Tăng cường năng lực các phòng chuyên môn thuộc các sở, ban ngành

Một phần của tài liệu Quản lý và sử dụng vốn ODA nhằm phát triển kết cấu hạ tầng tỉnh Thái Nguyên (Trang 93 - 96)

5. Bố cục của luận văn

4.3.8. Tăng cường năng lực các phòng chuyên môn thuộc các sở, ban ngành

liên quan

- Một số phòng chức năng cần xem xét tăng cường năng lực như phòng kinh tế đối ngoại, phòng thẩm định thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, các phòng thẩm định thuộc các sở Xây dựng, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và phát triển nông thôn… nhằm đẩy nhanh tiến độ công tác thẩm định phê duyệt báo cáo đầu tư, báo cáo đầu tư xây dựng công trình, thiết kế kỹ năng tổng dự toán của các công trình đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ODA. Xây dựng chức năng nhiệm vụ Phòng Kinh tế đối ngoại của Sở Kế hoạch và Đầu tư quản lý toàn diện về các dự án ODA, chủ trì tham mưu xây dựng và xúc tiến dự án, phân bổ vốn đối ứng đến thẩm định, theo dõi giám sát, đánh giá thực hiện dự án. Tránh hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm như hiện nay, khi sảy ra sai phạm thì không có cơ quan nào chịu trách nhiệm.

- Nên thành lập Trung tâm thẩm định chất lượng công trình xây dựng trực thuộc sở Xây dựng, được trang bị đầy đủ các thiết bị xây dựng và có đội ngũ cán bộ chuyện môn đủ năng lực để tiến hành tham gia giám sát, đánh giá chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống mạng thông tin của tỉnh đảm bảo kết nối các sở, ban ngành và các ban QLDA ODA nhằm xây dựng hệ thống thông tin báo cáo một các nhanh nhất, đầy đủ nhất.

4.3.9. Thiết lập cơ chế nguồn vốn đối ứng và tăng cường kiểm soát chất lượng công trình và đánh giá sau dự án

- UBND tỉnh cần có cơ chế linh hoạt hơn trong việc bố trí kế hoạch, cũng như việc điều chỉnh kế hoạch hàng năm cho nguồn vốn đối ứng với các dự án ODA

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phụ thuộc rất lớn vào thời gian của Hiệp định. Nếu việc xây dựng kế hoạch đòi hỏi phải có đủ điều kiện là báo cáo khả thi và tổng dự toán được phê duyệt và việc điều chỉnh kế hoạch vốn đối ứng cho dự án chỉ được thực hiện mỗi năm một lần thì sẽ gây rất nhiều khó khăn cho các dự án ODA. Các dự án đầu tư bằng nguồn vốn trong nước nếu kế hoạch chưa bố trí được thì có thể lùi lại năm sau hoặc năm sau nữa nhưng các dự án ODA thì không có nhiều cơ hội như thế, nhà tài trợ luôn ràng buộc việc giải ngân nguồn vốn ODA gắn với nguồn vốn đối ứng.

Nên đưa nhu cầu ngân sách của các dự án mới đang trong giai đoạn chuẩn bị vào khoản ngân sách dự phòng. Các nhu cầu ngân sách cho những dự án mới thường không nằm trong kế hoạch ngân sách, do việc kế hoạch ngân sách được phê duyệt vào tháng 7 hàng năm. Vấn đề này đặc biệt phổ biến đối với những dự án chưa được thiết lập hoặc chưa chuẩn bị kịp trước khi cơ cấu ngân sách được phê chuẩn. Đồng thời, cần xem xét việc phân bổ lại các khoản vốn không sử dụng giữa các bộ ngành, các tỉnh, thành phố, do việc không có khả năng chi hết khoản vốn kế hoạch đã cấp ở một số Bộ, ngành, địa phương.

- Những khía cạnh của việc giám sát chất lượng dự án cũng như chất lượng công trình đòi hỏi phải có sự quan tâm hơn nữa ngay từ giai đoạn đầu của chu kỳ dự án.

