được tỉnh thực hiện khá tốt như giải quyết việc làm: quý I năm 2015 diễn ra 7 phiên giao dịch với tổng số 4000 vị trí tuyển dụng trên địa bàn tỉnh. Điều này cho thấy tỉnh hình kinh tế và xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc đầu năm 2015 là khá tốt.

4.2. Quan điểm, định hƣớng và mục tiêu hoàn thiện quản lý và sử dụng vốn ODA nhằm phát triển kết cấu hạ tầng ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020

4.2.1. Quan điểm

Kết cấu hạ tầng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển toàn diện cả về kinh tế lẫn xã hội của Tỉnh. Do đó, quan điểm phát triển kết cấu hạ tầng đã được lãnh đạo Tỉnh Thái Nguyên đưa ra đồng thời cùng với các chương trình phát triển toàn diện Tỉnh. Quan điểm đó như sau:

-

phương, lựa chọn những dự án quan trọng tạo sự đột phá và có sức lan toả lớn để ưu tiên tập trung đầu tư.

- Xây dựng chính sách ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư kể cả trong nước cũng như nước ngoài đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, đồng thời ưu tiên các nguồn vốn để đầu tư vào các công trình thiết yếu, quan trọng, khó huy động được từ các nguồn lực xã hội.

- Phát triển kết cấu hạ tầng là sự nghiệp chung, vừa là lợi ích vừa là nhiệm vụ của toàn xã hội, nên phải có trách nhiệm tham gia đóng góp của toàn dân và toàn xã hội; Nhà nước phải có cơ chế chính sách thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng thuận lợi để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng gắn với bảo vệ môi trường, tăng trưởng nhanh và ứng phó với biến đổi khí hậu.

4.2.2. Định hướng

Định hướng chung cho việc phát triển kết cấu hạ tầng Tỉnh được đưa ra như sau: - Xác định tính đồng bộ trong hệ thống

- Xác định các chỉ tiêu làm căn cứ để phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng tỉnh Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020.

Tỉnh Thái Nguyên cũng đưa ra những định hướng cụ thể cho từng lĩnh vực như sau:

- Hạ tầng giao thông:

Xây dựng đề án huy động vốn cho đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đến năm 2020, đảm bảo tính khả thi.

Rà soát, hoàn chỉnh quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến 2020.

Xây dựng những định hướng ưu tiên phát triển trong lĩnh vực giao thông - Hạ tầng năng lượng điện: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng đề án huy động vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng cung cấp điện đến năm 2020 đảm bảo tính khả thi

Rà soát, triển khai có hiệu quả quy hoạch phát

có chất lượng cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, đồng thời đảm bảo an toàn và giảm tổn thất điện năng.

Triển khai và thực hiện tốt chương trình cho các thôn, bản chưa có điện. . - Hạ tầng thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu:

Xây dựng đề án huy động vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng thuỷ lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu đến năm 2020, bảo đảm tính khả thi

Rà soát các quy hoạch phát triển hạ tầng thủy lợi, ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi kết hợp phòng, chống lũ ống, lũ quét ở khu vực miền núi, đảm bảo nguồn nước cho sản xuất công, nông nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Triển khai và thực hiện có hiệu quả chương trình đầu tư củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê sông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, các chương trình dự án nhiệm vụ theo kế hoạch hành động về ứng phó với biến đổi khí hậu

Tiếp tục cải tạo và nâng cấp các công trình thủy lợi hiện có nhằm phát huy tối đa công suất xây dựng. Tiếp tục hoàn thành chương trình kiên cố hóa kênh mương. Đồng thời đổi mới, hiện đại hoá hệ thống thuỷ lợi, nâng cao hệ số sử dụng công trình, đáp ứng nguồn nước cho sản xuất.

Tập trung đầu tư tăng cường xây dựng các công trình thủy lợi mới, xây dựng các công trình hồ chứa, đập tràn và kiên cố hóa kênh mương gắn với thực hiện các tiêu chí Quy hoạch nông thôn mới.

Huy động mọi nguồn lực tăng cường đầu tư cho thủy lợi nhằm nâng cao năng lực tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp; đảm bảo tưới tiêu ổn định cho khoảng trên 80% diện tích, trước hết cho lúa, rau đậu các loại. Chú trọng qui hoạch xây dựng thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản, trồng rau màu v.v. theo hướng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp.

Phối hợp tốt và tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư hoàn thành xây dựng đúng kế hoạch các công trình thuỷ lợi lớn có tính chất quyết định đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh.

- Hạ tầng cấp, thoát nước: Triển khai các chương trình cung cấp nước sạch cho khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Xây dựng các công trình cung cấp nước sạch có công suất vừa và nhỏ phù hợp với qui mô dân số tại các điểm dân cư.

