Nhóm chỉ tiêu về những yếu tố tác động tới quản lý và sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Quản lý và sử dụng vốn ODA nhằm phát triển kết cấu hạ tầng tỉnh Thái Nguyên (Trang 42 - 46)

5. Bố cục của luận văn

2.4.2. Nhóm chỉ tiêu về những yếu tố tác động tới quản lý và sử dụng vốn

nhằm đầu tư phát triển KCHT ở tỉnh Thái Nguyên

Chủ dự án và các cơ quan quản lý Nhà nƣớc

Các điều kiện và điều

khoản cung cấp ODA Quản lý, sử dụng

vốn ODA nhằm phát triển KCHT

Ban quản lý dự án ODA

Quy hoạch phát triển KCHT của địa phƣơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 2.1: Mô hình các chỉ tiêu tác động tới quản lý và sử dụng vốn ODA nhằm phát triển KCHT ở tỉnh Thái Nguyên

Nguồn: Tác giả tự xây dựng

Một là, chủ dự án và các cơ quan quản lý Nhà nước: Là những người đóng

vai trò quản lý, quản lý Nhà nước trực tiếp dự án. Là người ban hành những quy định, phương án thực hiện, định hướng, chỉ đạo và giám sát quá trình thực hiện.

Đối với các dự án ODA, chủ dự án là các bộ ngành TW và UBND tỉnh và huyện, vì vậy đòi hỏi năng lực điều hành quản lý của các cơ quan chuyên môn giúp việc phải được tăng cường;

Đối với Bộ ngành TW và các Vụ thẩm định và các Vụ quản lý dự án của các chức năng như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải…;

Đối với thành phố trực thuộc TW, tỉnh đòi hỏi phải tăng cường năng lực các cơ quan chuyên môn như: Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Ban quản lý dự án;

Hai là, các điều kiện và điều khoản cung cấp ODA: bởi nguồn vốn ODA là

nguồn vốn được tài trợ từ các tổ chức quốc tế. Do đó, việc quản lý và sử dụng nó phải chịu tác động bởi các điều khoản, điều kiện của nhà tài trợ vốn. Hiện nay, các nhà tài trợ vốn ODA để tránh các rủi ro trong quá trình thực hiện dự án, họ đã đưa ra rất nhiều các điều khoản trong quá trình cung cấp vốn. Điều này đòi hỏi người quản lý và sử dụng vốn phải hoàn thiện được những điều khoản này. Để làm được điều đó, công tác quản lý và sử dụng vốn phải chặt chẽ, minh bạch và được giám sát cẩn thận.

Khi xem xét tính hợp lý trong việc thu hút và quản lý vốn ODA, chúng ta không thể tính tới các yếu tố nhà tài trợ đưa ra để áp dụng đối với từng nguồn tài trợ cụ thể, đó là các điều kiện và điều khoản cung cấp. Mức lãi xuất, thời hạn vay, thời hạn ân hạn cũng như các yếu tố ràng buộc (mua sắm hàng hoá thiết bị, dịch vụ tư vấn từ nước cung cấp vốn…) sẽ có tác động trực tiếp tới yếu tố ưu đãi của khoản vay và khả năng trả nợ. Nếu khoản vay ODA có quy định ràng buộc phải mua thiết bị từ phía nhà cung cấp ODA và trong thực tế phải chịu mức giá cao hơn so với giá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thị trường quốc tế 20% thì điều đó có nghĩa là yếu tố ưu đãi sẽ giảm đi 20%. Ngoài ra việc lựa chọn đồng tiền vay ODA cũng cần được xem xét một cách thận trọng bởi vì đồng tiền vay có liên quan trực tiếp tới tỷ giá hối đoái. Kinh nghiệm thực tế đã chỉ rõ “cái được coi là lợi ích của các khoản ODA cho vay với lãi suất thấp, thời hạn dài ngày hôm nay có thể không bù lại được cho những thiệt hại nặng nề do sự thay đổi bất lợi về tỷ giá hối đoái trong tương lai” nếu không có chính sách huy động và sử dụng thận trọng sẽ là nhân tố làm mất khả năng trả nợ.