Hiện nay, hoạt động đấu thầu của dự án được quy định bởi luật Đấu thầu nhưng chưa có các Nghị định và Thông tư hướng dẫn mà vẫn đang còn thực hiện theo Nghị định 88/CP, 66/CP và chỉ tập trung vào khía cạnh kinh tế của đầu tư, chẳng hạn như việc khuyến khích sử dụng nhiều hơn các hàng hoá dịch vụ trong nước, nhưng chưa nhấn mạnh đến chất lượng của đầu tư. Các quy định về tiêu chuẩn chất lượng đối với các công trình xây dựng đã được công bố, song không có khung pháp lý nào để theo dõi nhằm đảm bảo chất lượng công trình trong và sau khi thực hiện dự án.

-Các sở, ngành và địa phương cần củng cố và hoàn thiện hơn nữa công tác tiêu chuẩn hoá mạng lưới và chất lượng dịch vụ. Đối với các dự án ODA, cần có những quy định nhằm đảm bảo khía cạnh kỹ thuật của công tác quản lý dự án. Chẳng hạn như việc chuẩn bị trước và có chỉ dẫn cụ thể về các hoạt động tác nghiệp cho các ban QLDA, những tiêu chuẩn cụ thể về thiết bị được lắp đặt, liên hệ và sử dụng có hiệu quả các tư vấn nước ngoài trong các dự án.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cần có sự tham gia của bên thứ ba của Việt Nam thực hiện lồng ghép trong chu kỳ quản lý dự án nhằm mục tiêu giám sát, kiểm tra chất lượng định kỳ của dự án. Các cơ quan chức năng như kiểm toán nhà nước, thanh tra có thể được tăng cường để giám sát dự án trong quá trình thực hiện cũng như sau khi hoàn thành.

-Việc thiết lập hệ thống theo dõi và đánh giá đối với các dự án đang thực hiện và đã hoàn thành nên được kết hợp trong chu kỳ dự án. Trên thực tế, hệ thống này sẽ cung cấp các thông tin phản hồi nội bộ giúp cho công tác quản lý tốt hơn và dự án thực hiện có hiệu quả hơn. Việc sử dụng lồng ghép giữa các nhà kiểm toán trong nước và quốc tế ở tất cả các dự án ODA là một trong những bước đi cụ thể phục vụ mục tiêu này.

Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối quản lý ODA của tỉnh nên xem xét việc thành lập một phòng với chức năng theo dõi và đánh giá dự án trong đó bao gồm một bộ phận chuyên trách theo dõi và đánh giá sau dự án. Bộ phận này có chức năng theo dõi định kỳ hoạt động của các ban QLDA và tình hình thực hiện dự án trên cơ sở các báo cáo của Ban UBND tỉnh và nhà tài trợ. Đây sẽ là đầu mối giải quyết các phát sinh trong mối quan hệ mật thiết giửa tỉnh với nhà tài trợ.

Nhiệm vụ cơ bản của bộ phận này là đánh giá toàn bộ các phương diện thực hiện và QLDA bao gồm các khoản chi tiêu, kế hoạch, phạm vi công việc, bối cảnh thể chế, hoạt động của các nhà thầu, tư vấn cũng như các cơ quan liên quan của tỉnh, hiệu quả hoạt động của dự án về các tác động kinh tế, tài chính, xã hội và môi trường.

- Tăng cường công tác theo dõi, giám sát và đánh giá:

Tăng cường công tác theo dõi, giám sát và đánh giá thông qua việc hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý và dữ liệu về tình hình thực hiện và giải ngân các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ở các cấp quản lý và các BQLDA theo quy định.

Nâng cao năng lực cán bộ, xây dựng và áp dụng các chế tài nhằm đảm bảo việc tuân thủ các quy định của pháp luật về theo dõi, giám sát và đánh giá việc quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi.

Tăng cường công tác theo dõi và giám sát cộng đồng thông qua việc hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, góp phần vào việc đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi, phòng chống thất thoát, lãng phí và tham nhũng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Quản lý và sử dụng vốn ODA nhằm phát triển kết cấu hạ tầng tỉnh Thái Nguyên (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)