Nội dung của quản lý và sử dụng vốn ODA nhằm phát triển kết cấu hạ tầng

Một phần của tài liệu Quản lý và sử dụng vốn ODA nhằm phát triển kết cấu hạ tầng tỉnh Thái Nguyên (Trang 25 - 30)

5. Bố cục của luận văn

1.1.5. Nội dung của quản lý và sử dụng vốn ODA nhằm phát triển kết cấu hạ tầng

Đây là hai khâu quan trọng trong cả giai đoạn từ huy động (vận động) đến hình thành các dự án ODA, đánh giá dự án, kết thúc vòng đời của các dự án ODA nhằm phát triển KCHT. Trong đó, quản lý vốn ODA là quá trình chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý (gồm nhân lực, bộ máy và các dự án ODA) thông qua các công cụ quản lý (cơ chế chính sách, thể chế, cam kết, hiệp định giữa các bên...) nhằm đạt được mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng ở nước sở tại trong từng giai đoạn theo cam kết của các bên hỗ trợ và tiếp nhận vốn ODA. Mặt khác, sử dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vốn ODA là quá trình hình thành các dự án ODA, vận hành các dự án ODA từ khâu nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi, vận hành hoạt động của dự án, đánh giá kết quả và hiệu quả của dự án đến khi hình thành các dự án ODA mới.

Như vậy, có thể tách quản lý và sử dụng vốn ODA thành hai khâu của cả quá trình thực hiện hoạt động ODA giữa các quốc gia (nước chủ nhà và nước sở tại).

1.1.5.1.Quy hoạch đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng bằng vốn ODA

Trước khi thực hiện bất kỳ công việc nào liên quan tới việc phát triển KCHT thì cần phải quy hoạch việc đầu tư phát triển KCHT. Quy hoạch đầu tư phát triển KCHT nhằm đáp ứng một số yêu cầu sau:

- Quy hoạch KCHT của địa phương đồng bộ với sự quy hoạch phát triển KCHT, với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó.

- Quy hoạch KCHT phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tận dụng tối đa được các lợi thế của địa phương đó.

- Quy hoạch hợp lý sẽ tạo sự hấp dẫn để thu hút đầu tư từ các nguồn vốn ODA của các quốc gia, tổ chức quốc tế.

- Xây dựng KCHT địa phương văn minh, hiện đại, tạo cơ sở phát triển các lĩnh vực như kinh tế, xã hội của địa phương trong tương lai. Tạo điều kiện phát triển đời sống cho người dân.

Công tác triển khai thực hiện quy hoạch gồm có những hoạt động sau: - Công tác quán triệt, phổ biến tuyên truyền quy hoạch:

Việc quán triệt, phổ biến quy hoạch phát triển KCHT tới toàn thể các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước để xác định rõ tính chất trọng điểm của phát triển kết cấu hạ tầng của tỉnh theo Quy hoạch nhằm hình thành tư duy và nhận thức phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo điều hành, xây dựng thể chế, chính sách, môi trường hấp dẫn thu hút và huy động tối đa nguồn lực.

Sử dụng đa dạng các hình thức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, công bố quy hoạch trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các hoạt động Xúc tiến đầu tư, Xúc tiến thương mại và hoạt động chuyên môn của các cơ quan chức năng tới những nhà đầu tư. Nhằm định hình tốt công tác xác định xu hướng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trọng điểm, thực hiện tốt công tác thu hút đầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tư từ các nguồn lực trong và ngoài nước, phát triển kết cấu hạ tầng trọng điểm của địa phương theo quy hoạch.

- Công tác đảm bảo triển khai quy hoạch: các quy hoạch phát triển KCHT phải đảm bảo tính nhất quán trong định hướng phát triển theo quy hoạch của Bộ Công Thương và Kế hoạch triển khai thực hiện của UBND tỉnh, giao các Sở, ngành chức năng.

- Công tác xây dựng cơ chế chính sách, thu hút đầu tư: các dự án phát triển KCHT là dự án trọng điểm được triển khai thực hiện trong thời gian dài và có tổng nguồn vốn đầu tư rất lớn. Việc phát triển các hạng mục này cần phải được khuyến khích, thu hút và động viên mọi nguồn vốn xã hội, trong đó vai trò của doanh nghiệp, thương nhân và nhà đầu tư đến từ trong và ngoài nước là hết sức quan trọng, góp phần đảm bảo hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng theo quy hoạch. Bên cạnh các yếu tố lợi thế về địa lý, thị trường, vai trò của các chính sách đồng bộ, nhất quán về ưu đãi và thu hút đầu tư, môi trường đầu tư hấp dẫn sẽ đảm bảo được công tác thu hút đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng quan trọng này.