Đến năm 2015: Đảm bảo cấp nước sạch (đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế) cho 95% dân số nông thôn và 100% dân số đô thị.

Đến năm 2020: có 100% dân số nông thôn và 100% dân số đô thị được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn quốc gia.

Đảm bảo trong các đô thị và khu công nghiệp tập trung có hệ thống thoát nước riêng (nước mưa, nước thải sinh hoạt và nước thải đô thị). Chỉ cho phép nước thải đô thị hòa chung vào mạng lưới thoát nước chung sau khi đã được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Hạ tầng đô thị: Lập quy hoạch phát tr

, thành phố, thị xã trong đó chú trọng nâng cấp và đổi mới thiết bị tại nhà máy nước Tích Lương, Sông Công, xây dựng mới nhà máy nước Nam Núi Cốc với công suất 100.000m3/ ngày đêm, đồng thời củng cố hệ thống ống dẫn và trạm tăng áp đẩy mạnh việc tiết kiệm, chống thất thoát và lãng phí.

Triển khai và hoàn chỉnh quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tại các đô thị, khu công nghiệp đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2050, tiếp tập trung hoàn thiện dự án Thoát nước và xử lý nước thải thành phố Thái Nguyên

Triển khai và hoàn chỉnh đồ án quy hoạch nghĩa trang trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, dự án Công viên nghĩa trang Ngân Hà Viên - thành phố Thái Nguyên....

- Hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp: Rà soát phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gắn quy hoạch phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp với quy hoạch các khu dân cư, điểm dân cư, trong đó ưu tiêu phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp dọc tuyến QL 3 và Đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước; tăng tỷ lệ lấp đầy trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong đó đặc biệt là thu hút đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao; Quan tâm phát triển cụm công nghiệp ở vùng nông thôn thu hút lao động tại chỗ, giảm số lao động tập trung về thành phố, thị xã.

-

, trung tâm thương mại có vai trò lưu chuyển, phân phối hàng hoá; Phát triển các loại hình trung tâm thương mại với qui mô nhỏ và vừa được phân bố trải rộng theo các huyện, thành phố, thị xã trong Tỉnh; Xây dựng đề án đầu tư phát triển hệ thống thương mại điện tử.

Xây dựng các siêu thị và trung tâm thương mại - dịch vụ tổng hợp tại các đô thị lớn. Hình thành hệ thống kho bãi, mạng lưới logistic theo hướng đồng bộ, hiện đại gắn kết với mạng lưới giao thông đối ngoại. Phát triển mạng lưới chợ theo quy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hoạch với đầy đủ các công trình thiết yếu. Hình thành và phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới khách sạn phục vụ phát triển du lịch.

- Hạ tầng thông tin: Xây dựng đề án huy động vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng thông tin đến năm 2020, đảm bảo tính khả thi; Rà soát và giám sát việc tổ chức triển khai các dự án đầu tư phát triển hệ thống bưu chính viễn thông; Tiếp tục rà soát, điều chỉnh bổ sung và xây dựng đề án ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác quản lý nhà nước; Xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống địa chính và cơ sở dữ liệu về đất đai, doanh nghiệp tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tiếp cận với chính sách và thông tin về đất đai; Phát triển và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ thông tin liên lạc với chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống.

Phát triển mạng lưới thông tin liên lạc, dịch vụ viễn thông và truyền thông trên địa bàn tỉnh nhằm tăng cường giao lưu thông tin, nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng xu thế hội nhập kinh tế.

Mở rộng, nâng cấp và hiện đại hoá mạng bưu chính viễn thông và thông tin truyền thông có dung lượng lớn, tốc độ cao, kết nối mạng với Thủ đô Hà Nội, các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng TD&MNPB, các địa phương trong nước và quốc tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện đại hoá hệ thống phân phối và truyền dẫn công nghệ cao và cáp quang trên địa bàn tỉnh, đến huyện, xã, trong đó ứng dụng công nghệ không dây tốc độ cao. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giao dịch dịch vụ và giao dịch thương mại điện tử, quản lý tài chính - ngân hàng, chuyển giao công nghệ, doanh nghiệp.

Đảm bảo duy trì mật độ điện thoại bình quân/100 dân luôn ở mức trên 100 máy. Tỷ lệ dân được truy cập internet đạt trên 50% năm 2015 và đến năm 2020 nhu cầu sử dụng internet của người dân được đáp ứng 95%.

- Hạ tầng giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ: Xây dựng đề án huy động vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng giáo dục và đào tạo đến năm 2020 đảm bảo tính khả thi; Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học, trang thiết bị

Một phần của tài liệu Quản lý và sử dụng vốn ODA nhằm phát triển kết cấu hạ tầng tỉnh Thái Nguyên (Trang 78)