Ba là, Ban quản lý dự án ODA: là người trực tiếp quản lý và sử dụng nguồn

vốn. Năng lực và sự linh hoạt của Ban quản lý dự án ảnh hưởng đến chất lượng của dự án. Ban quản lý dự án cũng là người chịu trách nhiệm cho quá trình thực hiện dự án.ơ cấu tổ chức và năng lực của các Ban quản lý dự án cũng có ảnh hưởng lớn đến tiến độ và hiệu quả các dự án sử dụng vốn ODA:

- Thứ nhất, hài hoà chính sách và thủ tục: Các Ban quản lý dự án vừa phải

tuân thủ theo các thủ tục của Chính phủ vừa phải tuân thu theo các thủ tục của nhà tài trợ trong khi thủ tục hai bên có nhiều khác biệt, thậm chí khác biệt về nguyên tắc, đặc biệt là thủ tục giải ngân, thủ tục xác định và chuẩn bị dự án… Việc đồng thời tuân thủ cả hai loại thủ tục là một khó khăn thực sự đối với nhiều ban quản lý dự án, nó làm tăng đáng kể khối lượng công việc phải xử lý, gây chậm trễ, ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án.

- Thứ hai, về tổ chức bộ máy các ban quản lý dự án: Cần lựa chọn mô hình

quản lý phù hợp với tính chất và quy mô dự án và tiến trình phân cấp quản lý hiện nay. Bộ máy ban quản lý phải tinh gọn, chủ đầu tư là các đơn vị trực tiếp hưởng lợi có chuyên môn quản lý. Đối với các dự án do tỉnh làm chủ đầu tư đòi hỏi phải có sự phân cấp mạnh cho các huyện, xã.

- Thứ ba, các hướng dẫn tác nghiệp: Bao gồm các hướng dẫn có hệ thống và

dễ hiểu về quá trình tác nghiệp đòi hỏi trình độ chuyên môn nhất định như quá trình lập kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu, đàm phán ký hợp đồng, quản lý chất lượng, quá trình tuyển chọn tư vấn trong nước và quốc tế, soạn thảo quy chế hoạt động, chức năng nhiệm vụ, sổ tay hướng dẫn…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Thư tư, năng lực của ban quản lý dự án và vấn đề đào tạo tập huấn chuyên

môn nghiệp vụ: Đối với các địa phương năng lực cán bộ quản lý Nhà nước có chuyên môn và thông thạo ngoại ngữ vẫn còn ít, trong khi công việc quản lý thực hiện dự án đòi hỏi chuyên môn, kinh nghiệm và thông thạo ngoại ngữ đối với một số vị trí theo yêu cầu của nhà tài trợ. Vì vậy, công tác tuyển chọn và đào tạo tập huấn đóng vai trò hết sức quan trọng, trong đó cần tập trung một số lĩnh vực…; việc tuyển chọn cán bộ cho ban quản lý dự án chưa có quy định rõ ràng về yêu cầu thi tuyển cũng như trình độ chuyên môn hiện nay do các giám đốc hoặc trưởng ban quản lý dự án trực tiếp ký hợp đồng tuyển chọn.

- Thứ năm, kinh phí hoạt động: Các ban quản lý hầu như đều gặp tình trạng

thiếu ngân sách hoạt động, đặc biệt là nguồn vốn đối ứng của Chính phủ, tỉnh, huyện và cơ cấu phân bổ ngân sách chưa hợp lý. Ngoài ra, vấn đề lương và các khoản phụ cấp cũng có tác động không nhỏ tới việc quản lý dự án. Việc quản lý con người và chế độ quản lý cán bộ chưa có quy định cụ thể đối với Ban quản lý dự án. Ban quản lý dự án trực thuộc cơ quan nào? Cán bộ ban quản lý dự án (thường sau 4 -5 năm) sẽ đi đâu về đâu? đấy là những vấn đề khó khăn cho Ban quản lý thu hút được người có năng lực vào làm việc.

Bốn là, quy hoạch phát triển KCHT của địa phương: các dự án KCHT phụ

thuộc rất nhiều tới địa điểm, vị trí của dự án. Nó cũng ảnh hưởng rất lớn tới tất cả các lĩnh vực như kinh tế, xã hội, văn hóa không chỉ hiện tại mà trong cả tương lai của địa phương đó. Do đó, việc quy hoạch phát triển KCHT không chỉ tác động đến chất lượng việc thực hiện dự án mà còn chất lượng của dự án khi được đưa vào khai thác trong tương lai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA

NHẰM PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN, GIAI ĐOẠN 2011- 2014

Một phần của tài liệu Quản lý và sử dụng vốn ODA nhằm phát triển kết cấu hạ tầng tỉnh Thái Nguyên (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)