- Công tác hỗ trợ đầu tư: Đây là hoạt động thể hiện cụ thể sự quan tâm của địa phương trong việc thực thi các chính sách thu hút đầu tư đã được ban hành thông qua sự chỉ đạo điều hành của ban lãnh đạo các cấp địa phương trong việc phối hợp, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư trong quá trình đầu tư cụ thể với các hạng mục công trình.

1.1.5.2. Huy động các nguồn lực cho phát triển kết cấu hạ tầng bằng vốn ODA

Công tác huy động các nguồn lực cho phát triển KCHT là một trong những công tác vô cùng quan trọng. Cùng với tổ chức triển khai các hoạt động đầu tư, huy động nguồn lực nhằm biến các ý tưởng của quy hoạch trở thành hiện thực.

Nguồn lực cho đầu tư phát triển KCHT có nhiều loại: đất đai; nguồn nhân lực và nguồn vốn là những yếu tố để triển khai các hoạt động xây dựng các KCHT.

Tại những nước đang phát triển như nước ta, việc huy động vốn để đầu tư những dự án lớn như các dự án phát triển KCHT bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước là vô cùng khó khăn. Do đó, phương án huy động vốn từ các doanh nghiệp, tổ chức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trong và ngoài nước, các quốc gia phát triển là phương án tối ưu. Nhà nước chỉ đóng vai trò là người ban hành các cơ chế, chính sách để duy trì môi trường đầu tư thuận lợi, tạo điều kiện và khuyến khích nhiều thành phần trong xã hội tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là thành phần kinh tế tư nhân.

Việc huy động các nguồn lực khác cũng được Nhà nước thực hiện bằng cách huy động tối đa nguồn lực trong xã hội. Như việc vận động người dân tăng đất để thực hiện dự án hay quyên góp ngày công lao động,... Thực tế là người dân ở nhiều địa phương đã rất tích cực đóng góp công sức và nguồn lực của mình cho việc phát triển KCHT ở địa phương nhờ công tác tuyên truyền hiệu quả của chính quyền địa phương.

1.1.5.3. Quản lý thực hiện phát triển kết cấu hạ tầng bằng vốn ODA

- Tổ chức quản lý thực hiện dự án: mô tả nhiệm vụ, vai trò và trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan trong việc thực hiện dự án, cho từng hoạt động. Nếu trách nhiệm chồng chéo phải nêu rõ cơ chế xử lý những mâu thuẫn có thể nảy sinh do trách nhiệm chồng chéo. Phải cân nhắc xem dự án có đủ nguồn nhân lực và tài chính, kinh nghiệm và năng lực cần thiết để thực hiện tốt các hoạt động dự kiến trong dự án hay không. Nếu không, cần nêu rõ các biện pháp khắc phục.

- Quản lý nhân sự cho dự án: xác định cơ quan nào sẽ tham gia thực hiện dự án và cách tiếp cận sử dụng để huy động tất cả các cơ quan liên quan tham gia dự án. Mô tả sơ bộ về bộ máy tổ chức của đơn vị dự kiến sẽ chịu trách nhiệm thực hiện dự án trực thuộc chủ đầu tư hoặc đơn vị được giao làm ban quản lý dự án. Bản quy định chức năng nhiệm vụ chi tiết cho các vị trí then chốt trong dự án và giữa họ với cơ quan vận hành dự án.

Việc bố trí nhân sự cho vị trí then chốt trong giai đoạn chuẩn bị dự án để bảo đảm tính liên tục tối đa từ lúc chuẩn bị tới khi thực hiện dự án. Để triển khai sự án cần sớm bổ nhiệm các cán bộ then chốt và đào tạo họ trước khi khởi động dự án.

- Làm rõ vai trò của các bên liên quan như nhà thầu, nhà tư vấn, các tổ chức và những người tham gia thực hiện dự án.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Quản lý tài chính cho dự án: đó là công tác quản lý các dòng tiền trong quá trình thực hiện dự án. Đảm bảo quá trình giải ngân, các khoản vốn đối ứng phải đúng thời hạn và sẵn sàng để không ảnh hưởng tới tiến trình thực hiện dự án.

1.1.5.4. Tổ chức quản lý, vận hành, khai thác các công trình kết cấu hạ tầng được sử dụng vốn ODA

Thông thường người ta nghĩ chỉ cần hoàn thành dự án là coi như đã thực hiện xong dự án nhưng thực tế phải sau khi công trình KCHT đó đi vào vận hành, khai thác ổn định mới được gọi là hoàn thành dự án. Do đó công tác quản lý và sử dụng vốn ODA cho các dự án phát triển KCHT vẫn phải tiếp tục cho tới khi dự án được đưa vào sử dụng ổn định.

Việc vận hành, khai thác các công trình KCHT nhằm xem xét kết quả thực hiện dự án có hiệu quả như mục tiêu đề ra hay không. Nếu có vấn đề chưa tốt cần khắc phục thì kịp thời khắc phục, đảm bảo kết quả tốt nhất cho các công trình này.Các công trình KCHT sau khi xây dựng xong cần phải được tổ chức vận hành khai thác và thường xuyên duy tu, bảo dưỡng. Tất cả các nội dung từ quy hoạch đến huy động các nguồn lực, đến tổ chức xây dung được triển khai tốt, nhưng đến khâu tổ chức khai thác thực hiện không tốt thì quá trình đầu tư phát triển KCHT cũng không đạt được mục đích như mong muốn.

1.1.5.5. Quy trình đánh giá kết quả phát triển kết cấu hạ tầng bằng vốn ODA

Đánh giá chương trình, dự án gồm các hoạt động định kỳ, xem xét toàn diện, có hệ thống và khách quan về tính phù hợp, hiệu quả, hiệu suất, tác động và mức độ bền vững của chương trình, dự án để có những điều chỉnh cần thiết và rút ra những bài học kinh nghiệm áp dụng cho giai đoạn thực hiện tiếp theo và các chương trình, dự án khác.

Các giai đoạn đánh giá có thể bao gồm:

- Đánh giá ban đầu: tiến hành ngay sau khi bắt đầu thực hiện chương trình, dự án nhằm xem xét những thay đổi trên thực tế so với văn kiện chương trình, dự án đã được phê duyệt để có biện pháp xử lý.

- Đánh giá giữa kỳ: tiến hành vào giữa thời gian thực hiện chương trình, dự án nhằm xem xét tình hình thực hiện đến thời điểm đánh giá để có các điều chỉnh cần thiết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Đánh giá kết thúc: tiến hành ngay sau kết thúc thực hiện chương trình, dự án để xem xét toàn bộ quá trình thực hiện, làm cơ sở để lập báo cáo kết thúc chương trình, dự án.

- Đánh giá tác động: tiến hành trong vòng ba năm kể từ ngày đưa chương trình, dự án vào khai thác, sử dụng để xem xét hiệu quả, tính bền vững và các tác động so với mục tiêu đặt ra ban đầu của chương trình, dự án.

Để đảm bảo tính khách quan, minh bạch, công tác đánh giá phải được tiến hành bởi chuyên gia hoặc nhóm chuyên gia, tư vấn độc lập được thuê tuyển theo các quy định hiện hành, có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cần thiết. Chủ dự án phải phối hợp với nhà tài trợ xác định thời gian và kinh phí cho công tác đánh giá ngay từ giai đoạn xây dựng văn kiện chương trình, dự án.

Kế hoạch thực hiện công tác đánh giá phải được xây dựng trong văn kiện chương trình, dự án và phải phù hợp với tính chất của chương trình, dự án. Cần phải tiến hành đánh giá dự án như sau:

- Đánh giá có đạt được mục tiêu, mục đích đề ra không?

- Dự án đã góp phần tăng trưởng kinh tế -xã hội cho địa phương, mức độ đóng góp là bao nhiêu?

- Hiệu quả của việc xây dựng dự án tác động đến những đối tượng nào và có đúng đối tượng được hưởng lợi không?

- Những bài học kinh nghiệm nào cần rút ra từ dự án?

Một phần của tài liệu Quản lý và sử dụng vốn ODA nhằm phát triển kết cấu hạ tầng tỉnh Thái Nguyên (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)